(P/s: quote ở cuối chương.
Cho những ai đang tìm)
“Vị huynh đài phía trước!
Tiểu đệ có thể mạo muội xen vào một câu chứ?”
Tiểu công tử nhà giàu quay sang thì gặp Hoàng Hùng đang ôn tồn đi tới cuối chào.
Thầm nghĩ ‘tiểu tử này lời nói lễ độ, ăn mặc ra dáng con em thế gia, sau lưng còn đi theo mấy tên người hầu, xem chừng địa vị cũng tương tự mình, không phú thì quý.
Thế là thu lại vẻ khinh khỉnh, cười hướng Hoàng Hùng đáp lễ nói.
“Thỉnh giảng!
Xin lắng tai nghe!”
Hoàng Hùng chắp tay cám ơn, nói:
“Huynh đài vừa rồi đưa ra ‘Hổ trắng không phải hổ’ phải chăng xuất từ Danh gia Công Tôn Long, Bạch Mã Luận?”
“Chính phải”
Gặp hắn thẳng thắn thừa nhận, không chút kiêng kỵ, Hoàng Hùng vui mừng trong bụng, biết tiểu đồng chí đây cũng không phải xuất thân từ thuần Nho học thế gia, loại kia cải lý không lại liền báng bổ tư tưởng của người khác, bảo thủ cổ hủ.
Thế là Hoàng Hùng cũng không thèm diễn nho lễ ngụy kịch nữa mà cười lớn:
“Ha ha ha!
Tiểu đệ vừa vặn cũng nghiên cứu chút bách gia học thức, chẳng hay huynh đài có thể chỉ giáo một phen?”
Gặp Hoàng Hùng đổi giọng, tiểu công tử nhà giàu nhất thời không ứng biến được, song cũng cảm thấy càng hợp ý mình, thế là nói thẳng:
“Hừ!
Có chuyện mau nói, có rắm mau thả, chớ dài giòng!”
Thế nhưng Hoàng Hùng trực tiếp không nhìn hắn, quay sang người thiếu niên thợ săn hỏi:
“Xin hỏi một tấm da hổ đổi được 10 bao gạo như vậy phải không?”
Vừa nói vừa chỉ mấy bao gạo trên xe bò.
“Vâng, phải” Thiếu niên thợ săn đáp
Hoàng Hùng lại quay sang tiểu công tử nhà giàu:
“Huynh đài, thứ ta nói thẳng!
Ngươi có chút ép mua ép bán, phi thương bất danh, ly kinh phản đạo!”
(P/s: truyện này xây dựng ‘thương gia’ và ‘danh gia’ đều là bách gia chư tử.
Thương gia lấy Việt quốc Phạm Lãi làm Thương Tử xuất sắc nhất, chủ trương phát triển thương nghiệp để cho mọi người thỏa mãn nhu cầu của mình, không còn tham sản vật nơi khác, chấm dứt tranh đấu, đồng thời chủ trương tán tài tế bần, đem tiền bạc tích lũy được đi làm từ thiện)
Tiểu công tử nhà giàu nhíu mày, chỉ là còn chưa kịp đáp thì Hoàng Hùng nói tiếp:
“Da là da, Hổ là hổ, Trắng là trắng
Da với hổ mới là da hổ
Da với hổ với trắng mới là da hổ trắng
Da hổ mười bao gạo, thêm trắng tự nhiên chỉ có thể càng nhiều, không thể kém
Vì sao chỉ cho 5 bao?
Trắng cũng không phải là trừ bớt năm, cũng không phải là chia làm đôi.
Phạm Lãi năm đó hai bàn tay trắng làm nên cơ nghiệp, mấy lần tán tài lại càng dựng lại cơ nghiệp nhanh hơn.
Trắng cũng không phải tội, ngược lại, rất đáng quý vậy!”
Trong khi thiếu niên thợ săn choáng não lần hai thì tiểu công tử nhà giàu lại mắt mở to tựa như muốn tỏa sáng lấp lánh, nhìn thật kỹ Hoàng Hùng như thể tri kỷ lâu ngày không gặp lại:
“Nói tốt!
Không nói Danh Thương, liền nói Y.
Vạn vật sinh ra đều tuân theo thường quy, như chim bay, cá lặn, hổ màu cam có sọc đen, người có tứ chi.
Sinh vật sinh ra khác thường, là bệnh.
Tựa như người tàn tật.
Y thư cổ ghi lại, có người sinh ra thì trên thân mang đốm trắng, sức lực yếu ớt hơn người thường, y dược nan trị, mệnh ngắn.
(P/s: Bạch tạng, google đi)
Ta từng gặp qua trong nhà chó vàng đẻ 6 con, 5 con vàng chỉ 1 con có màu trắng, yếu ớt không kêu, chỉ sẽ ăn nằm, vài tháng liền vô bệnh mà chết, 5 con còn lại đều sống tới giờ.
Ra ngoài du lịch từng nghe dân biển kể lại, bắt được cá có đốm trắng lạ thì không nên cho bà bầu ăn, sinh con phát bệnh dữ.
Bình thường, hổ cũng không phải màu trắng,
Cho nên có thể thấy hổ trắng kỳ thật bị bệnh, so với hổ thường muốn yếu hơn.
Giá cả tự nhiên muốn thấp hơn”
“Ha ha!
Huynh đài lần nữa ly kinh phản đạo.
Truyền rằng thần nông nếm bách thảo, mỗi loại đều khác nhau.
Có chút thuốc quý nhìn qua lại giống như độc thảo thông thường.
Có chút độc thảo, dùng đúng cách lại có thể y bệnh cứu người.
Thế gian muôn hình vạn trạng, phải trực tiếp nghiên cứu chứng nhận, mới có thể kết luận thực hư.
Người, chó, cá và hổ vốn không giống nhau.
Chó ăn tanh bẩn có thể sống, thỉnh thoảng ăn cỏ mà nôn tự giải độc.
Người bình thường làm được sao?
Cá sống dưới nước không sợ chết đuối, lên bờ liền giãy đành đạch.
Người thì hoàn toàn trái ngược.
Hổ sống trong rừng nên cũng khác với người, chó và cá.
Sao biết được hổ trắng cũng yếu ớt, mang bệnh như chó trắng, cá trắng và người có đốm trắng?
Huống hồ, ta xem tấm da hổ này cũng không phải nổi đốm trắng như y thư nói mà là lấy trắng thay cam, đen trắng giao nhau bình thường.
Lại nhìn bộ da kia thô to như vậy, so với những tấm da hổ bình thường mà ta thấy qua đều muốn lớn hơn.
Chứng tỏ con hổ trắng này vốn rất to lớn, khỏe mạnh.
Thử hỏi, nếu nó yếu ớt, bệnh tật, thì có thể săn mồi, ăn no, to béo đến vậy sao?”
(P/s: hổ trắng Ấn Độ không phải bạch tạng nhé, nói là Ấn Độ nhưng phân bố khắp bán đảo Trung Ấn, tất nhiên là vô cùng thương tiếc báo tin đã vào menu gần hết rồi)
Tiểu công tử nhà giàu nghe vậy quay sang nhìn kỹ lại tấm da hổ mấy lần, ở giữa còn dang tay, dạng chân đo thử.
‘Đúng là thô to hơn da hổ bình thường’
Nghĩ vậy, ngoắc ngoắc gia đinh ra hiệu.
Gia đinh hiểu ý, từ trên xe hàng vận xuống mười bao gạo đặt trước mặt cha con thợ săn.
Hai cha con thợ săn đang vui mừng thì tiếng tiểu công tử lại vang lên:
“Muốn gạo hay muốn tiền?”
Vừa nói còn vừa chỉ một ngón tay lên trời.
Lúc này hai cha con mới phát hiện trời đã gần tối rồi,
Bình thường thì khi xuống núi trao đổi hàng hóa, hai người đều đi từ sáng sớm bảnh mắt, đến giữa trưa liền xong xuôi, sau đó ỷ lại sức khỏe, tự mình đem lương gạo vác đến chân núi giấu đi.
Cứ thế thay phiên nhau một người canh một người vác, đến gần tối sẽ có người cùng sơn thôn kéo trâu bò xuống núi trợ giúp mang về.
Thế nhưng hôm nay mặc cả hồi lâu không được, bây giờ đã quá trễ rồi, chỉ sợ không còn kịp nữa.
Hai cha con xoắn xuýt vô cùng, bọn họ là người Sơn Việt, không thạo tiếng Hán, vào trong thành trấn toàn bị lừa, mà không vào trong thành trấn thì cầm tiền làm gì.
Hoàng Hùng nhìn vậy cũng lý giải, vì ở Trường Sa thì hắn cũng thường xuyên cùng sơn dân tiếp xúc, phải nói là sơn dân quanh vùng Trường Sa đều tranh nhau bán đồ cho Hoàng Hùng.
Thế là Hoàng Hùng lại hướng công tử nhà giàu nói:
“Huynh đài,
Theo ta thấy thì cổ xe bò kia đem tặng cho họ luôn chứ sao!”
“Gì!
Mắc gì?
Xe này đã củ, đồ bỏ đi không tính, nhưng trên xe vẫn còn 5 bao gạo.
Còn có con bò này cũng không phải mấy bao gạo liền có thể đổi tới”
Tiểu công tử nhà giàu khoanh tay lại quay mặt đi tỏ vẻ khinh thường.
Hoàng Hùng không đáp mà quay sang hai cha con thợ săn nói bằng tiếng Sơn Việt:
“Cháu nói công tử kia đưa ra cổ xe và mười lăm bao gạo, không có bò giúp.
Chú và anh đây kéo về nổi không?”
Hai cha con gặp Hoàng Hùng nói tiếng của mình thì cảm thấy thân thiết, người cha càng là vỗ ngực không chút suy tư nói:
“Có gì khó, chuyện nhỏ”
Tiểu công tử nhà giàu thì nhíu mày có vẻ bực mình.
Hoàng Hùng cười gật đầu, quay sang tiểu công tử nhà giàu:
“Huynh đài!
Theo ta thấy thì tấm da hổ trắng này không phải da hổ.
Da hổ một tấm mười bao gạo, thêm trắng nữa thêm ra năm bao không quá đi”
Tiểu công tử nhà giàu không ăn bộ này, lấy tay đánh miệng giả bộ ngáp:
“Có thể không nói bạch hổ luận sao?”
Hoàng Hùng biết ý, gật đầu cười nói:
“Vậy nói ngũ hành luận, trắng hành kim, bạch hổ trấn phương Tây tề danh cùng thanh long.
Nghe khẩu âm của huynh đài chính là người vùng này, Ngô địa cực đông, thừa mộc khuyết kim.
Đem tấm da hổ trắng này về nhà, vừa vặn làm trấn gia bảo vật, bổ khuyết cân bằng.
Ngày lễ Tết có khách thăm nhà, cũng có thể lấy ngọa hổ, tàng long làm vế đối.
Uy nghi hùng dũng nhưng không thiếu thanh quý”
Nói vớ nói vẫn một hồi, kỳ thực là khen tiểu công tử nhà giàu kia là thanh long, uy nghi, hùng dũng, thanh quý.
Tiểu công tử nhà giàu cũng nghe ra, thế là cười bảo:
“Mười lăm bao cũng được”
Thiếu niên thợ săn nghe Hoàng Hùng nói thao thao bất tuyệt ù cả tai, không biết lợi hại thế nào, nhưng vừa nghe tiểu công tử nhà giàu đồng ý ra 15 bảo gạo thì mừng húm.
Ai ngờ công tử nhà giàu ngay sau đó liền bồi thêm một câu:
“Nhưng không có xe bò”
Hoàng Hùng thắc mắc:
“Không có bò cũng được, xe lúc nãy không phải nói bỏ đi cũng được sao?”
“Có thể bỏ nhưng không nhất định phải bỏ”
Nói rồi liếc liếc Hoàng Hùng lại liếc liếc hai cha con thợ săn.
Hoàng Hùng cười nói với hai cha con thợ săn:
“Chú với anh đem mười bao gạo bỏ lại lên xe rồi kéo đi đi”
Người cha thành thật làm theo, người con lại giữ tay cha mình rồi tiến lại gần Hoàng Hùng nói nhỏ bằng tiếng Sơn Việt:
“Công tử kia nói không cho xe mà”
Hoàng Hùng lắc đầu cười:
“Anh và chú cứ vác gạo lên rồi kéo xe đi thôi.
Vị công tử kia chỉ muốn xem chú và anh có sức kéo thật không”
Kỳ thực là lo sợ Hoàng Hùng chiếm làm của riêng, thịt luôn hai người thợ săn, lại đổ tội cho mình, dân Sơn Việt bình thường sẽ không gây chuyện thậm chí có phần cam chịu, nhưng một khi đã để họ thù lên thì rất khó bứt ra.
Người thiếu niên thợ săn nghe vậy liền an tâm đi vác gạo, người cha càng là trực tiếp hướng tiểu công tử nhà giàu vỗ ngực rồi cúi xuống khiêng gạo.
Bình thường, một người một lần hai bao nhưng đó là đường dài, lần này người cha trực tiếp hùng hổ một lần ba bao.
Lúc nãy bọn gia đinh của công tử nhà giàu toàn là một người một bao, bước đi còn có chút khập khiểng,
Bây giờ thấy hai cha con thợ săn người hai bao, người ba bao lại long hành hổ bộ như bay thì cũng giật mình kính nể, thầm nghĩ ‘hai người này nhìn bề ngoài gầy gò vậy mà lại thật khỏe mạnh’.
Đặc biệt là công tử nhà giàu kia, nhìn thấy người cha mỗi lần trước khi nhấc gạo lên và sau khi thả gạo xuống đều hướng mình vỗ ngực thì càng là hai mắt tỏa sáng, bật cười thành tiếng.
Hai cha con thợ săn làm hai lần là xong, tiểu công tử nhà giàu cũng ra hiệu cho gia đinh đem dây buộc bò tháo ra, dẫn bò đi.
Hai cha con thấy vậy cười ha ha, hướng Hoàng Hùng nói cám ơn, rồi một người cầm một càng xe, kéo đi băng băng, đi ngang qua tiểu công tử nhà giàu, người cha còn không quên lại bỏ ra một tay hướng hắn vỗ ngực khiến tiểu công tử nhà giàu vừa mới nín cười lại lần nữa muốn bật ra nước mắt.
Hai nhóm người nhìn hai cha con kéo xe bò rời đi xa thì đều cảm khái, song cũng đều vui vẻ, sự việc hôm nay có lẽ sẽ trở thành chuyện trà dư tưởu lậu trên bàn nhậu với huynh đệ giang hồ hoặc khi Tết đến xuân về, có dịp đem ra kể cho em út, con cháu trong nhà nghe.
Đợi bóng hai cha con biến mất trong nắng xế tà, tiểu công tử nhà giàu chắp tay hướng Hoàng Hùng nói:
“Ta là Cố Ung.
Kiến Ninh Nguyên niên xuân sở sinh” (P/s: sinh vào mùa xuân năm đầu niên hiệu Kiến Ninh, 168 SCN)
“Ta là Hoàng Hùng
Thật là trùng hợp.
Hai chúng ta cùng tuổi.
(P/s: Hoàng Hùng thật ra hơn nửa tuổi.
Hạng Long rời đi vào mùa xuân 168)
Lại nói nhìn bàn tay huynh đài có chút chai sạn.
Chúng ta ở độ tuổi này, muốn luyện ra bàn tay chai sạn như vậy.
Lại thêm khẩu âm huynh đài chính người vùng này, họ Cố,
Phải chăng là Ngô Quận huyền học, võ học thế gia Cố thị?”
“Chính phải.
Nhìn xem phía sau huynh đài mấy vị tráng sĩ, thân hình lực lưỡng, bàn tay rắn chắc, ngực nở, bắp chân bắp tay thô, da rám nắng tựa dân miền biển hẵn là thủy nghiệp thế gia.
Chỉ là ta chưa từng nghe qua nhà nào thủy nghiệp thế gia họ Hoàng.”
“Ta đến từ Kinh Tương Hoàng thị, bà ngoại của ta họ Phùng”
“Thì ra là Phùng gia, đồng hương, đồng hương.
Hahahaha”
“Không chỉ cùng quê, ta xem còn cùng sở thích.
Cùng Cố huynh nói chuyện một hồi liền biết sở học kiêm tể bách gia.
Hơn nữa Cố huynh cũng nghe hiểu tiếng Sơn Việt đi”
“Haha!
Hoàng huynh tinh ý, ta đúng là nghe hiểu tiếng Sơn Việt, nhưng nói không tốt lắm.
Về phần kiêm tể bách gia thì không dám nhận, Cố thị của ta gia học bác đại, ta hiện giờ còn chưa học thành nói gì bách gia.
Lại