Vọng Hư tự thấy mình hoành tráng, tại Tố Bão sơn y đích xác hoành tráng, dù trong thất đại phái thì y cũng là nhân vật không kém ai.
Nhưng thất đại phái có là gì với Kim Phong Tế Vũ lâu?
Vọng Hư trong mắt Kim Phong Tế Vũ lâu cũng không ra gì.
Còn Kim Phong Tế Vũ lâu trong mắt Triệu gia cũng thế mà thôi?
Cứ thế mà tính thì Vọng Hư tự thấy mình hoành tráng, thực tế không đáng gì, thậm chí còn chưa nghe được đến tên của chủ nhân Thanh Việt phường thị Triệu Thục Nhã.
Chung Mộc Hà tuy là chân nhân lão tổ, nhưng vì xuất thân Tố Bão sơn, kém xa Lục Khiêm Vĩnh. Y tuy biết chủ nhân Thanh Việt phường thị lai lịch cực lớn nhưng không biết vị chủ nhân thần bí đó là ai.
Lần này đến Quy Xà sơn để hợp tác, Triệu gia mới để Trịnh lão quản sự ra mặt gặp người Tố Bão sơn.
Trịnh lão quản sự cũng tu vi Chân nhân cảnh, tuy không hiển lộ nhưng gặp y, cả Chung Mộc Hà cũng nghẹt thở, đến cùng Trịnh lão quản sự là lưỡng vị chân nhân lão tổ của Kim Phong Tế Vũ lâu là Lục Khiêm Vĩnh và Từ Doanh Hầu!
Tuy Lục Khiêm Vĩnh không nói nhiều nhưng Chung Mộc Hà và Vọng Hư đều biết Trịnh bá lai lịch kinh nhân.
Trịnh bá đi rồi, Chung Mộc Hà cầu kiến Lục Khiêm Vĩnh xin chỉ dẫn, Lục Khiêm Vĩnh kín tiếng, chỉ để lộ rằng Triệu gia đến từ "Thiên vực", hơn nữa tại Thiên vực cũng có địa vị rất cao cao.
Thiên vực!
Cái tên đó khiến Chung Mộc Hà toát mồ hôi, về dặn Vọng Hư dù gặp người hầu của Triệu gia cũng không được coi thường, với vị Trịnh bá đó càng phải giữ phận đệ tử!
Vọng Hư không phục, Chung Mộc Hà bảo: "Nghe hay không tùy ngươi, Tố Bão sơn vì mình ngươi mà rước họa diệt môn thì ta không đời nào liều mạng, ta là Chân nhân cảnh, thoát ly Tố Bão sơn vẫn có chỗ đi, ngươi là chưởng giáo, người ta sẽ không tha. Ngươi đừng tưởng ta dọa."
Vọng Hư giật mình, nghĩ đến lai lịch của Trịnh bá thì cũng hiểu ra.
Triệu gia là thế lực cả Kim Phong Tế Vũ lâu cũng ngưỡng vọng, hà huống Tố Bão sơn?
Xe Triệu Thục Nhã đến, Vọng Hư nghe nói Triệu gia tiểu thư đích thân đến thì run lên, vội ra tiếp: "Tố Bão sơn mạt học Vọng Hư, cung nghênh cô nương pháp giá."
Sáu con khổng tước vương kéo xe tới, Triệu Thục Nhã không xuống xe, chỉ nhạt giọng: "Không được động tới Tôn Lập, đấy là lập trường của Triệu gia."
Vọng Hư chưa hiểu gì thì sáu con khổng tước vương đã vẫy cánh kéo xe đi mất.
Tự đầu đến cuối Vọng Hư không thấy cả mặt Triệu Thục Nhã. Nàng đến như thiên thần, ném ra một câu không đầu không đuôi rồi đi, y ngẩn ra rồi chợt hiểu, đầm đìa mồ hôi lạnh!
…
Ở Tố Bão sơn, chúng nhân đều đợi chờ một cơn bão tới.
Ai cũng cho là Vọng Hư chưởng giáo sẽ quay về, như cuồng phong bạo vũ trừng phạt hung thủ. Nhưng một, hai rồi ba ngày... mà không hề có động tĩnh.
Lời đồn đại râm ran!
Tôn Lập ngó lơ tất cả, chuẩn bị xong là bế quan.
Phàm nhân cảnh đệ lục trọng, gã cảm nhận mình đã chạm tay tới nhưng không qua được, gần đây tâm cảnh bị ảnh hưởng, gã có phần phiền loạn.
Tâm cảnh như thế sao cảm ngộ được biến hóa vi diệu của cảnh giới?
Gã bảo bọn Tô Tiểu Mai rồi về phòng, dùng trận pháp phong bế, tĩnh tâm bế quan.
Trận pháp này đã được cải tiến, dù Vọng Hư cũng không dễ dàng phá được, dù gã đoán sai, Vọng Hư quay về cũng không có gì nguy hiểm.
Gã không vội tu luyện, trước hết đả tọa minh tưởng.
Cứ thế sau hai canh giờ, sau cùng lòng cũng như nước, gã mới thổ nạp linh khí, vận “Phàm gian nhất thế thiên”.
Đại nhật thần hỏa chuyển hóa thành tinh lực, từ từ chìm vào các huyệt đạo đã thần hóa, bất tri bất giác, tụ từng dòng nhỏ thành hồ lớn.
Linh nguyên không biết từ khi nào đã sôi trào, đạo đạo thần quang lóe lên, Tôn Lập biết thời khắc đó đã tới!
…
Từ Tố Bão sơn đi về phía tây bắc chừng sáu vạn dặm sẽ thấy ngay một dãy núi sừng sững, văn nhân Đại Tùy từng gọi là "Côn Ngô cao vút".
Côn Ngô sơn là chướng ngại ở tây bắc Đại Tùy, chặn đứng Quỷ Nhung thiết kỵ.
Thiết Sách quan là Đại Tùy đệ nhất hùng quan, hai bên toàn núi cao hiểm trở, ở giữa là sơn cốc "Du Bắc khẩu", nơi này là con đường phải đi qua từ Quỷ Nhung đến Đại Tùy.
Ba trăm năm trước, Đại Tùy phát động bảy phần thợ rèn trong toàn quốc dựng Thiết Sách quan, mất ba năm mới dựng xong Đại Tùy đệ nhất hùng quan.
Thiên tử gần như trưng dụng hết thợ rèn của Đại Tùy, dùng hết thép ở Côn Ngô sơn chuyển về Thiết Sách quan, nung chảy rồi tưới lên.
Lại thêm một năm Đại Tùy đệ nhất hùng quan mới thành Thiết Sách quan danh phù kỳ thực.
Từ khi có Thiết Sách quan, Quỷ Nhung thiết kỵ gần