*Chương này có nội dung ảnh, nếu bạn không thấy nội dung chương, vui lòng bật chế độ hiện hình ảnh của trình duyệt để đọc.*[1] Lạp là tế tổ tiên, cúng bách thần cùng một ngày nhưng khác lễ tế.
Người Trung Quốc lấy hàn đông làm điểm cuối cùng, lúc tia nắng mặt trời xuân ló dạng là bắt đầu năm mới. Về nguồn gốc của nó, có thể tìm hiểu “Lạp tế” /腊祭 thời cổ đại. Tương truyền “Lạp tế” nguyên là tập tục cúng tế cuối năm ở thời đại Thần Nông. Có câu “sách quỹ thần nhi tế tự”, “họp tụ vạn vật nhi tế hưởng chi” (cúng tế chư quỷ thần, vạn vật về cùng hưởng). Nội dung của cúng tế chủ yếu là cảm tạ sự ban ơn của bách thần trong một năm, cầu cho năm tới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đồng thời cùng với đó là hoạt động trừ dịch bệnh tai họa. Chữ “Lạp” /腊 trong Lạp tế gần âm với chữ “lạp” /猎 (có nghĩa là săn bắt). Vào mùa đông nhàn rỗi, người ta dùng những con thú hoang săn bắt được làm vật cúng, cử hành đại tế. Lúc đó, ngày “Lạp tế” là ngày ăn mừng năm mới. Do xã hội nông nghiệp Trung Quốc ít có sự thay đổi về bản chất, văn hóa truyền thống dựa vào tính ổn định và tính bảo thủ của nó mà lưu truyền được những phong tục từ thời cổ đại, cũng do vậy mà phong tục ăn tết cũng được duy trì mãi đến ngày nay. Với tiến trình lịch sử hơn hai ngàn năm, phong tục ăn tết Trung Quốc đã qua quá trình phát triển từ manh nha, định hình và có những thay đổi.*
Bích La thấy Phó Minh Hoa trầm tư nhíu mày, vẻ mặt trấn tĩnh, liền bưng một đồ sứ màu trắng thuần được nung thành hình bí ngô đến, đến cái nắp cũng được nung thành kiểu dáng cái cuống của quả bí ngô, nàng vừa lấy cái nắp ra, mùi thơm liền xông vào mũi, hơi nóng bốc ra nghi ngút làm Phó Minh Hoa hoàn hồn lại.
Món đồ sứ hình bí ngô [2] này được đặt trên một cái hình lá sen, những đồ vật xuất từ Ngự Giáo Giang Tây này đều rất tinh xảo, đồ nung của Ngự Giáo Giang Tây phần lớn đều được cung cấp cho hoàng cung, người bình thường muốn mua cũng không được.
[2] Tham khảo hình minh họa ở cuối chương.
Những thứ người ngoài thấy hiếm lạ, thì mỗi năm Tạ gia đều gửi đến rất nhiều, cho dù Phó Minh Hoa một ngày làm vỡ mấy thứ, thì một năm ba trăm sáu mươi lăm ngày cũng vỡ không hết.
Súp này dùng gạo kê nấu đủ lửa, dược liệu bên trong và hương vị đồ ăn hòa quyện với nhau một cách hoàn hảo, mỗi một ngụm đều vô cùng thơm ngon, điều dưỡng thân thể Phó Minh Hoa.
Tạm thời nàng không muốn suy nghĩ chuyện này trong lòng nữa, dù sao lúc này cũng không có manh mối.
Cho đến buổi tối trước khi đi ngủ, Phó Minh Hoa lần nữa sắp xếp lại tình huống mà nàng biết trong đầu, ở bên cạnh Bích Vân phụ trách trực đêm đang trải chăn cho nàng, thấy nàng dựa vào giường, cầm quyển sách nhưng không tập trung, không khỏi ngáp một cái:
"Đêm đã khuya, cô nương còn chưa ngủ?"
Phó Minh Hoa lắc đầu, nàng luôn có cảm giác mình sắp tìm ra rồi, nhưng hết lần này tới lần khác vẫn không nghĩ ra.
"Vẫn là sớm đi nghỉ ngơi, đừng để tổn thương mắt, không thể bù lại được đâu ạ." Lời nói của Bích Vân vang ở bên tai, nhưng Phó Minh Hoa lại không nghe thấy.
Nàng nghĩ đến Âm thị, hiện giờ tuy rằng triều đình không kiểm soát binh khí, nhưng thế lực Âm gia quá lớn, chẳng lẽ triều đình lại không kiêng kị? Nàng lại nghĩ đến Âm gia trước đây, khi đó Âm gia còn chưa ở tận một góc của Hoài Nam, mà là ở Nam Dương, mãi đến thời kỳ bị triều đình chèn ép, con cháu người thi chết, người thì li tán, cả một gia tộc lớn bị ép chuyển đến Hoài Nam mới xem như là ổn định.
Cẩn thận nhớ lại, lúc này Âm gia tựa như cọng cỏ dại chết héo trong mùa đông, chỉ cần gốc rễ vẫn còn, theo triều đại thay đổi luân chuyển, triều đại cũ sụp đổ, Âm gia quật khởi, dùng số lượng lớn vũ khí, khôi giáp giúp đỡ triều đình, vì vậy bất cứ khi nào một triều đại mới được thành lập, danh tiếng và quyền lực của Âm gia luôn đạt đến cực điểm, một khi đến giai đoạn giữa của một triều đại, Âm thị quá mức hiển hách, lần nữa lại bị chèn ép, lặp lại vòng tuần hoàn.
Âm gia thành bởi Tiêu Hà, mà bại cũng bởi Tiêu Hà[3].
[3] "Thành dã Tiêu Hà, bại dã Tiêu Hà" (成也蕭何, 敗也蕭何): Câu nói nổi tiếng của Hàn Tín chỉ việc chính Tiêu Hà đề cử Hàn Tín với Lưu Bang để làm nên đại nghiệp, rồi cũng chính Tiêu Hà lập kế đổ tội Hàn Tín làm phản để trừ khử ông. Ý chỉ thành hay bại của một người hoặc của một sự việc là do cùng một người hoặc một việc.
Cũng giống như Dương thị của triều Trần trước đây, dựa vào sự ủng hộ mạnh mẽ của Âm gia đoạt được thiên hạ, lúc khai quốc hoàng đế Hiếu Tuyên Đế đương quyền, quyền thế của Âm gia đạt tới đỉnh điểm, đáng tiếc tiệc vui chóng tàn, đến thời kỳ đầu của triều Trần Hiếu Liệt Đế, lại bị Hiếu Liệt Đế chèn ép, mãi đến giai đoạn cuối của triều Trần, triều đình mục nát, chế độ hoàng đế suy tàn, không có khả năng quản thúc thế gia vọng tộc, Âm thị mới có thể kéo dài hơi tàn.
Thời kỳ cuối của triều Trần, Âm thị nghỉ ngơi khôi phục nguyên khí, thẳng đến khi tiên đế quật khởi, Âm thị trợ giúp tiên đế một tay, cho nên sau khi Đại Đường vừa thành lập, Âm thị lại tái xuất huy hoàng.
Cẩn thận hồi
tưởng lại, từ lúc Âm gia khởi nguyên [4], từ thịnh vượng cho đến xuống dốc, Âm thị trải qua mấy kiếp nạn cũng không chết, nhưng tộc nhân của Âm thị đối với loại thăng trầm này khẳng định muôn phần chán ghét.
[4] khởi nguyên: nơi phát sinh, nơi bắt đầu, nguồn gốc
Phó Minh Hoa nhớ tới lúc Tạ thị gả vào Phó gia, khi đó Tạ gia nguyện ý gả nữ nhi vào Phó gia, nhất định là nhìn trúng Phó gia là thế tập võng thế.
Nhưng trong lòng Phó Minh Hoa rất rõ ràng, con cháu Tạ gia không làm quan, không muốn bước chân vào vũng bùn này.
Đối với việc chứng kiến cảnh triều đại thay đổi, rất nhiều thế gia sụp đổ, ở trong mắt nhiều người có lẽ cho rằng phú quý trăm năm của Phó gia cũng không hẳn được Tạ thị coi trọng.
Dù sao Tạ gia khởi nguyên cũng hơn nhiều so với Phó gia, huống hồ sau khi cưới, sự khinh thường của Tạ thị đối với Phó Kỳ Huyền là phát ra từ trong tận xương tủy.
Bà không muốn điêu thấp trước mặt Phó Kỳ Huyền, xem thường y, Phó Kỳ Huyền ở trong mắt Tạ thị, sợ rằng ngay cả hạt bụi cũng không bằng.
Nhưng trong tình huống như vậy, Tạ thị cao ngạo lại cam tâm tình nguyện gả cho Phó Kỳ Huyền, còn sinh nhi nữ cho y.
Phó Minh Hoa nắm chặt quyển sách trong tay, khóe miệng dần dần cong lên.
Tạ thị che giấu thật là đủ sâu.
Âm thị và ba gia tộc còn giống như cây liền cành, Âm gia suy bại chứng tỏ tình hình thực sự của Tứ gia.
Nếu ví von sự thăng trầm của Âm gia là vận khí tốt hay xấu, chỉ sợ những hành động liên tiếp của Tứ gia, cũng là bởi vì số mệnh suy bại, nói cách khác, có lẽ Âm gia lại rơi vào vòng đàn áp mới của hoàng đế.
Có thịnh tất có suy, đây là đạo lý mãi mãi không thay đổi.
Tiên đế vừa hoăng chưa được mấy năm, nếu lúc này động đến Âm gia, thật giống như qua cầu rút ván.
Lúc này Thiên Phong Đế án binh bất động không phải vì cho Âm gia cơ hội nghỉ ngơi, mà có thể xem Âm gia trở thành heo nuôi, đợi trăm năm sau, con cháu Yến thị lại chèn ép Âm thị một phen.
Âm gia ở triều Trần đã bị thua thiệt, nhất định không cam lòng bị hoàng tộc tính toán như thế.
Quạ trong thiên hạ đều đen giống nhau, nếu sớm muộn gì hoàng tộc cũng động thủ với thế gia, như vậy thế gia tất nhiên cũng sẽ tìm cách tự bảo vệ mình.
Cho nên Tạ gia đã gả nữ nhi ra ngoài, gả Tạ thị vào Trường Nhạc hầu phủ, đưa Thôi quý phi vào cung.
Phó Minh Hoa ném quyển sách trong tay, vén mái tóc mềm mượt của mình rồi nằm xuống.
Bích Vân không biết suy nghĩ trong lòng nàng, nhặt quyển sách nàng vừa ném sang một bên lên, dịch chăn cho nàng, thả màn xuống, một tầng một châu nho nhỏ bởi vì động tác buông màn của Bích Vân mà nhẹ nhàng đung đưa.
Muốn xem phỏng đoán của mình có chính xác hay không, chỉ cần Tạ Lợi Trinh đến, thì sẽ biết.
Chỉ là trước khi Tạ Lợi Trinh tới, ngày mười ba tháng chạp chính là ngày Hoàng Thượng dẫn bách quan đến tế tông miếu.
Trước ba ngày Phó hầu gia cũng đã dâng hương tắm gội, cũng trong ngày mười ba, Hoàng Đế đích thân tuyên bố, cùng Trung thư môn hạ Lý Phụ Lâm Lý đại nhân soạn thảo ý chỉ, hủy bỏ thụy hào, truy phong tiên đế là Cao Tổ, sửa niên hiệu Thiên Phong thành Gia An, đại xá thiên hạ, khắp chốn mừng vui.
Lúc tiên đế định quốc lập niên hiệu là "Vĩnh Xương", Vĩnh Xương năm thứ tư, triều thần bàn lại, cho rằng niên hiệu này là điềm xấu, chữ Xương (昌) có hai ngày [5], không phù hợp với ý nghĩa quốc gia, bởi vậy sửa niên hiệu là ""Kiến Nguyên".
[5]昌: chữ Xương ghép từ 2 chữ 日, chữ 日 có nghĩa là ngày
Mãi cho đến khi Cao Tổ băng hà, đương kim thiên tử vẫn dùng niên hiệu "Kiến Nguyên", đến năm Kiến Nguyên thứ mười một mới sửa niên hiệu là "Thiên Phong", rồi bây giờ mới đổi thành "Gia An".
Chỉ là tin tức sửa niên hiệu này quá trọng đại, khi đó đã khiến rất nhiều người kích động, khuôn mặt Tạ thị lại âm trầm.
"Nương nương lại triệu ta và Nguyên Nương tiến cung?"
Bà đã "Bệnh" nhiều ngày, lời nói lần trước của Thôi quý phi đã khiến bà tâm loạn như ma, lúc này cách lần tiến cung trước chưa tới nửa tháng, Thôi quý phi lại sai người bí mật truyền lời với bà, bảo bà mang Phó Minh Hoa tiến cung một chuyến.
Nha đầu đến đây truyền lời lớn lên vô cùng tầm thường, chẳng biết sao lại quen biết với một quản sự của phòng bếp ở ngoại viện Phó phủ, là do hắn dẫn vào Phó phủ.
"Đúng vậy, nương nương nghe nói thiếu phu nhân bị bệnh, vô cùng lo lắng, chỉ là nương nương ở thâm cung, ra vào không tiện."
Nha đầu kia thuật lại lời của Thôi quý phi truyền lại, Tạ thị liền trầm mặc.
"Bệnh" của bà, chỉ sợ Thôi quý phi là biết rõ nhất, chẳng lẽ, bà ta mượn việc này, thúc giục mình "nghĩ ra biện pháp" cho bà ta?
[2] Bộ đồ sứ hình bí ngô bằng sứ trắng: