Bùi Thời Khởi nói đi tìm thầy lang giải cổ dĩ nhiên chỉ là nói đùa, sự thật là cậu đói bụng, muốn tìm cái cớ để về nhà ăn cơm sớm thôi.
Bởi vì hồi bé, Bùi Đại Vương cùng đám huynh đệ tác oai tác quái ở thủ đô, làm náo loạn từ nhà trẻ cho đến trường tiểu học khiến tiếng than khóc thấu trời, hơn nữa mẹ cậu có thân phận đặc biệt, để bảo vệ sự riêng tư và bảo đảm an toàn của con trai nên khi cậu lên cấp hai, người nhà đã chuyển cậu về quê ngoại đi học.
Sau khi về hưu, bà cô của Bùi Thời Khởi đã chuyển về thành phố này để dưỡng lão và tận hưởng cuộc sống, biết tin thì vô cùng vui vẻ, không cần nhờ đã chủ động đòi chăm sóc cháu trai. Bà không có con cái, ba đời nhà họ Bùi cũng khá thưa con, bây giờ chỉ có mình Bùi Thời Khởi là cháu độc đinh.
Từ bé, Bùi Thời Khởi luôn hy vọng bố mẹ sẽ sinh cho mình đứa em để thay cậu gánh vác “tổ nghiệp nhà họ Bùi” mà ông nội trăn trối trước lúc lâm chung. Song, vì muốn giữ dáng nên mẹ cậu đã nhẫn tâm từ chối cậu. Do đó, Thập Thất bé bỏng không tiếc lời trù ẻo chính mình:
“Sao bố mẹ không biết phòng ngừa gì hết vậy? Nhỡ một ngày nào đó con xảy ra chuyện gì thì gia nghiệp của nhà họ Bùi biết tính làm sao?”
Bố cậu đang xem bài thi Ngữ văn đạt bảy mươi sáu điểm của cậu, nghe vậy thì ngẩng đầu, hờ hững nói:
“Bùi Thời Khởi, năm nay con mười tuổi, lớn rồi đấy, Tư Mã Quang sáu bảy tuổi đã biết đập vạc(1), còn con thì sao, ngay cả tiếng mẹ đẻ cũng nói không sõi. Cho dù con không xảy ra chuyện gì, bố cũng không giao gia nghiệp to lớn của nhà họ Bùi cho con đâu.”
Như vậy có thể thấy được dốt văn là nỗi bi đát to lớn đến mức nào, tranh luận với người ta không chỉ phải suy nghĩ luận điểm thích hợp mà trước khi nói còn phải nghĩ xem mình phát âm đúng hay sai.
(1) Tư Mã Quang là nhà sử học nổi tiếng của Trung Quốc vào thời Tống. Hồi bé, khi đang chơi trốn tìm cùng các bạn, có một bạn bị ngã vào vạc nước cao hơn thân người của trẻ con. Trong lúc các bạn hoảng hốt và người bạn bị rơi vào vạc liên tục kêu cứu, Tư Mã Quang đã dùng hòn đá to đập vỡ chiếc vạc để cứu bạn.
Tất nhiên đó chỉ là những suy nghĩ non nớt hồi tấm bé của Bùi Thời Khởi.
Từ sân bóng về nhà, bác giúp việc đã nấu cơm xong, một bàn đầy thức ăn, thịnh soạn hệt như ăn Tết: thịt kho tàu, sườn xào chua ngọt, cánh gà sốt coca, thịt dê xào hành tây, ở giữa bàn còn bày thố phật nhảy tường.
Thiếu niên kéo ghế ngồi xuống.
“Bà cô của cháu ơi, hôm nay bà gặp chuyện gì vui mà đại khai sát giới thế này?”
“Phỉ phui cái mồm, ăn nói lung tung.”
Bà cô Bùi hằng năm đều đi lễ Phật trừng Bùi Thời Khởi, múc cho cậu chén canh:
“Ngày mai bà đi Campuchia, bác La của cháu cũng đi theo, vì vậy trong một tuần kế tiếp, cháu phải tự lo ăn uống.”
“Bà đi Campuchia làm gì?”
“Sao? Bà cô của cháu lớn thế này rồi, chẳng lẽ không được vòng quanh thế giới tận hưởng cuộc sống?”
“Được chứ, tất nhiên là được rồi.” Bùi Thời Khởi lẳng lặng vứt táo đỏ ra khỏi chén canh, “Vậy bác La cũng đi du lịch với bà ạ?”
“Con của bác La đang làm việc bên đó, nhân dịp này sang thăm luôn.”
“Ồ, cho nên đây là bữa cơm cuối cùng.”
“Phỉ phui cái mồm, cái thằng này, mồm miệng xui xẻo quá, mau ngậm mồm ăn cơm đi.”
Thiếu niên biết điều giơ ngón tay cái.
Bà cô Bùi nhìn chén canh trong suốt, thấy là lạ: “Táo đỏ của cháu đâu? Bà mới múc cho cháu mấy quả mà, cháu vứt rồi đúng không?”
“Không có.” Cậu thuần thục đá cái thùng rác xuống gầm bàn, “Cháu ăn hết rồi.”
“Vậy thì được, bà nói cháu nghe, táo đỏ bổ máu, nâng cao hệ miễn dịch, thỉnh thoảng ăn vài quả không có hại gì với cháu đâu.”
Đối phương gật đầu qua loa: “Vâng vâng vâng, dạ dạ dạ, cháu biết rồi biết rồi.”
“…”
Ăn được một nửa, bà cô Bùi lại thấy kỳ lạ. Bà nhìn thiếu niên không ngừng đưa ớt chuông vào miệng, ngạc nhiên nói: “Hôm nay cháu sao thế? Bình thường ghét ớt chuông nhất mà.”
Bùi Thời Khởi hoàn hồn, cảm nhận được mùi vị kỳ quặc trong cổ họng liền lập tức nhổ ra phì phì: “Mẹ… tui ơi, gớm quá.”
Trước mặt bà cô, ngay cả bố cậu cũng không dám chửi bậy.
Bà cô Bùi buồn cười: “Gặp chuyện gì mà ăn cơm cũng ngẩn ngơ thế?”
“Không có gì đâu ạ.”
“Cháu là do bà nuôi lớn, có chuyện hay không chẳng lẽ bà còn chưa nhìn ra. Mau nói đi, có khi bà còn giúp cháu nghĩ cách đấy.”
Thiếu niên cân nhắc từ ngữ: “Bà cô ơi.”
“Ơi?”
“Cháu kể bà nghe một câu chuyện nhé?”
Bà cô Bùi tỏ vẻ rửa tai lắng nghe.
“Rất lâu trước đây, ở một vùng biển mênh mông bất tận có một con Cá Voi cao quý hung mãnh và một con Cá Mập vừa xảo trá vừa yếu ớt. Một ngày nọ, Cá Mập và Cá Voi đánh nhau, sau đó…”
“Khoan đã.” Bà cô hào hứng cắt ngang cậu, “Nếu Cá Voi hung mãnh và Cá Mập yếu đuối thì sao chúng lại đánh nhau?”
“Vì Cá Mập rất xảo trá.”
“Ừ rồi, cháu kể tiếp đi.”
“Sau đó… Tóm lại là đánh nhau, nguyên nhân đánh nhau là vì ai cũng cho rằng mình đúng. Nhưng chuyện này rất kỳ lạ đúng không bà cô, Cá Voi cao quý mà lại đi so đo với