Cám ơn đề cử của bạn K nhá
Nhưng mà tác hết đạn rồi bạo không nổi
Loài nào không mẹ sinh ra
Con nào bất hiếu mà qua lòng mình?
Chim đa bi tiếng đưa tin
‘Mẹ mi đã mất, liệu tình mà xoay’
Quy luật trời đất vốn rộng lượng và đáng kính, đáng yêu vô cùng, tựa như một người ‘MẸ’ vĩ đại cao cả trong lòng mỗi người con nhớ mẹ.
Dù cho sinh linh có tàn phá, hủy hoại thiên nhiên đến đâu thì ‘MẸ’ cũng vẫn luôn dung thứ và là chỗ dựa cho mọi sinh linh cả về mặt vật chất lẫn khía cạnh linh hồn.
Có người nói vũ trụ này không thần cũng chẵng có hồn.
Nhưng nếu ‘MẸ’ chẵng có thần có hồn thì tại sao vạn vật lại được sinh trưởng và biết yêu được yêu, biết vui được chia sẽ?!
Có người nói vũ trụ này chỉ là do giác quan tưởng tượng ra.
Nhưng nếu ‘MẸ’ không có thân có thể thì liệu có ai có thể không ăn mà no, không uống mà chẵng khát?!
Tâm hồn ‘MẸ’ vô hình nhưng luôn ở đó, thân xác ‘MẸ’ hữu hình lại có mấy người quan tâm!
Nhưng dẫu cho ta có lờ đi cảm nhận của ‘MẸ’, đối xử tàn nhẫn với tự nhiên, thì ta vẫn sống!
Không phải vì ta cường mạnh và độc lập, tự chủ!
Mà bởi vì ‘MẸ’ quá yêu ta!
Nhưng kẻ mà muôn dân trăm họ ngộ nhận là ‘CHA MẸ’ thì không như vậy.
“Cái gọi là quan lại như phụ mẫu, vua yêu dân như con đều là nhãm nhí!”
Loại tuyên truyền chính trị như thế chỉ là cách mà bè lũ thống trị tham tàn ở đất Trung Nguyên dùng để mị hoặc, ngu hóa những người dân bần hèn vất vả, thiếu ăn thiếu mặc, thiếu cả cơ hội tiếp cận thông tin, tri thức.
Nhưng thời thế đã đổi thay, những con người đã từng nghèo đói cả thân xác lẫn tinh thần nay đã có chỗ dựa.
Đó là một chiếc khăn úa màu đại diện cho ánh nắng vàng của Thái Dương!
Đứng trên mô đất nhỏ nhô lên giữa đám người, vị cừ soái tân nhiệm của đạo Thái Bình ở khu vực Dương Châu dõng dạc giơ lên chiếc khăn vàng.
“Đều là nhãm nhí, chớ tin lời thế gia, chớ tin lời tham quan!
Chỉ có chiếc khăn này là thật!
Nó sẽ giúp các ngươi tìm lại tự tôn, bảo chứng sinh tồn!
Buộc lên đầu chiếc khăn này các ngươi sẽ dũng mạnh!
Buộc lên đầu chiếc khăn này chúng ta sẽ no ấm!
Buộc lên đầu chiếc khăn này thiên hạ sẽ Thái Bình!”
(P/s: hiệu ứng thôi miên đám đông kiểu cổ đại)
Trong tâm mắt của vị cừ soái, hàng ngàn hàng vạn con người nghèo khổ dương mắt nhìn lên chiếc khăn chất chứa niềm hy vọng sống cuối cùng trong lòng họ.
Trong tay họ cũng có một chiếc khăn như thế!
Vận mệnh không còn do trời, không còn do vua quan, thế gia hay bất kỳ lực lượng bên ngoài nào ban phát.
Vận mệnh nằm trong tay mỗi người!
Âm thanh oang oang của vị cừ soái như tiếp thêm động lực cho những con người đã từng cam chịu cảnh để hèn, khiến họ dũng mạnh, khiến họ có niềm tin chiến thắng, khiến khát khao thái bình an ấm của họ lần nửa trỗi dậy từ sâu trong tâm khảm.
“Trời xanh đã chết, trời vàng nổi lên!” Một người hô
“Trời xanh đã chết, trời vàng nổi lên!” Ngàn người nối theo hô
“Trời xanh đã chết, trời vàng nổi lên!” Tất cả đồng thanh hô vang trời
Đầu năm 177 sau Công Nguyên, ở quận Cối Kê, Dương Châu, có người cường hào bản địa họ Hứa tên Chiêu mượn danh nghĩa đạo Thái Bình, tự xưng cừ soái, dấy binh công thành, dùng khẩu hiệu là ‘mở kho tham quan, phát chẩn cứu tế’, ‘đoạt ruộng ác bá, chia cho dân nghèo’
Bởi trước đó ôn dịch hoành hành, lại có ‘Tiên Sư Vu Cát’ ban nước phù thủy chữa bệnh cứu người nên dân theo đạo Thái Binh rất đông, quân khởi nghĩa đi đến đâu là có người hô ứng đến đó.
Thái thú Cối Kê là Doãn Đoan ứng phó bất lợi, bị quân khởi nghĩa đánh bại thảm hại, kẻ thù chính trị dâng thư lên triều nói lời cay nghiệt.
May có thuộc cấp là Chu Tuấn bí mật đến Lạc Dương hối lộ quan duyệt tấu chương, ‘Thập Thường Thị’, nên Doãn Đoan chỉ bị giáng cấp.
Thái thú tân nhiệm thấy Chu Tuấn có tài lại trọng tình nghĩa nên ‘nâng hiếu liêm’ rồi ‘đề cử’ với triều đình, thế là Chu Tuấn ‘được cử’ đi Thanh Châu, Đông Hải quận, Lan Lăng huyện làm huyện lệnh.
Quan mới đến thay, đốt ba đống lửa, triều đình Lạc Dương cũng không quá quan tâm đến tình hình phương Nam mà lại tiếp tục lao vào vòng xoáy quyền lực tranh đấu giữa vua và quan, hoàng quyền và thế gia, ‘trung hưng cải cách’ và ‘lợi ích nhóm’.
Nhưng cũng vì thế mà tình hình khởi nghĩa ở phương Nam ngày một gay gắt, các tộc Bách Việt đã rục rà rục rịch muốn hưởng ứng khăn vàng, mượn thời cơ giành lại độc lập tự do.
Giang Nam võ lâm có lời đồn rằng Huyền Kính Ty theo lệnh Hán đế qua sông tìm hiểu tin tức, mục tiêu là các thủ lĩnh Bách Việt, muốn thực hiện kế hoạch chém đầu.
Thế nhưng suốt 3-4 tháng trời không một kẻ nào trở lại giang Bắc cũng chẵng có tin tức nào lộ ra.
Chỉ biết là Lưu Hoành nhiều lần cho gọi vị đạo nhân ‘Tả’ vào cung diện thánh, lấy lý do là nhớ con trai Lưu Biện muốn gặp mặt.
Có điều, từ khi cựu Hoàng Hậu Tống Nhu bị đày vào lãnh cung còn con của Hà Quý Nhân lại được phong Thái Tử, thì khắp nơi trên đất đã có lời đồn rằng chính Lưu Hoành mới là kẻ đầu độc giết chết các người con trai trước đây của mình vì không muốn ngoại thích tương lai là danh môn vọng tộc.
Kẻ giang hồ chỉ yêu nghe lời đồn mà suy diễn, vậy nên việc một người máu lạnh vô tình như Lưu Hoành đột nhiên nhớ con đến độ liên tục phải yêu cầu gặp mặt thì quả là điều quái tai.
Thế là các hiệp khách lại kháo nhau rằng: “Phương Nam tất có biến, có lẽ lại xuất hiện mấy vị nữ Vương, vu Vương”
Nhớ năm đó Lưu Triệt binh phong cực thịnh, vẫn có Tây Vu Vương hiệu triệu các tộc Việt ở Giao Châu, liên hợp với hậu nhân của Triệu Đà kháng Hán, dù biết lấy trứng chọi đá nhưng quyết không để văn minh Bách Việt bị đồng hóa điêu linh.
Nhớ năm đó Lưu Tú trung hưng bừng bừng, vẫn có Trưng Nữ Vương dấy cờ tụ nghĩa thề nguyện dựng lại nghiệp xưa Việt Hùng, dẫu cho Mã Viện mang cường binh xuôi nam dựng trụ đặt mốc thì đến nay người Việt hãy con nhớ lời nguyện thề của hai vị Nữ Vương.
Tạm rời khỏi tình hình khói lửa phương nam để đến với chốn ‘văn minh’, ‘trung tâm tinh hoa của thế giới’.
Nhân Tiết Thanh Minh là dịp tảo mộ cúng bái hiếu kính tổ tiên, Lưu Hoành xuất lĩnh các quan văn võ đi Hoàng Lăng viếng các vị tiên đế.
Thị lang Hoàng Uyển dâng sớ tâu rằng thiên hạ nhiều nơi tang thương loạn tượng, ấy là vì đức nhân rộng của thánh thượng chưa đến được với muôn dân, nay nhân việc kính viếng Hoàng Lăng, khuyên thánh thượng nên ban chiếu ân xá thiên hạ, ấy là hành động thiết thực để tỏ lòng thành với các vị minh quân tiên hiền.
Lưu Hoành cho là phải, đặc phái ‘Thập Thường Thị’ tổng hợp danh sách những người nên được ân xá, sớm ngày trình lên.
‘Thập Thường Thị’ nhận tiền ăn rơ từ trước, không ra ba ngày liền dâng sớ trình, trong đó hàng đầu chính là người bị đày đi Hà Sáo vào năm ngoái, Thái Ung.
Thế gia Trung Nguyên đối với việc này thì cười hà hà ở trong bụng.
Một là Thái Ung thoát tội đày nhưng không có nghĩa sẽ lại được vào triều để tiếp tục giúp đỡ Lưu Hoành chèn ép thế gia.
Chỉ cần thế gia còn hùng cứ nơi điện Kim Loan thì còn khuya Thái Ung mới có thể lần nữa bước chân vào.
Hai là nhà họ Thái đất Trần Lưu đã dọn mộ xuôi nam, vượt sông đi vào nơi thâm sơn man rợ rồi, chẵng còn là quý tộc Trung Nguyên nữa, qua mấy đời thông hôn với Bách Việt thì cũng bị xa lánh thành di thôi, đến lúc đó có khi Hàn môn sĩ tử cũng chả còn trọng vọng Thái Ung.
Ba là bây giờ phương Nam có loạn tượng, dấy binh chống chính quyền là tội chém đầu.
Chỉ cần thao tác thỏa đáng, có lẽ có thể ép Thái Ung tham gia vào quân khởi nghĩa, đến lúc đó thì nhà họ Thái sẽ rơi vào cảnh vạn kiếp không có đường quay đầu.
Vậy nên không đợi đến Thái Ung dâng biểu từ chối lời mời hồi triều của Lưu Hoành, thì đã có người nhanh tay tới trước.
Chính là Thái Thú quận Sóc Phương Vương Trí, thượng cấp của Sóc thành lệnh Lương Chính.
Số là Thái Ung, Hoàng Hùng và cả Lương Chính đều đã có chuẫn bị từ trước, công văn ân xá vừa tới thì cùng ngày buổi sáng liền xuất phát xuôi Nam, gấp gáp vô cùng.
Lương Chính thì vì dạo gần đây thấy Thái Ung vui vẻ hoạt bát hẵn lên, nên cứ ngỡ là Bá Dương tiên sinh muốn gấp hồi triều, phụ đỡ bệ hạ trung hưng Hán Thất.
Kỳ thật là vì Thái Ung nhớ vợ con người nhà, và cũng háo hức cái nơi mà theo lời học trò là mùa đông không lạnh, quanh năm nắng ấm, mưa gió thuận hòa hơn xa Trung Nguyên.
Đi ngang qua quận trị Sóc Phương, Thái Thú Sóc Phương Vương Trí liền chặn lại mở tiệc khoãn đãi, cũng muốn nhân tiệc này tuyên đọc ‘mật thư’ của Lưu Hoành vời Thái Ung hồi triều.
Làm sao năm ngoái đi qua chốn này, Vương Trí tị hiềm rúc trong thành, không thèm ngó tới Thái Ung dù chỉ một liếc.
Lại thêm bây giờ Thái Ung muốn gấp xuôi Nam nên cũng lười gặp Vương Trí bởi tuy ông không phải người có thù tất báo nhưng không có nghĩa là ông bị mất trí nhớ.
Anh trai Vương Trí là thái giám Vương Phủ, thuộc cấp đắc lực của Tào Tiết, chính là kẻ trình lên chứng cứ ngụy tạo vu tội Thái Ung.
Còn nữa, mặc dù theo lời Cao Phóng thì việc ám sát ông là do Thái Nguyên Vương thị trực tiếp làm nhưng ai biết được có dính dáng gì tới Hà Nội Vương thị hay không, dù sao hai nhà cách nhau cũng không xa, trăm năm trước chắc là anh em nha.
(P/s: Bởi vì luật lệ triều Hán không cho người địa phương làm quan chấp chính tại quê hương mình cho nên xuất hiện một chiêu lách luật là phân gia.
Đem thành viên gia tộc mình phân đi châu quận khác lập nghiệp, vậy thì có thể quay về bản tộc làm quan, bản tộc cũng có thể tới địa phương của phân gia làm quan.
Tất nhiên là ngoài lý do này thì còn yếu tố chiến tranh, chạy nạn, trốn tội, vân vân rất nhiều, nên không thể chắc chắn là do nguyên nhân nêu ra đầu tiên)
Thế là Vương Trí liền dâng sớ cáo Thái Ung có hiềm khích với triều đình, các quan lại thế gia lại hùa nhau khuyên hoàng đế rằng Thái Ung bị uất nhất thời chưa thông, bây giờ nhà họ Thái đã xuôi nam định cư, có lẽ nên để Thái Ung đi phương nam an dưỡng một thời gian, sau này đợi hắn nghĩ thông lại vời vào triều.
Một chiêu nói giảm nói tránh của thế gia vừa hợp lợi ích bản thân họ vừa hợp lòng Thái Ung, duy chỉ có Lưu Hoành là bực bội nhìn ‘trung hưng hiền thần’ không cánh mà bay.
Tuy được sự ‘hợp tác’ kịp thời từ những kẻ tưởng rằng địch nhân ai ngờ ‘đồng đội’, nhưng Hoàng Hùng không được khoái hoạt như Thái Ung.
Khi vừa vào địa phận Tư Châu thì nhận được thư nhà khẩn cấp do chính tay nghĩa phụ Hoàng Thừa Ngạn đưa tới.
Đọc xong lá thư, Hoàng Hùng chỉ đành để Từ Hoảng và A Bố tiếp tục hộ tống Thái Ung còn bản thân thì cùng với sáu quái buộc khăn trắng, đi theo Hoàng Thừa Ngạn, cấp tốc chạy không dừng vó về Kinh Châu.
“Hùng nhi!
Nhận được thư này thì mẹ đã đi gặp cha của ngươi.
Mẹ hi vọng Hùng nhi có thể sống một đời an ấm.
Trong nhà ngoại trừ nghĩa phụ của ngươi, tiểu Nhã và Ngô, Đinh, Lê, Lý, Trần, Nguyễn sáu vị gia thần của cha ngươi để cho ngươi, thì ngươi tuyệt đối đừng tin ai hoàn toàn.
Bảo gồm cả thúc công của ngươi.
Phải nhớ vách có tai, rừng có mạch, kính có mắt.
Nghĩa phụ của ngươi sẽ giúp ngươi lấy về ‘Lạc Việt Thần Điểu’.
Đó là thứ thuộc về ngươi, chỉ có ngươi thôi con trai, nhớ giấu cho kỹ đừng có lại đưa ra ngoài.
Nếu có một ngày phía trước không đường, thì thần điểu sẽ chỉ lối cho ngươi.
Đọc xong thư này thì đốt đi.
Nhớ ghé nhà thắp cho ta nén nhang.
Khóc sướt mướt vào.
Nếu có thể làm cái ai vãn văn điếu, hiếu kinh thơ ca gì đó thì càng tốt.
Ngươi quá vô danh rồi con trai của mẹ
Mẹ của con, Hoàng Dung”
Mấy ngày sau, bên bờ Trường giang.
Trong sự tham dự chứng kiến của đại biểu các tất cả các thế gia lớn nhỏ của đất Kinh Tương, và một số thế gia Xuyên Thục, Ngô Hội vừa mới gấp gáp chạy tới.
Cùng sự có mặt của hàng vạn người dân Hán lẫn Việt, giang hồ nhân sĩ lẫn hàn môn học sĩ, lê thứ bình thường lẫn hào phú thương gia.
Thể theo di nguyện của người đã khuất, nhân vật số ba trong nhà họ Hoàng, lãnh tụ thực tế của phái thương nghiệp nhà họ Hoàng đất Kinh Tương cũng như ‘lão đại’ của các thương nghiệp thế gia phương nam, niềm tự hào của rất nhiều bậc cân quắc đất phương nam và cũng là ‘đại thiện nhân’ trong giới võ lâm, chuyên nâng đỡ tương trợ cho những hàn môn hiệp khách, nho sĩ khốn khó, dương cao thiện nghĩa, bài trừ tà ác.
Linh cữu của Hoàng Dung được thủy táng cùng với những kỷ vật của người chồng mất sớm.
“Kinh Châu Hoàng thị song tinh tú,
Giang nam cân quắc đô lĩnh tụ,
Võ lâm hào kiệt dương nghĩa phú,
Trường thủy ba đào ấp lòng nhu, …”
Hòa cùng gió xuân nồng say tình cảm và sóng nước vỗ bờ như mời rượu, là những lời ai điếu vang lên theo giọng đọc tha thiết bi ai của một người anh trai mất đi em gái, một người tài năng xuất chúng hiếm có mất đi tri kỷ.
Hoàng Thừa Ngạn thay cháu đọc điếu văn kính mẹ!
Về phần Hoàng Hùng, hắn thật diễn không nổi, không phải vì hắn không biết diễn, hắn đã diễn thì đám anh hào cùng thời phải bái làm sư phụ.
Nhưng mà đây là mẹ mình nha!
Có những thứ nằm ở bên ngoài lăn ranh, chỉ cần ngươi còn có một chút đạo đức, một chút yếu lòng thì ngươi sẽ mãi mãi không với tới được, không thể làm được.
Người ta có thể bi ai thống thiết như mất cha mất mẹ trong tang lễ của một người dưng nào đó nếu được cho đủ tiền.
Nhưng nếu là trong tang lễ của cha mẹ mình, hơn nữa còn là tang lễ giả, thì có đem ngai thiên tử giao cho Hoàng Hùng hắn cũng không bước qua được lằn ranh đó.
Bảo hắn ngồi trong phòng một mình soạn thảo văn án ca ngợi công ơn vài tài năng của Hoàng Dung thì hắn còn làm được.
Nhưng bảo hắn khóc lóc sướt mướt, bi ai thống thiết đọc điếu văn cho người mẹ còn sống thì hắn làm không được.
Cho nên hắn chọn một cách vô cùng đơn giản.
“Công tử, công tử.
Ngươi sao vậy.
Công tử”
“Hùng nhi! Hùng nhi làm sao vậy!”
“Lão gia chủ! Công tử đau lòng quá ngất xỉu rồi”
“Trương y sư! Trương y sư!”
“Hoàng công tử bi ai quá độ, tinh thần suy kiệt.
Ở đây gió lớn người nhiều, tạp khí độc phong không tốt.
Mau mau đem Hoàng công tử đi nghỉ ngơi”
“Thừa Ngạn, ngươi tiếp tục chủ trì tang lễ Dung nhi.
Ta đưa Hùng nhi đi nghỉ ngơi”
Hoàng Uyển mặt mày xanh xám vàng vọt chỉ huy đám gia nhân mang Hoàng Hùng đi nghỉ.
Thấy cảnh này thì những người khách viếng cũng bắt đầu chau đầu ghé tai than tiếc.
“Haizz! Tội nghiệp cho tiểu công tử Hoàng Hùng, còn nhỏ