- về mặt đặc tính của hành tinh, đầu tiên phải kể đến đặc tính vật lý của mặt trăng. mặt trăng có hình dạng elip, trọng lực xấp xỉ 1/6 so với trái đất. cấu trúc 3 lớp theo thứ tự từ trong ra ngoài bao gồm: lõi, lớp phủ và lớp vỏ.
lõi của mặt trăng gồm phần tâm rắn chắc chiếm khoảng 40% thể tích, và phần lõi ngoài nóng chảy chiếm khoảng 60% thể tích. bao quanh lõi là lớp phủ bị nóng chảy một phần tạo ra đại dương dung nham, nằm ngoài cùng là lớp chứa các nguyên tố nhẹ hơn, nổi lên tạo thành lớp vỏ bao phủ bề mặt toàn cầu.
các nguyên tố chính là silic, nhôm, canxi, sắt, magie, titan, natri, kali hầu hết đều tồn tại dưới dạng hợp chất với oxy "oxit" trong các mỏ quặng giàu có. không chỉ vậy, tài nguyên đáng được quan tâm nhất chính là đất hiếm, trữ lượng so với trái đất không thua kém bao nhiêu. đây chính là nguồn bổ sung cực kỳ thiết yếu đối với sự bùng nổ công nghệ của nhân loại, bởi vì đất hiếm là tài nguyên không thể thiếu trong các ngành công nghệ cao, dùng để làm vật liệu siêu dẫn, vật liệu phát quang, cảm biến tên lửa, radar, motor, thiết bị âm thanh ...
tiếp theo là bề mặt mặt trăng bao gồm rất nhiều các hố lớn nhỏ là hậu quả của các đợt va chạm từ tiểu hành tinh hoặc sao chổi trong quá khứ.
quan trọng nhất có lẽ là sự hiện diện của nước trên hành tinh này. có thể khẳng định, nước dạng lỏng không tồn tại trên bề mặt mặt trăng. dưới điều kiện lớp khí quyển cực mỏng không có khả năng chống lại bức xạ mặt trời, nước sẽ bị phân ly thành các hydro và oxy, thậm chí ngay cả nước ngậm trong đất đá cũng bị giải hấp bởi tia cực tím. tuy nhiên, có sự tồn tại của nước ở dạng băng ở các hố va chạm lạnh lẽo và luôn bị khuất trong bóng tối ở hai cực. trục quay của mặt trăng đã ổn định trong vài tỷ năm trở lại đây và ở hai cực có những hố không nhận được ánh sáng mặt trời trong suốt thời gian này, nên mới có khả năng tồn trữ băng, tổng lượng nước ở các hố này vào khoảng hàng 100 tỷ tấn, tuy so với 1,4 tỷ tỷ tấn nước trên trái đất là không đáng kể, nhưng như vậy đã là rất đáng quý. nguồn gốc của nước ở hành tinh này xuất phát từ các vụ va chạm của sao chổi mang tới hoặc thoát ra từ các tầng đá của lớp vỏ. đây là điểm mấu chốt nhất, ảnh hưởng tối quan trọng đến kế hoạch định cư trên mặt trăng của con người. mặc dù chúng ta có thể vận chuyển nước từ trái đất tới đây, nhưng chi phí chắc chắn là một con số khổng lồ, làm được nhất thời, khó làm được mãi mãi.
khí quyển mặt trăng là rất loãng, loãng đến nỗi các hạt khí gần như không va chạm với nhau, giống tầng ngoài khí quyển trái đất. mật độ hạt khí quyển mặt trăng đo được khoảng 107 hạt/cm3 vào ban ngày và cỡ 105 hạt/cm3 vào ban đêm, gần như chân không khi so với khí quyển trái đất "1019 hạt/cm3". các nguyên tố trong khí quyển bao gồm natri, kali, argon, radon và các đồng vị poloni sinh ra do phân rã phóng xạ và giải hấp nhiệt từ bề mặt mặt trăng, helium và neon chủ yếu từ gió mặt trời...
bài báo cáo của dương tuấn vũ là rất chi tiết, hắn muốn để mọi người có một cái nhìn toàn diện về hành tinh này, đồng thời có được sự so sánh nhất định với các điều kiện trên trái đất.
kết thúc giai đoạn phổ cập kiến thức, hắn mới bắt đầu chính thức nói về các dự án tiếp theo của trung tâm.
- mặt trăng đã được con người tìm hiểu rất nhiều năm, nó không phải là một hành tinh xa lạ. có không ít dự án đã được nhiều quốc gia tiến hành và hiện vẫn còn đang tiếp tục.
tính đến thời điểm hiện nay, mặc dù chương trình luna đã cắm cờ của liên xô trên mặt trăng, và các nhà du hành vũ trụ apollo cũng đã cắm những lá cờ hoa kỳ, mới nhất là trung quốc cũng đã đưa cờ của mình cắm lên mặt trăng vào năm 2019, nhưng chưa có quốc gia nào tuyên bố sở hữu lãnh thổ trên mặt trăng.
nga, trung quốc, ấn độ và hoa kỳ đã ký hiệp ước vũ trụ năm 1967, định nghĩa mặt trăng và toàn bộ không gian ngoài trái đất là “di sản chung của nhân loại”. hiệp ước này cũng giới hạn việc khai thác mặt trăng vào mục đích hòa bình, nghiêm cấm hoạt động quân sự và vũ khí hủy diệt hàng loạt.
một hiệp ước khác là “hiệp ước mặt trăng” năm 1979 có nội dung ngăn cản các quốc gia đơn phương khai thác tài nguyên mặt trăng. tuy nhiên đến tháng 11 năm 2016, mới chỉ có 18 quốc gia đã phê chuẩn hiệp ước này, trong số các nước đã ký lại không có quốc gia nào có năng lực tự đưa người lên không gian. ngoài ra, một số cá nhân đã tuyên bố sở hữu bất động sản trên mặt trăng nhưng không có tuyên bố nào đã được công nhận.
tóm lại, các ràng buộc về việc khai thác tài nguyên trên mặt trăng còn rất lỏng lẻo. các quốc gia còn “giữ gìn” các hiệp ước này đơn giản là vì bọn họ chưa có năng lực khai thác tài nguyên mà thôi. mà thịnh thế hiện tại hoàn toàn có đủ năng lực này, công nghệ khai thác chuẩn bị công bố vào tháng sau sẽ giúp chúng ta là những người đi tiên phong.
đương nhiên điều này sẽ vấp phải sự phản đối của nhiều nước, nhưng bọn họ không làm được cũng không thể cấm người khác có năng lực. việc này tất nhiên cần được chủ tịch tú và tôi bàn bạc kỹ lưỡng hơn với chính phủ và khối liên minh apa, nhưng với vị thế của việt nam hiện nay, tôi tin chắc rằng lời phản đối của các nước khác sẽ không tạo thành sóng gió gì, nhất là khi sự công khai các nguyên cứu thành quả khoa học công nghệ của thịnh thế trong 2 ngày tới sẽ được triển khai.
đây cũng chính là một trong những kế hoạch quan trọng, nấp sau “sự hào phóng” của thịnh thế mà nhiều người hẳn không thể lường trước được. nhận lần ân tình này, các âm thanh phản đối về kế hoạch khai thác mặt trăng e là không còn nghe rõ.
các cuộc chiến tranh nổ ra ở trái đất cũng như ngoài vũ trụ tựu chung lại còn không phải là vì cướp đoạt tài nguyên? cho nên, việc đi đầu trong công cuộc khai thác tài nguyên