*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc. Chẳng qua là bởi vì rắc rối dan díu giữa công chúa Hi Bình và Bích Sơn Quân quá ồn ào nên mọi người tạm thời lãng quên mà thôi.
Tuy rằng đứa bé kia đã bị đưa đi khỏi Kinh Triệu, nhưng phủ Lâm Xuyên Hẩu và Đường Thủ Tĩnh vẫn bị giám sát ngự sử buộc tội, bởi vậy Đường Thủ Tĩnh bị tước bỏ tư cách làm quan nhờ ông cha có công với triều đình.
Nghe đâu, sau đó thì tinh thần Đường Thủ Tĩnh có phần sa sút, hơn nữa còn giận lây sang cả người vợ mới cưới, nên đối xử với nàng ta hết sức lạnh nhạt.
Người vợ mới cưới của Đường Thủ Tĩnh chính là con gái dòng chính của Diệp An Thái.
Sau khi Diệp An Thái trở về3Kinh Triệu, ông ta sẽ trở thành chỗ dựa của Diệp Thân sao? Diệp Tuy không rõ lắm, cũng chẳng mấy bận tâm, chỉ cần Diệp Thân không động đến nàng thì nàng sẽ không để ý.
Uông Ấn cố ý nhắc đến chuyện Diệp An Thái về kinh nhậm chức đương nhiên là vì nguyên nhân quan trọng khác.
“Hiện tại nhà họ Diệp nhiều người thuộc dòng chính làm quan tại Kinh Triệu, e là Diệp Tam gia sẽ phải đi xa.” Diệp Tuy thoáng sửng sốt rồi hiểu ra ngay tức khắc.
Ban đầu chỉ có ông nội và cha nàng nhậm chức ở Kinh Triệu, hiện giờ Đại bá cũng thuyên chuyển về đây, nếu cộng thêm anh họ Diệp Hướng Đĩnh làm trong Quân Khí Giám thì dòng chính của nhà họ Diệp đã có2tận bốn người nhậm chức ở Kinh Triệu.
Việc này là điều hiếm thấy, kể cả đối với nhà danh gia vọng tộc.
Vì thể diện của nhà họ Diệp và để tạo uy phong cho chính mình, Diệp An Thái nhất định sẽ gây áp lực với phủ Lâm Xuyên Hầu trước tiên.
Diệp Tuy thấy Uống Ấn nhắc đến phủ Lâm Xuyên Hầu liền nhớ ngay đến Diệp Thân.
Sau ngày lại mặt hôm đó, nàng chưa gặp lại và cũng không để ý đến tình hình của nàng ta.
Chuyện hoa khôi kỹ viện và người con trai cả do thiếp thất sinh ra chắc hẳn đã là đả kích rất lớn, là bài học sâu sắc đối với Diệp Thân.
Ở kiếp trước, Diệp Thân là điềm lành may mắn của Đường Thủ Tĩnh, nhưng kiếp này không3còn như vậy nữa.
Nhà họ Diệp chỉ là một gia tộc quyền quý bình thường nên không gánh nổi thế lực quan trường nặng nề đến vậy, hoàng thượng cũng sẽ không ban ân sủng to lớn như thế.
Suy đoán của Uông Ấn nhanh chóng trở thành sự thật.
Nửa tháng sau, Diệp An Thể nhận được lệnh thuyên chuyển của Lại Bộ, điều đi làm tư mã* Sóc Châu ở Hà Đông.
(*) Tư mã: chức quan thời xưa của Trung Quốc, chuyên quản lý các quan viên quản ngựa, là chức vụ rất quan trọng trong quân đội.
Tư mã Sóc Châu là chức quan trên lục phẩm, cao hơn nửa bậc so với chức quan giám thừa Thiếu Phủ Giám trước đây của ông.
Suy đoán của Uông Ấn nhanh chóng trở thành sự thật.
Nửa tháng sau,9Diệp An Thể nhận được lệnh thuyên chuyển của Lại Bộ, điều đi làm tư mã* Sóc Châu ở Hà Đông.
(*) Tư mã: chức quan thời xưa của Trung Quốc, chuyên quản lý các quan viên quản ngựa, là chức
vụ rất quan trọng trong quân đội.
Tư mã Sóc Châu là chức quan trên lục phẩm, cao hơn nửa bậc so với chức quan giám thừa Thiếu Phủ Giám trước đây của ông.
Chỉ thằng nửa bậc, còn làm quan ở nơi khác.
Theo quan điểm của rất nhiều người, lần thuyên chuyển này của Diệp An Thế quả thực không tính là thăng chức.
Nhất là khi Diệp An Thể là cha vợ của đốc chủ Đề Xưởng.
Do đó, quan viên Lại Bộ còn dè dặt hỏi ý của Uống Ấn, cân nhắc xem có cần cho Diệp An3Thể chức quan cao hơn không.
Chức quan thấp thế này, quan viên Lại Bộ có thể tự quyết.
Nhưng nếu nhờ vậy mà được lòng Uông đốc chủ thì lời không gì bằng.
Song, Uông Ấn lại lắc đầu tỏ ý không cần.
Việc dùng người thân hay dùng người tài đức, từ trước đến giờ luôn là thử thách với người làm quan.
Hắn không thích và cũng không muốn mình ảnh hưởng tới chuyện thuyên chuyển của Diệp An Thể.
Lại Bộ tất nhiên đã có suy xét, thấy chúc quan phù hợp với năng lực và lí lịch của Diệp An Thế, mới quyết định chuyển ông làm tư mã Sóc Châu cấp lục phẩm.
Nếu Diệp An Thể đủ bản lĩnh và nhanh nhạy linh hoạt thì vẫn có thể lập được thành tựu trong vị trí mới này, con đường làm quan về sau sẽ hanh thông.
Theo Uông Ấn thấy, việc này thật ra là một cơ hội rèn luyện hiếm có.
Diệp An Thể sau khi thi cử xong ra làm quan, đầu tiên giữ chức vụ ở Bí Thư Tỉnh”, sau đó tới giờ giữ chức giám thừa Thiếu Phủ ở Kinh Triệu.
(*) Bí Thư Tỉnh là cơ quan chuyên quản lý văn thư của quốc gia trong thời phong kiến.
Vào cuối thời Đông Hán được thành lập với tên Bí Thư Giám, đến thời Nam Bắc triều được thăng thành Bí Thư Tỉnh, đến đời nhà Kim lại hạ xuống thành Bí Thư Giám, đến thời nhà Minh thì hủy bỏ, thời gian kéo dài đến 1200 năm.
Kì thực, Diệp An Thế cũng tính là không có kinh nghiệm quan trường.
Ông được tiếng thanh quan vì lên tiếng nói đỡ cho Khúc Công Độ, nhưng nếu muốn thăng từ cấp tứ phẩm trở lên, thanh liêm không thì không đủ, nhất định phải có kinh nghiệm quan trường và năng lực làm việc tương xứng.
Làm quan viên địa phương là cơ hội trải nghiệm sâu sắc nhất và trưởng thành nhanh nhất.
Nếu nói triều đình ở Kinh Triệu là một đầm nước sâu thì chốn quan trường địa phương chính là một vũng bùn.
Diệp An Thế có thể vẫy vùng nơi biển sâu hay không, còn phải xem ông chịu được vũng bùn không đã.
Có lẽ lần này Diệp An Thể đi xa sẽ nhận được không ít bài học quý giá.