Thật ra, đời trước là bởi vì cái tên Trụ Vương kia chọc giận nữ Oa, cho nên mới có chuyện Nữ Oa sai Đát Kỷ xuống trừng phạt lão ta, dẫn đến cái triều đại Trụ này sớm bị tuyệt diệt.
Mà, cái giai thoại của Na Tra, Khương Tử Nha, Tháp Lý Thiên Vương cùng vài vị thần linh khác được tạo ra cũng bởi cái lúc hỗn loạn thế chiến này.
Nhưng Nữ Oa đời này vong mạng sớm, hài tử của nàng lại được Lạc Hy bảo hộ mà an toàn lớn lên, trở thành những vị thánh ở Lục Địa Thất Hải.
Còn Khang Tư lại cùng Nữ Oa vong, cho nên đời này, Trụ Vương kia là đắc tội phải ai? Vốn Diệp Lạc Hy cũng sẽ không mấy để tâm lắm đến cái tên Trụ Vương kia, nhưng trên thực tế thì người lão Trụ kia chọc giận hiện tại không phải là tiểu di nương của nàng mà là….
Nha đầu Nguyệt Hoa nhà nàng nha.
Nguyệt Hoa là thánh nữ của Ma giới.
Ma giới, Thiên Giới, Minh giới hợp lực cùng nhau dẹp yên chiến loạn Tà Thần, giữ bình yên cho thiên hạ này.
Kết quả hậu chiến chính là Ma giới, Thiên giới, Minh giới kí nghị hòa bình với nhau.
Cái sự bình yên này vì thế mà cũng trôi qua suốt vài ngàn năm nay, khiến cho tam quan của các thế hệ lớp sau càng ngày càng thay đổi về cái nhìn của các vị thần cõi Tam Thiên.
Nữ Oa là cố thượng thần, nhưng nàng lại là vị thần đã chết, cho nên Lục Địa Thất Hải đối với nàng chỉ xem như giai thoại nổi tiếng chứ không thờ cúng như những vị thần linh còn sống.
Tiêu Nguyệt Hoa – thánh nữ Ma giới, cũng được xem như một Nhiếp Chính của Ma giới, phò trợ Ma Tôn Tiêu Nguyệt Hoa, cũng là huynh trưởng của nàng thống nhất Ma giới.
Lục Địa Thất Hải có người thờ thiên thì cũng có kẻ thờ ma, cho nên miếu của Tiêu Nguyệt Hoa cũng được lập ra với sự kính trọng muôn phần của con dân Đông thổ chốn Huyền Mẫn đại lục.
Tiêu Nguyệt Hoa tuy đối với quyền lực không hứng thú, nhưng cũng thỉnh thoảng sẽ giúp cho những kẻ yếu thế hơn tu ma đạo thuận lợi bình an, tu luyện thành ma, trở thành những hạt giống tốt của Ma đạo.
Đương nhiên, với một người có vị thế, có tài năng và có phẩm hạnh đạo đức cao như Tiêu Nguyệt Hoa, đối với miếu thờ của nàng cũng được nhân gian lập ra với vẻ tôn nghiêm bậc nhất.
Lại nói đến chuyện cúng viếng của Trụ Vương này.
Trụ Vương trị nước, muôn dân đương thái bình.
Thế nhưng, sau khi cận thần Văn Trọng ra đi, bên cạnh vua lại xuất hiện hai tên ung nhọt làm tổn hại đất nước, khiến cho đất nước bước dần vào thế lung lay.
Lại nói, năm đó tiết tháng ba, vua Trụ ngự triều, Thừa Tướng Thương Dung tâu:
“Ngày mai là ngày rằm, nhằm vía đức thánh nữ Ma giới Tiêu Nguyệt Hoa, xin bệ hạ đi dâng hương cầu phước.”
Vua Trụ hỏi: “Thánh nữ là người thế nào đến nỗi Trẫm phải bỏ ngai vàng đi dâng hương?”
Thương Dung tâu: “Bà Tiêu Nguyệt Hoa nguyên là em gái của vị Ma Tôn trẻ nhất trong lịch sử ma giới, hắn hiện tại là một Huyễn Vương cường giả cấp chín, thống lĩnh Ma giới, tên là Tiêu Nguyệt Dạ.
Tuy nói là ma, nhưng thánh nữ lại nhân đức hiền từ, năng lực vô biên, rất hiển linh lắm.”
“Trước kia Ma Tôn đột ngột biến mất, sau chiến sự của Tà thần, dẫn đến muôn dân Ma giới bị rút hết ma năng, lầm than hết chỗ.
Cũng may nhờ có Thánh nữ Tiêu Nguyệt Hoa dùng nguyên thần luyện hóa chính mình, trở thành một cái túi hút lấy linh lực khắp nơi về, chuyển hóa thành ma năng, ổn định cho sự tồn vong của Ma giới.”
“Đời vua Kiệt đuổi Thành Thang, thái tổ là người tu ma đạo, đạo hạnh không đủ, cũng chính là Thánh Nữ đã ra tay cứu giúp.
Sau khi thái tổ định thiên hạ, Thánh Nữ còn ban cho sự phồn vinh, để đất nước mưa thuận gió hòa, con dân nước ta an cư lạc nghiệp, bình yên xã tắc đến tận ngày nay.
Xin bệ hạ đến đó dâng hương, chẳng nên khinh dễ, cũng là ghi nhớ công ơn giúp thái tổ dựng nước.”
Vua Trụ nghe xong, hắn gật gù nhận lời: “Nếu vậy mai Trẫm sẽ đến đó dâng hương cầu phước, sẵn dịp du ngoạn một chuyến.”
Hôm sau, vua truyền long giá ra đi, các quan đi theo phò tá rất đông.
Ba ngàn binh kỵ mã, tám trăm quân Ngự Lâm do Hoàng Phi Hổ điều khiển, trước sau đông nghẹt.
Xa giá đến đâu dân chúng đều thắp nhang đèn trước cửa vọng bái.
Khi đến trước đền thần Thánh nữ, vua Trụ bước xuống xe đến nơi chính điện đặt một đĩnh trầm, và các quan đồng lạy.
Vua Trụ trông thấy trong điện trang nghiêm lắm, những hình tượng toàn bằng vàng ngọc đứng hầu hai bên.
Những cặp con trai cầm phướng đúc vàng, những tượng con gái chạm bằng ngọc đứng dâng hương.
Trên điện không thiếu gì hạc múa loan xòe, rồng bay phượng lộn, đèn chưng như sao mọc, khói tỏa như mây mờ, uy nghiêm chẳng khác gì đền vua.
Hắn ta đang say mê, thì bỗng một luồn gió nhẹ thổi qua làm bức màn vẹt qua, vua trông thấy tượng bà Nữ Oa rất rõ, hình dung như một người sống chẳng khác gì một nàng tiên, hương trời sắc nước không đâu bì kịp.
Lời xưa thường nói: “Nước gần mất thì có yêu nghiệt hiện ra.”
Vua Trụ nhìn tượng thần Thánh nữ Tiêu Nguyệt Hoa, không nháy mắt tự nhủ với lòng:
“Ta tuy làm vua giàu có bốn biển, nhưng trong tam cung lục viện không thấy có người nào được cái nhan sắc như vậy.”
Nghĩ rồi truyền thị vệ đem bút mực đến, và đề một bài thơ ngay trên vách tường:
"Lạnh lùng trướng phủ xõa màn loan
Bóng sắc khen ai khéo điểm trang
Liễu uốn mày ngài khoe sắc lục
Xiêm tung sóng nưóc điểm non vàng
Hải đường sương đượm màu tươi tốt
Thược dưọc mưa nhuần bóng vẻ vang
Ðem về cung điện dựa thiên nhan"
Thừa Tướng Thương Dung thấy vua Trụ đề thơ như vậy thất kinh quỳ tâu: “Thánh nữ tuy không phải thượng cổ thần tôn, nhưng công đức vô biên, cảnh giới cao thâm, người đồng trang không ai có thể sánh cùng nàng, lại hiển linh vô cùng.
Tôi tưởng bệ hạ chỉ nên dâng hương cầu phước cho mưa thuận gió hòa, sóng trong biển lặng.
Còn việc đề thơ có ý trêu cợt như vậy không nên.
Xin bệ hạ truyền lấy nước rửa đi kẻo thiên hạ trông thấy truyền ngôn cho bệ hạ không có đức chánh.”
Vua Trụ nói: “Trẫm thấy tượng thần xinh đẹp, đề một bài thơ tán thưởng chớ chẳng có ý gì khác.
Vả lại Trẫm là thiên tử cũng nên để lại mấy vần thơ này cho thiên hạ rõ nhan sắc của bà, và chiêm ngưỡng vần thơ của