Ta từng nhìn thấy cảnh Nhiếp Văn Nhạc và Việt Phi Quang ở trong núi giả xem tập tranh vẽ hình ảnh của ta, người trên tập tranh kia bày ra đủ loại tư thế dâm loạn bất kham, khó có thể lọt vào trong tầm mắt.
Khi đó hắn nói ta nên đến Tần lâu Sở quán treo thẻ bài, ngôn ngữ hèn hạ không kể xiết.
Nhiếp Văn Nhạc là một con cẩu trung tâm, so với hồi làm chó cho Việt Phi Quang thì bây giờ có khi hắn còn tận tâm hơn.
Nuôi chó muốn nó ngoan thì cũng cần bố thí cho nó chút đồ tốt.
"Không được." Ta nói với Nhiếp Văn Nhạc, nhìn thấy trong mắt hắn toát ra vẻ thất vọng rõ ràng, thậm chí là khẩn cầu, ta mới nói câu kế tiếp, "Ngươi có thể nắm lấy tay của ta, thẳng đến khi xe ngựa vào thành."
Gần như ta vừa mới nói xong là Nhiếp Văn Nhạc liền bắt lấy tay của ta.
Hắn đem tay của ta bao trong lòng bàn tay hắn, trong nháy mắt đó ta cảm giác được sự ghê tởm trào lên, nhưng ta cần phải nhẫn nại.
Bởi vậy ta đem mặt xoay qua hướng khác, coi như cái tay kia không phải của ta.
Nhưng việc này đối với ta mà nói vẫn rất gian nan.
Ta cảm giác được từng ngón tay mình bị vuốt ve lặp đi lặp lại, Nhiếp Văn Nhạc đối với chuyện này làm dường như không biết mệt.
Ta có một ảo giác như mình đang bị một con rắn cuốn lấy.
Không bao lâu, vậy mà Nhiếp Văn Nhạc lại đặt tay của ta lên trên mặt hắn, ngón tay ta vừa chạm vào da hắn là ta chịu không được nữa nhanh chóng rút tay về.
Khuôn mặt tuấn lãng của Nhiếp Văn Nhạc ửng hồng một cách kỳ lạ, hắn ngơ ngẩn nhìn ta, tựa hồ như hậu tri hậu giác ý thức được chính mình vừa làm cái gì.
Mặt hắn mặt trở nên càng hồng, định giải thích gì đó nhưng cuối cùng chỉ kêu ta, "Cửu......!Hoàng tử......"
Ta lấy khăn tay từ trong tay áo ra, lau tay trước mặt hắn, nhẹ giọng nói: "Ngươi đi quá giới hạn rồi, nhưng coi như ta bỏ qua không phạt ngươi.
Nếu lần sau ngươi không nghe lời ta sẽ phạt thật đó."
Sau khi lau tay xong ta liền tùy tiện ném khăn tay lên án kỷ của xe ngựa, mà ta vừa quay đầu mở cửa sổ xe để xem xe đã đi được tới đâu thì khăn tay đã không thấy tăm hơi.
Ta chuyển mắt nhìn về phía Nhiếp Văn Nhạc, hắn vẫn nhìn chằm chằm ta như cũ, thấy ta nhìn lại, hầu kết hắn bỗng nhiên trượt lên trượt xuống.
Ta nghĩ nghĩ, vẫn là không hỏi xem cái khăn tay đâu rồi đi.
Kỳ thật ta rất không hiểu vì sao bọn họ có thể tùy ý động dục với người đồng giới như vậy, hệt như một đám động vật không khống chế được d*c vọng ấy, cho dù được bao bọc bởi phục quan hoa lệ thì cũng không che giấu được bản chất đáng ghê tởm.
Trong đầu ta lại hiện lên cảnh hôm đó giữa Thái Tử và Tiểu Khê, Vì sao Thái Tử phải đổi cho tên thái giám kia cái tên này?
Khê và Hi, là ta nghĩ nhiều sao?*
* Khê là suối, còn chữ Hi thì vì mình không có bản tiếng trung gốc nên cũng không biết là chữ Hi gì, search từ điển hán việt thì thấy có 1 chữ Hi liên quan đến sông thui, ai biết chỉ mình với nha.
Nhưng mà chắc sông với nước có liên quan ha:v
Hiện giờ thời tiết càng ngày càng rét lạnh, năm nay tuyết cũng rơi đặc biệt sớm.
Trước khi xe ngựa vào thành, ta đem Nhiếp Văn Nhạc đuổi xuống, hắn như là tự biết đuối lý nên cũng không cãi cọ gì, chỉ là hắn dùng một ánh mắt rất buồn nôn mà nhìn ta.
Ta không có nhắc lại chuyện lúc nãy trên xe ngựa, chỉ dặn hắn chú ý thật cẩn thận vùng ngoại ô, đừng để xảy ra sự cố gì.
Vào thành không bao lâu thì trời bắt đầu có tuyết rơi.
Trở lại trong cung, ta quyết định đi một chuyến đến Tàng Thư Các.
Lúc này tuyết rơi càng lúc càng lớn, trên mặt đất đã phủ một tầng tuyết mỏng.
Sau khi hạ kiệu đi bộ vào Tàng Thư Các thì áo ta cũng được bao một lớp tuyết mỏng.
Ta cởi áo khoác lông chồn xuống đưa cho Nữu Hỉ, miễn cho bông tuyết lát nữa tan thành nước sẽ làm ướt sách vở bên trong thư các.
Sách nơi này phần lớn đều là độc bản, cần tránh bị tổn thất nhiều nhất có thể.
Tàng Thư Các có tổng cộng bảy tầng.
Càng lên cao thì sách sẽ càng quý hiếm, Lâm Trọng Đàn thường thường sẽ ở tầng bảy chỉnh trang lại sách cổ.
Tàng Thư Các toàn là giấy, một khi nổi lửa thì sẽ rất khó khống chế, cho nên Tàng Thư Các không được đốt bếp sưởi, ở bên trong lâu sẽ cảm thấy rất lạnh.
Ta đi đến tầng bảy, ở chỗ góc tìm được Lâm Trọng Đàn.
Hắn ngồi ở án thư, trước mặt bày rất nhiều sách, từng tầng sách chồng lên nhau gần như che hết cả người hắn.
Hắn không nhận ra ta đã đến, vẫn còn cúi đầu viết chút gì đó, mãi cho đến khi ta đi đến bên cạnh hắn thì hắn mới nhận ra.
Ta không để Nữu Hỉ tiến vào vì sợ người khác biết ta đến đây, ta dặn hắn đưa hết cung nhân hầu hạ đi, nửa canh giờ sau mới qua đây đón ta.
Lâm Trọng Đàn nhìn theo vạt áo của ta mà ngẩng đầu, khi đối diện với ánh mắt của ta, đầu tiên hắn chau mày, sau đó liền duỗi tay giữ chặt lấy ta, "Sao lại không mặc áo lông chồn, lạnh không?"
"Không lạnh." Ta giơ bình nước nóng ẩn trong ống tay áo thêu tơ vàng lên cho Lâm Trọng Đàn xem, thật ra hôm nay ta mặc quần áo rất dày, cởi áo lông chồn ra vẫn cảm thấy bình thường.
Nhưng Lâm Trọng Đàn lại chê tay ta lạnh, mạnh mẽ kéo ta ôm vào trong lòng ngực hắn.
Ta bị hắn bao vào trong người, hơn phân nửa thân thể bị áo lông cừu của hắn bao lấy.
Ta cảm thấy hắn cố ý nói ta ăn mặc đơn bạc.
Chỉ là sau khi Lâm Trọng Đàn ôm lấy ta thì hắn cũng thật sự không làm chuyện gì quá mức cả, hắn nhẹ nhàng đè lên bả vai ta từ phía sau, tiếp tục cầm lấy bút hoàn thành công việc còn đang dang dở.
Lòng ngực Lâm Trọng Đàn thật ấm áp, rõ ràng ta đến đây vì muốn hỏi hắn chút chuyện, cuối cùng lại bất tri bất giác ở trong lòng ngực hắn ngủ mất.
Chỉ là giấc ngủ này của ta thật không an ổn chút nào, ta có cảm giác có một con cá đang cắn ta.
Ta đã từng đọc được trong sách một câu chuyện kì dị, kể về một người đọc sách lập chí du lịch thiên hạ, hắn đi đến hướng tây thì gặp một đám cá kỳ quái, những con cá đó sẽ cắn người.
Ta cảm giác ta cũng gặp, con cá kia dường như còn có thói ở sạch, nó giúp ta rửa tay thật sạch sẽ rồi mới cắn tay của ta, sau đó lại cắn tới đầu lưỡi.
Con cá này rất linh hoạt, ta gần như không tránh được nó.
Đến khi ta tỉnh lại thì đã không còn ở trong lòng ngực Lâm Trọng Đàn mà là ngủ ở trên giường – chỗ hắn nghỉ ngơi thường ngày.
Hắn dùng chăn bọc ta kín mít, còn chính mình thì ngồi dưới đất, dùng chiếc giường nhỏ bên cạnh làm chỗ làm việc.
Lâm Trọng Đàn phát hiện ta tỉnh liền gác bút xuống, xoay người nhìn về phía ta.
Trong Tàng Thư Các lúc này chỉ có ánh nên