“Có bàn chân lặng lẽ
Giữa dòng đời như nước cuốn
Chập chờn trắng đen không thể nhìn thấy đáy
Từ trong bão giông vẫn nghe tiếng gọi…”
- Lời bài hát ‘Những Bước Chân Lặng Lẽ’ của nhạc sĩ Vũ Thảo sáng tác năm 1997 cho series phim truyền hình Cảnh sát hình sự.
(P/s: thuần túy quote cảm hứng)
- ------------
Hai tháng sau khi Hoàng Hùng về lại phương Nam để chấp hành nhiệm vụ thanh trừ Ô Giang hội ra khỏi Hồng Nghĩa đường.
Dương Châu, quận Cửu Giang, huyện Nghiêu lệch về phía Tây Nam có một ngọn núi đá không phải rất cao nhưng dân địa phương hầu như không dám bén mảng vào, khách vảng lai nếu cẩn thận tra tìm cũng được khuyên rằng:
“Chớ liều mạng.
Ấy là ổ cướp đấy”
Núi này được dân địa phương đặt tên là Thạch Tùng bởi vì trên núi mọc rất nhiều tùng bách lâu năm, thân cây to rộng, chắc khỏe vô cùng, có thể phục vụ cho rất nhiều ngành nghề, từ đóng thuyền, dựng nhà, đến chế tạo khí giới như cung tên thương côn.
Ngoài ra trên núi cũng không thiếu động vật nhỏ như thỏ, cáo, nai, hoẵng, nguồn nguyên liệu củi đốt cũng vô cùng nhiều, đủ dùng cho 16 thôn quanh đây.
Phương nam khí hậu ôn hòa nóng ẩm, mùa đông ít lạnh hơn nhiều phương bắc, cũng hiếm khi có tuyết rơi, tài nguyên thiên nhiên cũng trù phú quá nhiều, mặc dù tô thuế triều đình mỗi năm một năng nề hơn, nhưng chỉ cần chăm chỉ làm lụng, lại thỉnh thoảng vào núi, lội đầm, kiếm thêm thì cuộc sống cũng rất phong phú, không dám nói giàu có nhưng chắc chắn là thảnh thơi hơn nhiều những ngươi đồng giai cấp ở Trung Nguyên.
Vào 2-3 thế hệ trước, khi ngọn núi tên Thạch Tùng này còn chưa bị phường ác ôn chiếm đóng thì nó đã từng là nguồn thu nhập quan trọng thứ hai của dân địa phương, chỉ đứng sau làm ruộng, cũng nhiều lần đóng vai trò tấm ván cứu sinh mỗi khi thiên tai mất mùa hoặc khi triều đình nổi đóa tăng mạnh chính thu lương thảo.
Thế nhưng bắt đầu từ hai mươi mấy, ba mươi năm trước, bắt đầu có một toán cướp lạ mặt chiếm cứ Thạch Tùng sơn, không những cấm tiệt không cho dân địa phương vào núi kiếm sống, còn nhiều lần giết người đốt nhà răn đe.
Theo những lời kể ra từ trong trí nhớ của những cụ ông cụ bà lớn tuổi thì tác phong của lũ cướp này xem như nghiêm cẩn, ngoại trừ lúc ban đầu thẳng tay tàn sát cả nhà những người chống đối thì suốt mấy chục năm qua chưa từng chủ động cướp phá 16 thôn trong vùng.
Ấy vậy nhưng cuộc sống của thôn dân cũng bởi vì sự xuất hiện của bọn cướp mà bị đẩy vào nơi gian khổ cùng cực, đã có một số lớn gia đình chịu không nổi nên quyết định bỏ xứ ra đi.
Vùng này đã từng là chốn làng quê thanh dã an lành hạnh phúc, dân cư đông đúc, thế nhưng theo lời của bọn bô lão thì quy mô của 16 thôn hiện giờ còn không bằng 2 phần (20%) so với 30 năm trước.
Đương nhiên, đổ tội hoàn toàn cho toán cướp cũng không đúng, bởi vì nguyên nhân trực tiếp là thiên tai và nhân họa trời giáng.
Hán triều xuống dốc không phanh đã từ 50-60 năm trước, Cửu Giang lại là quận vùng biên, ngay trên đất Ngô, bên cạnh đất Việt, quan lại ở đây vốn chẵng có bao nhiêu kẻ xem dân chúng là người, chỉ coi họ như rơm rác hoặc công cụ kiếm chác trước khi thuyên chuyển hay về hưu.
Số trời xoay vần, 3 năm có 1 tiểu tai, 9 năm có 1 đại tai, bất kể là nơi thiên nhiên trù phú hay chốn ách địa hoang vu cũng không khác được, có chăng là sai biệt về mức độ mà thôi.
Những lúc bình thường thì lũ quan lại lười biếng không lo tu xửa mương máng, đốc thúc khai khẩn trồng trọt, chỉ thấy được mùa thì mắt sáng, cố mạng trưng thu, ăn nhiều đến mở trào ra từ rốn.
Rồi khi thiên tai xảy ra, mùa màng thất bát thì bọn tham tàn lại chết sống cũng không chịu mở kho phát chẫn, con đường cứu cánh duy nhất là Thạch Tùng sơn cũng bị giặc cướp khóa chết, người dân của 16 thôn kẻ thì chết đói, người thì bỏ xứ, chỉ có một bộ phận chấp nhất với mồ mã tổ tiên nên kiên quyết bám trụ, nhưng lam lũ cơ cực quấn thân khiến cho họ già đi trông thấy.
Ví như mấy vị ‘lão ông’ và ‘lão bà’ đang kể câu chuyện này, trông bề ngoài nhìn còn già hơn Thái Ung, Hoàng Uyển, lông tóc trắng dã đục màu, da dẻ khô quắt nhăn nheo, mắt mũi ủ rũ vô lực, vậy mà nói ra mới biết còn chưa đến 40.
“Các vị bô lão xin an tâm.
Hôm nay chúng ta đến đây chính là vì diệt trừ kẻ xấu ác.
Sau này sẽ không có ai ngăn cấm mọi người vào Thạch Tùng sơn nữa.
Sắp tới cũng sẽ có đoàn buôn của Đông Hải thương minh đi đến nơi đây khảo sát.
Hàng hóa đặc sản đều sẽ dùng giá cao thu mua, thậm chí còn có khả năng xây Hồng Nghĩa đường, đến lúc đó mọi người có thể kết hợp hái thuốc kiếm sống cùng khám bệnh miễn phí
…
Blah, blah, blah.
Được rồi, trời cũng chập tối, mọi người về đóng cửa nghỉ ngơi, cài then chốt kỹ, trước rạng sáng mai chớ đi ra ngoài.
Ngày mai chúng ta sẽ trả nơi này một mảnh trời xanh!!!”
- Vị nữ hiệp mặt cười tự tin, kết thúc bài diễn thuyết về chế độ đãi ngộ của Giang Nam 3 minh hội với dân chúng bằng một câu cổ động với giọng cao thanh đầy nhiệt huyết.
Vốn ban đầu đã bị những lợi hứa hẹn làm cho hớn hở chờ mong, lại thêm năng lực luyến láy âm giọng tuyệt hảo, nhấn nơi cần nhấn, vang nơi cần vang của vị nữ hiệp cùng với thái độ tự tin của bọn hiệp sĩ phía sau, thế nên đam thanh niên trai tráng đều hăng máu muốn xung phong trợ giúp.
Cảnh ấy để cho đám hiệp sĩ đều vui vẻ không thôi.
Chỉ là nhìn bộ dạng ốm đói xác xơ của bọn họ, cộng với quy tắc hành động do công tử đặt ra yêu cầu rằng chỉ được mượn lực lượng của dân chúng ở phạm vi không ảnh hưởng đến tính mạng và lợi ích trực tiếp của họ.
Cho nên vị nữ hiệp chỉ đành lựa lời khuyên nhũ, lại cầu cứu mấy vị ‘bô lão’ hỗ trợ, cuối cùng mới thành công từ chối.
Một phần cũng vì mấy vị bộ lão rất chân thành trong việc khuyên lùi con cháu mình, bởi vì bọn hắn sống mấy chục năm nay, cũng nhìn thấy không ít hiệp sĩ hô hào thế thiên hành đạo rồi, những người ấy không chỉ chết mất xác mà còn kéo theo một hệ liệt trả thù của đám tặc phỉ lên những thôn dân dám trợ giúp.
Nói thật, nếu không phải đám hiệp sĩ này xem chừng có dính dáng đến Giang Nam 3 minh hội nổi danh nứt tiếng thì mấy vị bô lão cũng muốn khuyên họ rời đi, chớ dây dưa vào việc này mà hại thân.
Đợi đám dân làng đi khuất bóng, từ trong đám hiệp sĩ đi ra một vị lão ông râu quai nón, khuôn mặt chừng 40 tuổi, bước đi lại nhẹ nhàng thoăn thoắt, càng đáng sợ là lúc nãy không có một vị dân làng nào phát hiện ra ông ta, hoàn toàn cho rằng đám hiệp sĩ này chỉ toàn trai xinh gái đẹp 18 đôi mươi.
Ông lão vuốt râu khen một câu:
“Bé Dương làm rất tốt, so với bé Tâm lần trước khá hơn.
Nhưng ngươi còn phải lưu ý … lala lôlô”
Đám hiệp sĩ yên lặng chăm chú nghe ông lão giảng giả, thi thoảng có người gật gầu, thi thoảng lại có người giơ tay hỏi, không khí cứ như một buổi tham quan thực hành vậy.
Cuối cùng khi ông lão dứt lời hẵn thì vị nữ hiệp được gọi là ‘bé Dương’ mới mở miệng:
“Huấn luyện viên.
Lần sau có thể không gọi ta là bé sao?!!
Ta nhớ không lầm đây là lần kiến nghị thứ 11.
Nghe nói quá tam ba bận, 9 là cực số, ngài đã phá hai lần mốc nha!”
Ông lão cười nhếch mép chỉ người nam thanh niên sở hữu khuôn mặt phúc hậu và thân hình cao lớn nhất bọn nói:
“Ngươi thấy bé Tâm có từng một lần phản đối sao?
Chẵng lẽ ngươi cảm thấy mình bự hơn hắn?”
Vị nữ hiệp ‘bé Dương’ nọ long tròng mắt thầm nhũ: ‘Đương nhiên là không! Hắn bự gấp 3 lần ta a!!!’
Ngoài mặt thì trừng ‘bé Tâm’ nọ nói:
“Đều tại ngươi!”
Thanh niên kia tuy to xác nhưng có vẻ rất hiền lành, thậm chí có chút ngây ngô, gãi gãi ót cười làm lành:
“Xin lỗi Dương muội!
Tía má sinh ra tạng người đã thế.
Nếu không thì để ta nhường phần cơm cho muội!”
Hai câu trước còn tạm, qua câu 3 thì thiên hạ bắt đầu chí chóe, càn khôn cũng đà đảo điên.
Cả bọn cười được một lúc thì ông lão huấn luyện viên cảm thấy giải lao đã đủ, liền dậm chân một phát nói:
“Tốt! Tập hợp”
“Lê Hướng Dương có mặt!”
“Trần Tâm có mặt!”
“Lý Phương Nam có mặt!”
“Hoàng Thị Ngọc Bích có mặt!”
“…”
(P/s: thuần túy chém nhãm, nếu có trùng tên đều do trùng hợp)
Chớ nhìn những việc này kiểu cách, rườm rà, nhưng lại là một phần tinh hoa đúc kết suốt hơn mười năm huấn luyện của Nhân Dân Tự Vệ quân, dùng cho rèn luyện tinh thần kỹ luật và ý thức chấp hành nhiệm vụ.
Nhân Dân Tự Vệ quân là tên gọi của tổ chức được Hoàng Dung lập ra để chống