***
Khi chú lính chì nghiêm mặt, dắt Giang Phảng raba khỏi mê cung hỗn loạn, Nam Chu đang ngồi trên sàn gỗ bên cạnh bàn cờ.
Một chân của cậu chống khe cửa cẩn thận, dường như sợ nó sẽ bất ngờ khép lại.
Ánh sáng bên ngoài như dây leo, men theo cổ chân của cậu lan ra chiếu sáng cả cơ thể, mang tới cảm giác như thể toàn thân cậu được làm từ ánh sáng.
Câu chuyện thuộc về Giang Phảng đang nằm ngay ngắn trên đầu gối cậu.
Nam Chu ngồi rất gần cái xác khô.
Cái xác khô ngồi cứng trên ghế.
Không ai biết nó đã ngồi đây bao lâu.
Quần áo nó vụn nát, da tróc xuống, chỉ miễn cưỡng duy trì bộ khung của một con người.
Bởi vì thời gian dài nhìn bàn cờ, lưng nó cong xuống giống như đang khiêng cái nồi.
Cho dù như vậy, khi ánh sáng chiếu vào trong, nó chẳng thèm quan tâm tới da và từng khối thịt đang rơi xuống, cố gắng vùng vẫy ngẩng mặt lên khỏi bàn cờ.
Ánh mắt nhìn phía ánh sáng mang theo khát vọng, thèm muốn, chờ mong.
Đây là cực hạn mà nó dồn hết sức mới làm được.
Khi Giang Phảng ra ngoài, Nam Chu đang bắt chuyện với nó:
– Anh ở đây bao lâu rồi?
Xác khô im lặng.
– Rất lâu rồi phải không.
Chắc hẳn anh cũng là một người chơi nhỉ?
Xác khô im lặng.
– Anh có thể hiểu tôi nói gì không?
Xác khô vẫn im lặng.
– Xin chào?
Nam Chu vẫn bám riết không buông, rõ ràng khuôn mặt của cậu nhìn thì lạnh lùng không vướng bụi trần nhưng cực kỳ sinh động đáng yêu.
Chú lính chì đặt Giang Phảng xuống, nhảy lò cò vào sâu trong giá sách tìm Lý Ngân Hàng.
Trò chơi kết thúc, Giang Phảng chậm chạp đón nhận ký ức từ trong sách, cười cười đi tới:
– Đang nói gì đấy? Cho tôi tham gia với được không?
Nam Chu dừng cuộc đối thoại một người nhàm chán, nhìn Giang Phảng:
– Ban nãy anh rất nguy hiểm.
– Sơ ý quá.
Giang Phảng tháo bím tóc đuôi sam ra, vừa bện lại vừa thờ ơ nói:
– Vốn dĩ theo kế hoạch thì chỉ ăn tới mười chín tuổi, cùng lắm thì tới hai mươi hai.
Biến cố xảy ra ở chỗ lính chì đi tuần nửa tiếng một lần.
Nếu như cơ hội chuyển ngược thế cờ trong một đòn xuất hiện trong khoảng thời gian nửa tiếng khi lính chì không thể đi tuần mới thích hợp nhất.
Nam Chu vẫn không tán thành hành động mạo hiểm của mình:
– Có thể đợi thêm mà.
Giang Phảng nhún vai ra vẻ không sao:
– Bọn họ đã đánh ba ván, tôi mới đợi được cơ hội này.
Bỏ qua lần này, ai biết được muốn đợi thế cục “chiếu tướng” lý tưởng phải mất bao lâu?
Dứt lời, Giang Phảng khẽ nghiêng đầu, nở nụ cười rạng rỡ với Nam Chu:
– Còn nữa, chẳng phải tôi tin tưởng cậu hay sao?
Không biết tại sao, dường như Nam Chu đang né tránh nhìn thẳng vào anh.
Cậu “ừ” một tiếng qua loa.
Sau đó trả quyển sách trên đầu gối lại cho Giang Phảng.
Giang Phảng cầm lấy:
– Cậu nhìn trộm rồi à?
Nam Chu lắc đầu:
– Không hề.
Chậc.
Giang Phảng không biết vui hay nên buồn.
Đây là ván bài Giang Phảng cược thêm cho chính mình ngoài trò chơi.
Anh cược Nam Chu tò mò sẽ xem trộm bí mật của mình.
Từ ngày gặp lại Nam Chu ở xe bus, Giang Phảng vẫn luôn nghĩ nên nói cho cậu quá khứ kia, hay bỏ qua chuyện cũ, làm lại từ đầu.
Có một số chuyện khó nói ra miệng, anh vừa muốn Nam Chu nhìn thấy, vừa sợ Nam Chu nhìn thấy.
Cho nên anh lựa chọn chơi một trò chơi, mạo hiểm một lần, gửi gắm tâm sự và hồi ức của mình vào tay Nam Chu.
Anh cược Nam Chu nhìn thấy.
Nhưng, anh lại thua bởi cậu thêm lần nữa.
Không biết tại sao, mỗi lần Giang Phảng muốn cược trái tim với Nam Chu, anh đều bại bởi cậu.
Giang Phảng bật cười, đầu ngón tay hơi sững lại.
Có lẽ ký ức của anh đã bị sách ăn tới chín mươi phần trăm, cho nó ăn no rồi ép nó nhả ra, tâm trạng của nó chẳng hề tốt.
Cho nên, ký ức của Giang Phảng khôi phục rất chậm.
Khi hồi ức ùa về não, sẽ mang theo cảm giác xa lạ, cho nên Giang Phảng phải tốn thời gian để thích ứng và tỉnh táo.
Khi câu chuyện là chữ viết, nó miêu tả từ góc nhìn của người thứ ba.
Trong vô số mảnh hồi ức nhanh chóng lướt qua, Giang Phảng chợt phát hiện, trong hồi ức năm chín tuổi của mình có thêm một số nội dung xa lạ.
Dường như anh đang ở trên một cái cây rất lớn, có một căn nhà cây chữa lành rộng khoảng hai mươi mét vuông.
“Căn nhà này do Giang Phảng và bố mẹ cùng nhau xây dựng.”
“Trong nhà có điểm tâm ngọt, hoa quả ăn không bao giờ hết, đồ chơi chơi không bao giờ xong, còn có vô số sách, có ảnh chụp gia đình Giang Phảng.
Có lò sưởi ấm áp, loại hệ số an toàn rất cao.
Có chiếc giường, chiếc thảm lông mềm mại nhất trên thế giới này.”
“Từ đó trở đi, mỗi lần gặp chuyện đau khổ anh đều trốn ở đây.”
“Khi anh buồn, trời sẽ đổ mưa vì anh.”
“Nước mưa rơi trên nóc căn nhà gỗ, lửa cháy bừng bừng trên củi an toàn, phát ra tiếng ồn trắng* thoải mái.”
*Tiếng ồn trắng là những âm thanh đặc biệt dễ chịu, có thể loại bỏ đi những tiếng ồn xung quanh để giúp trẻ nhỏ dễ đi vào giấc ngủ.
“Anh ấy ngủ an lành trong tiếng mưa và tiếng lửa.”
“Vừa ngủ dậy, tất cả đau đớn đều tan đi.”
Giang Phảng cau mày.
Nội dung của đoạn ký ức này ăn khớp với logic của anh.
Nhà anh vốn dĩ nằm trong thành phố.
Quả thực cách nhà anh mấy kilômét có một công viên rừng rậm.
Khi còn nhỏ, bố anh thường dẫn mẹ và anh tới đó dùng bữa.
Nhưng sau năm chín tuổi, anh đã không còn hồi ức ấy nữa rồi.
Anh bôn ba trong thế giới trên mặt đất và thế giới ngầm của Kiev.
Anh phải đưa mẹ tới trung tâm cai thuốc và rượu, làm gì còn thừa sức mua giường với thảm cho mình?
Cho dù có nghĩ như vậy anh cũng không rảnh để làm.
Còn về ảnh chụp chung của bố mẹ, càng không cần phải nói.
Sau một lần rượu say, mẹ anh đã đốt tất cả ảnh chụp chung của bố mẹ trong nhà.
Giang Phảng mười tuổi muốn giấu tấm ảnh chụp chung cuối cùng trong ví tiền nhưng cũng bị người mẹ điên cuồng giành mất.
Anh chỉ có thể mở to mắt nhìn ngọn lửa cắn nuốt tấm ảnh và ví tiền bố mua cho anh.
Nói cho cùng, chỉ có trẻ con mới cần căn phòng chữa lành, đặt đầu xuống ngủ một giấc là tất cả những thương tổn trong lòng đều có thể tự lành lại.
***
Không khó để đoán nguồn gốc của đoạn ký ức kỳ quái này.
Chỉ cần nghĩ sơ qua, đôi mắt màu bạc của Giang Phảng hơi liếc xuống, cảm giác ấm áp dâng lên trong tim.
Có một người, cầm sách ký ức của anh, sáng tạo cho anh một khoảng hồi ức ấm áp.
Đoạn hồi ức giả dối viết từ nét bút chì xám dịu dàng, trong đó anh đắp chiếc chăn ấm áp nhất, ngủ trên chiếc giường mềm mại nhất.
Màu sắc nét chì cực kỳ giống với bút chì Nam Chu phác họa những ngày nay.
Chút