Chương 16: Cả một đời ta, khó tìm được thái bình (6)
"Ta nhớ ra rồi." Ánh mắt của Nguyệt Nương chăm chú, tựa như bị một sợi dây vô hình nào đó kéo lấy, sợi dây đi qua cỗ quan tài mục nát đã lâu, đi về cố thổ rời xa đã lâu ấy.
"Ta là Thái Bình, cha là Cao Tông huý Trị, mẹ là Tắc Thiên Võ thị. Người bên trong đó, là A Uyển." Nàng chỉ về cỗ quan tài ở trước mặt, giọng nói vẫn bạc nhược, nhưng không ai có thể chen lời.
"A Uyển?" Lý Thập Nhất khó tin hỏi lại.
Nguyện Nương gật đầu, độ lên xuống của cằm toát ra sự kiêu hãnh của thiên hoàng quý trụ (hoàng tôn quý tộc): 'Trung Tông Chiêu Dung, Thượng Quan Uyển Nhi."
Nàng vẫn đang mặc bộ đầm Tây tôn dáng, chiếc cổ cao ngạo như cổ công lại tô thêm cho nàng màu sắc hoa lệ, nhưng nỗi sầu ngay giữa trán càng thêm sâu sắc khiến nàng tựa như là một người từ con đường thời gian chậm rãi bước tới.
Nàng nói: "Từ nhỏ ta đã được vạn thiên sủng ái, mặc Hồ phục, phối nam trang, thắt đai ngọc, đeo khăn lụa. Ta bày kế cho cha mẹ, tru nhị Trương, diệt Vi tộc, quyền khuynh triều dã, thanh thế hiển hách. Nàng ấy là con của tội thần, xuất thân Dịch đình, được mẹ xem trọng, thông thơ văn, chưởng chiếu mệnh, lí tấu biểu (chưởng quản chiếu lệnh, sắp xếp tấu chương), được người đời gọi là Cân quắc tể tướng, xưng lượng thiên hạ (Tể tướng tài nữ, nắm quyền cực lớn)."
Nhắc đến A Uyển, trong mắt nàng thoáng qua một chút ánh sao le lói, như tro tàn lại cháy, cùng với khóe môi đang mím như muốn che đậy điều gì đó, nhìn thật là tú lệ, lung linh.
"Ta và nàng tuổi tác tương đương, có cùng thú vui, làm bạn bằng thơ, tình cảm sâu đậm." Nàng trước đôi mắt phượng mơ màng ấy nhìn A Âm tựa như đang nghĩ gì đó rồi lại ý vị sâu xa nhìn qua cô gái chưa hiểu sự đời Tống Thập Cửu, cuối cùng nhìn vào mắt của Lý Thập Nhất.
Khoé môi Lý Thập Nhất hơi động đậy, dễ dàng hiểu được hàm ý của lời nàng nói.
Lông mi cố chấp của Nguyệt Nương hạ xuống, cũng chỉ được lần này là cúi đầu cung thuận, nàng bước đến trước quan tài của A Uyển, đưa tay ra, bốn ngón do dư rồi lại thu về, nắm nhẹ lấy tay áo rồi mới lại thả ra, an định mà chắc chắn vuốt nhẹ cỗ quan tài chứa thi thể của nàng ấy. Nàng nhìn lấy cỗ quan tài, mím nhẹ môi, hồi lâu sau mới thả lỏng ra rồi nói: "Cảnh Long (Đường Trung Tông Lý Hiển) năm thứ tư, Đường Long chính biến, Long Cơ tru đảng Vi hậu, trảm A Uyển dưới cờ."
Giọng điệu ôn hòa an yên của nàng thay đổi tựa như sợi dây đàn bị đứt, đem đến dư âm run rẩy khiến người khác không đành lòng nghe nghe, cũng may sự run rẩy đó chỉ trong một thoáng, tới lúc nàng khép chặt đôi môi lại thì đã cùng hơi thở đồng loạt trở nên yên tĩnh.
Giống như nước đã nấu sôi, vẫn còn chưa kịp phát ra ùng ục vài tiếng đàng hoàng thì đã bị rút củi dưới đáy nồi đi.
Nấu sôi nước là ký ức, rút củi ra là thời . Nàng dịu dàng tỉ mỉ vuốt ve quan mộc của A Uyển, đột nhiên hiểu được tại sao mình lại phải lựa chọn lãng quên, thì ra có những việc đã khắc trong xương cốt, thì không vứt bỏ bản thân sẽ không cách nào xua tan đi được. Không còn A Uyển, nàng là một du hồn không nơi nương tựa, có A Uyển, nàng là một ác quỷ mang hận trong lòng.
Nước mắt của nàng làm ướt đẫm hàng mi dưới, khiến nàng nhìn không rõ hình dáng của cỗ quan tài, nàng cố gắng mở to mắt nhưng khoang mắt lại càng mờ nhiều hơn. Nàng muốn cho nước mắt rơi xuống, nhưng rốt cuộc thì giọt nước mắt vẫn không nỡ rời bỏ nàng, hoạ hoặc là do không nỡ làm ướt A Uyển, vẫn cứ không chịu theo ý muốn của nàng.
Trấn Quốc Công Chúa nắm trong tay quyền sinh sát, quyền thế ngất trời, nhưng lúc lực bất tòng tâm thì cùng dân buôn phàm tục đầy tớ thấp kém chẳng khác gì là bao.
"Ta bi thương vạn phần, tặng lụa năm trăm, phái người lễ tế, chủ trì tang lễ, tự đề mộ chí."
-- Tiêu thương thuỷ đoạn, Uyển Uỷ sơn khuynh, chu trầm viên chiết, ngọc toái liên thành. Phủ thiên tùng giả, tịnh thính phần doanh, thiên niên vạn tuế, tiêu hoa tụng thanh.
(Khi nàng rời đi, tựanhư nước Tiêu Tương đứt đoạn, như núi Uyển Uỷ sụp đổ, như trân châu bị vùi sâu nứt mẻ, như ngọc bích liên thành bể n át. Đứng nhìn cây tùng và cây trà trước mộ, lặng lẽ đứng nghe, ngàn năm vạn năm, tiếng chúc phúc mãi vang)
"Nhưng mà," Lý Thập Nhất tựa người vào tường, cuối cùng vẫn không nhịn được mà nhắc: "Trong ngôi mộ này, không có minh văn mà nàng đã đề."
"Ngôi mộ này, làm gì phải là cái đó cơ chứ?" Nguyệt Nương khóe mắt rưng lệ, nàng lặng lẽ mỉm cười một hồi lâu rồi đưa ánh mắt nén đau tận xương nhìn cô ấy, lắc đầu nói: "Ta dùng xương bò thay thế vào lăng mộ vốn có của nàng, chuyển quan tài của nàng đến nơi đây, cho nàng mặc kim lũ ngọc y (đồ liệm thường dùng cho hoàng đế và quý tộc), bảo vệ thi thể năm năm không thối rữa, chỉ mong có một ngày, có thể hồi sinh nàng."
Ánh mắt của nàng vì câu nói cuối cùng mà trở nên thê lương lại cố chấp, trong mộ thất với những làn gió lạnh lẽo, khiến cho A Âm cùng Tống Thập Cửu rùng mình, Đồ Lão Yêu bước qua đứng ngang hàng với Lý Thập Nhất, nhưng lại không dám bước đến gần bức tường tà quái đó, chỉ dám nói: "Hồi sinh?"
Hắn cùng A Âm nhìn nhau, nếu như là ngày xưa, chắc là sớm đã chửi một câu nói xàm rồi, nhưng đối mặt với công chúa cành vàng lá ngọc, xương đầu gối tựa như mềm ra, không tài nào nói ra được một câu phản bác.
"Đúng vậy." Nguyệt Nương ngẩng đầu lên, ánh mắt chậm rãi nhìn sang ngọn đèn dầu le lói, rồi lại liếc nhìn bộ hài cốt trên sàn. "Ngươi có từng nghe qua, cây phản hồn?"
Tống Thập Cửu chậm chạp nhìn về phía Lý Thập Nhất, Lý Thập Nhất nhấc tấm lưng đang tựa trên tường lên rồi lại tựa về đó, nói: "Trong 'Thập Châu kí': Tây Hải chi thượng, Tụ Quật châu trung, thân vi địa thượng, hữu đại thụ, dữ phong mọc tương tự, nhi hoa diệp hương văn số bách lý, danh vi phản hồn thụ."
*Chú thích: Thập Châu kí: một cuốn tiểu thuyết với những câu chuyện kì quái
Phía trên biển Tây, trong Tụ Quất châu, trên đất Thân Vị, có cây lớn, giống như cây phong, hoa lá thơm ngát trăm dặm, tên là cây Phản Hồn.
Cô nhìn thấy đôi mắt Tống Thập Cửu sáng như tim đèn đang chăm chú lắng nghe, nên nói tiếp: "Dữ ngọc phẫu trung chử thủ trấp, chế Phản sinh hương. Tương Phản sinh hương trí vu tử thi tỵ hạ, tử thi văn chi, phục nại hoạt."
*Chú thích: Nấu trong nồi ngọc lấy nước, chế ra Phản sinh hương. Đem Phản sinh hương đặt dưới mũi của người chết, người chết ngửi được sẽ sống lại.
"Không ngờ lại có chuyện thần kì như vậy." Giọng Tống Thập Cửu giòn giã, rồi cô lại hỏi Nguyệt nương: "Vậy nàng tìm được cây Phản Hồn rồi sao?"
Nguyệt nương thu cánh tay đặt trên quan mộc của A Uyển về, hít nhẹ hai cánh mũi rồi nói: "Ba năm. Ta một mặt thượng tấu cầu xin thu thập văn tập của A Uyển, một mặt dốc toàn sức của cả nước tìm kiếm cây Phản Hồn, cuối cùng vào mùa xuân của Tiên Thiên (niên hiệu của Lý Long Cơ) năm thứ hai tìm thấy."
Nàng bước đến trước hài cốt của mình rồi ngồi xuống, dùng đầu ngón tay so sánh với đốt xương đang vươn ra trước, tựa như đang tự an ủi, cũng tựa như đang cảm khái, thậm chí còn có chút tức giận, nàng đưa ngón trỏ vào giữa khe hở của đống xương trắng, bên trong trống rỗng, báu vật khuynh thành cũng đã hoá thành cát vàng.
Nàng thở dài nói: "Tiên Thiên năm thứ hai, vì ta quyền thế quá thịnh, khiến cho hoàng đế bất dung, bị ép tự vẫn, ta ôm hận nuốt độc, tâm sự duy nhất chưa hoàn thành, cố hết sức trốn đến khu rừng núi này, từ cửa sinh mộ đạo đi vào mộ của A