Sáng hôm sau, nàng mặc một thân y phục nam tử cùng Thừa Mạc đến quân doanh ra biên cương. Nàng chỉ ngồi trong xe ngựa cùng với Tử Y. Thừa Mạc sẽ cỡi ngựa cùng chúng tướng sĩ. Mặc dù hắn hoàn toàn có thể ngồi xe ngựa, nhưng lần này đi hắn chưa có uy vọng, nếu còn ngồi xe ngựa sẽ rước lấy phiền toái không đáng có. Không ai trong đoàn biết người ngồi trong xe ngựa là ai, chỉ biết đó là mưu sĩ dưới trướng Tuân Úc Vương. Qua ba ngày điểm quân, cuối cùng đoàn quân tốc hành đi đến biên cương Bạch quốc. Đến ngày thứ năm, toàn quân hạ trại bên ngoài Mạn Châu thành, tính lộ trình thì còn khoảng hai ngày nữa sẽ đến biên giới. Tối đó Thừa Mạc dắt nàng vào thành. Vốn Tử Lan không biết vì sao, cho đến khi xe ngựa dừng trước cửa Bàng phủ thì nàng mới hiểu ra.
“Bàng phủ sao lại ở đây”. Tử Lan hiếu kì hỏi.
“Sau khi gia gia Bàng Vũ thoái ẩn thì cả nhà rời khỏi kinh thành đến đây đơn giản vì ở đây tương đối gần biên quan Bạch quốc, thứ hai là vì ở đây thời tiết chưa quá khắc nghiệt như ở sát biên quan, thích hợp để ông nội và ông cố dưỡng già nên ông cố quyết định xây dựng Bàng phủ ở đây”. Thừa Mạc giải thích khi hai người bước vào trong.
Bàng phủ không hổ danh là phủ của tướng quân, không có sự tinh mỹ như những căn nhà phương nam nhưng lại có nét hào hùng, phóng khoáng. Khi vào chính sảnh, Tử Lan nhìn thấy một cụ ông quắc thước tầm khoảng hơn bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn sung sức, đôi mắt tinh tường khi nhìn thấy Thừa Mạc thì lại ánh lên nét rạng rỡ, người này hẳn là Bàng Vũ. Bên cạnh Bàng Vũ là một người khoảng chừng trên năm mươi tuổi, tuy không cường tráng nhưng ánh mắt thâm thúy, trên môi luôn giữ một nụ cười ôn hòa nhưng làm cho người khác cảm thấy xa cách, người này là Bàng Thanh. Bàng Thanh là một ngoại lệ trong gia tộc họ Bàng, là người duy nhất không theo nghiệp võ của gia đình, nhưng một bụng kinh thư thì dư sức ang bang định quốc.
Cả hai người khi thấy Thừa Mạc đứng dậy được thì vô cùng mừng rỡ. Sau khi chào hỏi thì Bàng Thanh hướng về phía Tử Lan hỏi. “Mạc nhi, đây là?”.
“Nhi tức bái kiến ông nội, ông cố”. Tử Lan hơi thi lễ đáp.
“Đây là Vương phi của tôn nhi, Hạ Tử Lan”. Thừa Mạc cười mỉm nói.
Cả hai người hơi tròn mắt nhìn Tử Lan, căn bản là vì hiện tại nàng vẫn còn mặc nam trang, một bộ trường bào màu nguyệt nha còn tăng thêm vài phần tiêu sái, lãnh mạc.
“Tốt tốt”. Bàng Vũ ha hả cười. “Mạc nhi đã lập gia thất rồi, đáng tiếc là hôn lễ của các con lão già này không dự được. Lan nhi không trách chứ?”
“Lan nhi hiểu chỗ khó của ông cố và ông nội”. Tử Lan nhu thuận đáp
“Phụ thân, cơm tối đã dọn xong”. Một phụ nhân khoảng chừng bốn mươi tuổi từ trong đi ra, nhìn thì có vẻ đây là bà nội của Thừa Mạc, vợ của Bàng Thanh.
“Được rồi, hai con theo ta vào dùng cơm tối đi”. Bàng Thanh lần đầu tiên lên tiếng.
Buổi cơm diễn ra hòa hợp, nhờ bữa cơm hôm nay mà nàng mới biết từ khi mới ra phủ riêng thì Thừa Mạc đã lén đến Mạn Châu thành tiếp nhận sự dạy dỗ của Bàng Thanh và Bàng Vũ, hơn thế nữa hắn còn được đến thực chiến với Bàng Sĩ trong vai trò quân sư mà rất ít người biết. Bàng gia khi biết Tử Lan là người chữa khỏi chân cho Thừa Mạc thì rất vui mừng. Bàng Vũ tặng cho Tử Lan mộtcặp trường kiếm tên là Đoạn Nha và Kì Nha, vốn là tín vật định tình của vợ chồng Bàng Vũ. Bàng Thanh lại tặng cho Tử Lan một cầm phổ thất truyền khi nghe nói Tử Lan tinh thông cổ cầm. Khi Tử Lan đọc qua cầm phổ liền cảm thấy đây không phải là một cầm phổ bình thường, sau một hồi xem xét nàng nhận ra đây là bí kíp Âm công trong truyền thuyết. Điều nàng cần làm bây giờ là tìm được một chiếc cổ cầm tốt nhằm phát huy hết sức mạnh của cầm phổ này.
“Mạc, chàng xem trong tứ quốc hiện tại có danh cầm nào không?”. Tử Lan vừa say mê đọc cầm phổ vừa nói.
“Có, danh cầm Trích Nguyệt”. Thừa Mạc suy nghĩ một chút rồi trả lời.“Ta nghe nói nó là bảo vật của Vũ Kì lâu, một chuỗi cửa hàng nhạc khí do một thương nhân Bạch quốc lập ra, nghe ông chủ của Vũ Kì lâu nói thì Trích Nguyệt sẽ tặng người có duyên, không bán”.
“Nếu vậy đợi khi thắng được Bạch quốc rồi chúng