Vị Hôn Phu Luôn Phát Rồ Vì Bất Lực

Kiếp trước - Một


trước sau

Kiếp trước: Một

Editor: Seina

ₒo????oₒ

Trên cõi đời này, có rất nhiều việc đều trước lạ sau quen.

Cái chết cũng không ngoại lệ.

Ở cái thời đại mà tôi sinh ra, dịch bệnh đầy rẫy, con người tựa cỏ rác. Các quý tộc trong kinh thành nhìn qua tuy sống những ngày tháng trong nhung lụa, nhưng cũng không trốn thoát khỏi cái bóng của bệnh lao và các bệnh khác, thường không đến 35 tuổi là xuôi tay từ trần.

Lần đầu tiên trải qua cái chết là khi tôi mới tròn 18 tuổi.

Tôi cũng không phải vì bệnh tật mà chết.

Hoàn toàn trái ngược với song thân cùng mất sớm, từ khi tôi có kí ức tôi chưa từng bị cảm lạnh bao giờ, tôi vẫn có thể tung tăng nhảy nhót trong cái mùa đông lạnh muốn chết, tinh lực tràn đầy khiến mọi người kinh ngạc.

Ở thời đại mà sinh mệnh của con người mong manh tựa như ánh nến trước gió, tôi từng không khác gì so với quái thai.

Tuy nhiên, ngoại trừ thân thể quá mức khỏe mạnh thì tôi cũng không có một ưu điểm nào khác —— gia thế, nhan sắc, lối ăn nói, học thức, cho dù có lôi ra một tiêu chuẩn nào nữa thì tôi chỉ miễn cưỡng giãy giụa ở ngưỡng cửa đạt tiêu chuẩn, ở rất xa so với xuất sắc.

Mẹ nói, chỉ cần tôi sống vui vẻ là được.

Vì vậy, tôi không khóc khi bà ra đi.

Bởi vì tôi không khóc, những người vốn cảm thấy tôi kỳ quặc kia càng thêm chắc chắn rằng tôi đã quái dị từ khi sinh ra.

Tôi không yêu thơ ca, không yêu thu buồn nhớ xuân, nhìn hoa rơi cũng sẽ không vén tay áo lau nước mắt, về những câu ngâm câu ca sẽ mãi ngu dốt, kể cả cục đá trong đình viện càng có tình người hơn tôi, càng hiểu được cái gì được gọi là phong nhã hơn.

Có một số việc không có logic như thế đó, rõ ràng là tôi đã mất đi mẹ, chỉ bởi vì tôi không thể hiện đau buồn đáng ra phải có trước mặt mọi người, thì bị mọi người chỉ chỏ sau lưng ngay.

Thanh danh là một thứ quan trọng như tính mạng khi ở xã hội con người, đối với phụ nữ mà nói, nó càng giống như một cây đao luôn treo lơ lửng trên đầu vậy.

Nếu tôi không có hôn ước, nói không chừng đến khi tôi chết đi cũng sẽ không có một vật được gọi là hôn phu.

Này, có phải vừa rồi tôi đã dùng từ vật đúng không?

Mấy chi tiết nhỏ nhặt này để ý làm chi.

Hơn nữa, nói vị hôn phu thành một vật, bộ có gì đó không đúng sao?

Bạn là vật, tôi là vật, mọi người đều là vật, nói chung thì không có gì khác biệt cả. Tựa như số phận của bạn là số phận, cũng giống như số mệnh của tôi thôi.

Với những người không thể hiểu điều này đều cho rằng gia tộc của mình, hoặc là ông già bà già nhà mình tài tria hơn người……

Từ từ, mấy điều này dường như đang đề cập đến vị hôn phu của tôi –– Chính xác mà nói, là vị hôn phu tiền nhiệm.

Vị hôn phu tiền nhiệm của tôi xuất thân từ một gia tộc lớn có bề dày lịch sử, tùy tiện dậm chân một cái, giới quyền quý trong kinh thành sẽ bị ảnh hưởng bởi chấn động này.

Vậy tại sao cành cao mà nhiều người đều muốn trèo lên lại rớt xuống trên người cha tôi, vốn là một quan văn bình thường, lại còn chủ động ngỏ lời kết thân, chuyện này phải bắt đầu từ thể chất vị hôn phu của tôi.

Nói một cách nhẹ nhàng, vị hôn phu tiền nhiệm của tôi có hơi, rất và rất yếu gà.

Từ khi bị mắc bệnh nan y thuở niên thiếu, hắn vẫn luôn ở trong dinh thự được bao quanh bởi rèm trúc dày,  chậu than trong căn phòng quanh năm rực lửa.

Lúc người khác rời cửa đạp thanh, hắn trạch trong phòng.

Lúc người khác ngâm thơ đối câu, hắn trạch trong phòng.

Thánh Thượng băng hà cũng là lúc cục diện chính trị loạn thành một nồi cháo, hắn vẫn trạch ở trong phòng cách biệt với thế nhân như cũ.

Không thể thấy gió, không thể ra cửa, thậm chí ngay cả tận hưởng ánh nắm ấm áp trải dài đình viện cũng làm không được, người đã từng là con cưng của trời cao nay đã thành đồ sứ mỏng manh vô dụng, nếu bản thân không phải là con trai độc nhất, có lẽ đã bị gia tộc vứt bỏ từ lâu.

Việc của tôi có thể là để vị hôn phu yểu mạng này trở nên khỏe mạnh, tôi, một con người không có giá trị gì ngoài thể chất, cứ vậy mà bị lựa chọn bởi vận mệnh kỳ lạ.

Năm tôi đính hôn ấy, tôi vừa tròn mười tuổi.

Năm mười tuổi đó, vì muốn nhìn thử vị hôn phu được cho bệnh tật ốm yếu, tôi đã học được cách trèo tường.

Lần đầu tiên trèo tường thành công, tôi đã bị người hầu của hắn đuổi ra ngoài. Toàn bộ quá trình xảy ra hắn chỉ ở trong phòng, rèm trúc dưới mái hiên hiếm khi được kéo lên, thoáng nhìn qua chỉ có thể thấy được dáng hình thon gầy, mái tóc đen tựa rong biển, từng lọn xoăn xoăn duyên dáng.

Tôi bắt đầu trèo tường thường xuyên, cha đối với việc này nhắm một con mắt mở một con mắt.

Sau khi cha nối gót theo mẹ mà qua đời, tôi được đưa vào sống trong dinh thự của vị hôn phu này, không cần phải trèo tường nữa.

Một năm đó, tôi mười bốn tuổi.

Vợ chồng quý tộc thời đó hiếm khi ở cùng nhau, họ có dinh thự của riêng mình, đến buổi tối mới có thể gặp nhau, hình thức hôn nhân này được các thế hệ sau gọi là phóng thê hôn (Hôn nhân thăm vợ).

Vấn đề ở chỗ, tôi không phải quý tộc, tình huống vị hôn phu của tôi lại đặc thù, dựa theo ý gia tộc hắn thì ngược lại, ước gì linh vật là tôi ở bên cạnh hắn nhiều hơn để xua đuổi hết bệnh khí.

Căn phòng đầy mùi thuốc đã trở thành nơi tôi quen thuộc nhất.

Người thân hắn không thường lui đến, sợ bị dính phải vật ô uế, mọi người thời đấy rất kiêng kị thứ này, giúp việc và hầu gái cũng không ở trong phòng lâu. Tôi, thân là một quái thai mắc bệnh, nghiễm nhiên trở thành người thân thiết nhất với hắn.

Cái thân thiết này là tôi tự cho.

Vào mùa đông, gió tuyết ở kinh thành vô cùng rét lạnh, đối với người bệnh ốm yếu mà nói, đây quả thực chính là một thử thách tàn khốc.

Tôi bao quanh căn phòng bằng những tấm ván gỗ, phải thật chặt chẽ để gió lạnh không lùa vào, các góc trong phòng đều có chậu than, phải canh chừng nó liên tục vì lửa bên trong nhất định không được tắt.

Mùa đông trước kia rất khắc nghiệt. Bông vẫn chưa phổ biến, quần áo của mọi người cũng không có khả năng chống lạnh, dù đã đắp lên mười mấy lớp vải mỏng nhưng đôi khi vữa cảm thấy mỏng manh như cũ.

Hằng năm, có không ít người bị chết cóng ở trong và ngoài kinh thành.

Vì để tránh cho vị hôn phu của tôi cũng trở thành một trong "không ít người" đó, tôi thường dậy lúc nửa đêm, trong bóng tối không nhìn thấy gì, len lén đưa tay sờ sờ mạch đập, đo nhiệt độ cơ thể hắn, xác định hắn vẫn còn thở.

Hắn vẫn luôn thở.

Vị hôn phu của tôi có một nỗi ám ảnh vượt mức bình thường về việc sống sót, có đôi khi tôi nghi ngờ rằng điều hắn ham thích không phải sự sống còn của bản thân, mà là một thứ khác.

Dựa theo những cảm xúc ấy, nếu nhất định phải đặt tên cho nó, có thể gọi là không cam lòng.

Hoặc là nói, phẫn nộ.

Sự phẫn nộ lạnh lẽo ẩn dưới vẻ ngoài tuấn nhã, cho dù là ai, thấy được cư xử tao nhã và cách nói chuyện bất phàm, thì khó có thể tưởng tượng được người

này sẽ có bộ mặt khác.

Năm mười sáu tuổi, bệnh tình của vị hôn phu chuyển biến xấu. Rõ ràng lúc trước đã trở nên tích cực hơn, nay lại tự dưng chuyển biến xấu.

Tôi nhớ cái buổi sáng ấy, tầm giờ cơm trưa, có một vị đại phu giỏi nhất kinh thành đến xem bệnh cho hắn. Đó là một đại phu rất có tâm với nghề, viết lời dặn của đại phu rất chi tiết như mọi ngày, đưa cho tôi dược liệu được bọc trong giấy dầu, dặn dò tôi phải chú ý bệnh tình và phải chăm sóc hắn cho kỹ.

Trong phòng phát ra âm thanh, có một vật nặng nề gì đó rơi xuống. Tôi kéo cửa ra, cái đầu tươi cười hòa ái của y sư bị dao bổ ra, mềm nhũn ngã xuống đất.

Vết máu đỏ sẫm thấm ướt sàn nhà, cánh tay của vị hôn phu yếu gà ngừng giữa không trung, ném dao ra, các khớp ngón tay run run và co giật, ánh mắt nhìn qua tựa như muốn ăn thịt người.

Vốn dĩ tôi đã có cơ hội.

Khi đó, vốn dĩ tôi đã từng có cơ hội.

"Đừng khóc."

Vị hôn phu nhẹ nhàng thì thầm, dùng bàn tay vừa mới gϊếŧ người nâng mặt tôi lên.

Tôi đã ngồi xuống đất từ khi nào? Tôi không nhớ.

Đợi đến khi tôi phản ứng lại, nước mắt đã rời từ khi nào, tầm nhìn mơ hồ không thấy rõ gì cả.

"Suỵt." Hắn nói, "Đừng sợ."

Tay vuốt ve gương mặt tôi, cảnh cáo tôi không được lên tiếng.

Nhưng thứ xé toạc lồng ngực tôi cũng không phải là cảm xúc sợ hãi.

Trong khoảng khắc đó, thậm chí tôi còn không biết tôi vì ai mà khóc, tựa như có một ranh giới nào đó không thể vượt qua đã hoàn toàn sụp đổ vào lúc này.

Vị hôn phu của tôi lại đổi sang vẻ mặt thường ngày, như thể máu tanh xung quanh, thi thể ngã trên mặt đất không tồn tại, trên khuôn mặt tái nhợt nở một nụ cười.

Nhưng tôi đã thấy nó. Một khuôn mặt khác, như một loài độc vật nào đó mọc lên từ mặt đất, được bao phủ bởi gai và những bông hoa cuồng dại.

"Ngươi phải giúp ta."

"Đừng nói cho những người khác, được không?"

"Cũng như ngươi chỉ có ta, ta chỉ có ngươi." Hắn chậm rãi giả vờ ôn nhu, nhưng đôi mắt hắn đang nói dối, lòng cũng đang nói dối.

Tôi nói: "Ngươi không thể như vậy."

Nhưng hắn là thế, hắn đã luôn như vậy.

Một y sư nhỏ nhoi biến mất khỏi kinh thành cũng sẽ không khiến người khác chú ý.

Chỉ lưu lại một dấu vết duy nhất, một vũng màu nâu sẫm trên sàn gỗ.

Vũng máu đó, tôi đã lau rất lâu.

Lúc ấy hắn hết bệnh một cách thần kỳ. Hắn không còn ốm nằm trên giường, mặc triều phục một lần nữa, ngày ngày ra vào cửa cung đỏ son, ra dáng một quý công tử ưu nhã trước mặt mọi người, thân thể khỏe mạnh không ngờ được.

Nhưng tôi biết hắn bắt đầu sợ ánh mặt trời, tôi biết rằng khi hắn nhìn chăm chú vào người khác, trong mắt có một cảm giác tựa như đói khát điên cuồng.

Sự thèm ăn của hắn bắt đầu giảm dần, nhưng cử động lại không trở nên suy yếu và chậm chạp.

Mọi người xung quanh dường như không biết được điều này, trong kinh thành lần lượt có người mất tích, không ai vì chuyện này nghi ngờ vị hôn phu của tôi cả.

Ngoại trừ tôi.

Có một đêm, tôi đột ngột tỉnh dậy lúc khuya. Trong phòng không có bóng dáng hắn. Tôi mang thêm áo khác bước ra khỏi dinh thự, ánh trăng nhàn nhạt trải qua những con phố vắng lặng của kinh thành, những bóng mây đen trôi lững lờ theo những bức tường tựa ma quỷ.

Khi tôi thấy hắn trên một cây cầu ở ngoại ô kinh thành, hắn đang ném một thi thể đã ăn xong xuống.

Khuôn mặt thứ đó không rõ, có lẽ đã từng là con người mà giờ lại như một cái túi rách nát bị ném xuống cầu, biến mất trong dòng nước đen ngòm.

"Muzan."

Năm mười tuổi ấy, tôi đã biết rằng tôi có một vị hôn phu, tên hắn là Kibutsuji Muzan.

Tôi đặc biệt lén trèo tường để nhìn hắn, trong lòng nghĩ, tại sao lại có người tên là Muzan vậy?

Cái tên nghe thôi cũng thấy thảm rồi.

Người trên cầu liếc mắt qua. Đó không còn là đôi mắt của con người.

Đêm đó là lần cuối cùng tôi nhìn thấy hắn.

Sau đó, vị hôn phu biến mất. Hỗn loạn không đủ để hình dung cục diện rối rắm mà hắn để lại.

Người nhà, đồng liêu, đối thủ của hắn, những người tôi đã thấy và chưa thấy qua dường như xuất hiện cùng một lúc. Bọn họ khó có thể tin được, họ rất nghi ngờ nhưng đó là tôi, chắc chắn rằng tôi là người duy nhất biết được hướng đi của hắn, hắn không có khả năng rời khỏi kinh thành thật, cứ đi như vậy.

Nhận định của họ sai, nhưng đồng thời lại chính xác.

Kibutsuji Muzan không rời khỏi kinh thành.

Trong mấy năm hắn biến mất, hắn tạo ra những con quỷ khác. Không biết tại sao một trong những con quỷ đó lại xuất hiện trên đám cưới con gái của Trung Nạp ngôn.

Tôi thường không tham gia những hoạt động như thế này, cũng không có hứng thú ngồi sau bình phong dùng quạt che mặt cả đêm. Nhưng có một khoảng thời gian, có tin đồn rằng có người ở gần La Thành nhìn thấy Kibutsuji Muzan biến mất hai năm. Người tung tin đồn này ra không ai khác chính là đứa con gái của nhà Trung Nạp ngôn đại hôn đêm hôm đó.

"Chỉ là lời đồn thổi thôi."

Rõ ràng tôi đã tự nhủ với mình như vậy, những vẫn phá lệ, lần đầu lựa chọn đi dự tiệc.

Bình phong ngã xuống, tiếng thét chói tai của khách khứa rất nhanh thay thế bằng những tiếng kêu thảm thiết. Máu tươi đỏ sẫm bắn tung tóe khắp nơi, con quỷ đó còn đang gặm mấy miếng con mồi hấp hối đang giãy giụa thì bắt gặp phải tầm mắt của tôi.

Trước thảm kịch xảy ra đêm đó, loài người không hề biết được trên đời này sẽ có loại quỷ như vậy tồn tại.

Tôi chết khi tôi mười tám tuổi.

Tôi bị quỷ ăn sống.

ₒo????oₒ

Seina: Có chút thú vị, truyện lấy bối cảnh thời Heian của Nhật lại xuất hiện La Thành của Trung Quốc =))))

Thật ra tấm bìa đầu chương là bìa tôi tính đặt đó, nhưng cười ói ẻ quá =))))


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện