Cuộc gặp gỡ tình cờ với "Bạch Nương Tử" trong cơn mưa làm tôi vui vẻ tận mấy ngày.
Bây giờ nghĩ lại, lý do tôi vui đến thế, chỉ là vì ham muốn tiền tài và vật chất mãnh liệt bên trong tôi.
Tôi nghĩ sự xuất hiện của Thẩm Phương đã đem lại cho tôi hưng cảm dồn dập liên hồi, sau khi tôi đã thắp nên ngọn lửa bừng cháy hướng tới mục tiêu sau này, thì lại gặp được một người có tiền.
Có vẻ thực lực của ông chủ tiệm thuốc Bắc ấy của tôi còn xa lắm mới sánh được bằng chị.
Sự xuất hiện của chị ấy khiến cho dã tâm cháy bừng của tôi tìm được vật dẫn đích thực giữa cuộc đời mờ mịt.
Tôi nghĩ chị giống như một tấm gương sáng, cho tôi tận mắt nhìn thấy lớp trời mây giăng ngoài đời, chứ không phải chỉ trên loạt phim truyền hình của Hong Kong hay Đài Loan.
Trong vài ngày tiếp theo, tôi làm việc cật lực chăm chỉ.
Vì ông chủ biết tôi sẽ đi học lại sau Giáng Sinh, không thể làm việc toàn thời gian trong lâu nữa, ông bất ngờ cho phép tôi tiếp tục sống ở đây sau khi bắt đầu vào học, và tôi vẫn phải tiếp tục làm việc cho ông ấy vào mỗi tuần khi không có tiết.
Tất nhiên, vào những ngày còn lại, tôi vẫn phải giúp ông chủ đóng mở cửa hàng hàng ngày, kiểm hàng sau khi đóng cửa.
Ông ấy có vẻ rất tin tưởng tôi.
Chớp mắt đã tới Lễ Giáng Sinh.
Các cửa hàng bách hóa lớn ở London đã bắt đầu mở đợt bán hàng Giáng Sinh và năm mới từ cuối tháng 11.
Tôi tính toán mất mấy ngày, định bụng mua chút quà cho mẹ và bạn trai, bạn trai tôi chọn quà nhanh lắm, anh ấy vừa nghe tin Adidas ra đôi giày thể thao mới, ngay tức khắc dùng giọng điệu xin xỏ, nói: "Cái này đi, cái này đi." Sau đó còn không quên bổ sung mấy lời ngon ngọt: "Em yêu, em vất vả như vậy mà còn nghĩ đến anh, ôi, anh lại không giúp gì được em." Nói xong còn ra vẻ như đang khóc thật, nhưng điều đó khiến tôi rất vui.
Còn về quà của mẹ, đó là phần làm tôi đau đầu nhất, tôi còn chưa dùng hết đồ trang điểm lần trước về quê đem tới đây.
(Tôi nghĩ chắc do không nỡ dùng nên đành tích góp vào trong tủ lạnh.) Tôi nói muốn mua thêm cho mẹ những thứ đó, bà liền la lên: "Lãng phí, lãng phí, không dùng thì sẽ hết hạn sử dụng."
Ngày đó, tôi tranh thủ mua sắm trong thời gian nửa buổi được nghỉ.
Trên đường đi qua một tiệm trang sức nổi tiếng của Anh, tôi chợt có linh cảm, rằng nên mua cho mẹ một chiếc đồng hồ thật tốt, một chiếc đồng hồ tốt là một chiếc có giá trị tiềm ẩn, thậm chí có thể trở thành đồ gia truyền dùng được trong mấy chục năm.
Mẹ tôi vẫn luôn đeo chiếc đồng hồ mà ông ngoại tặng mẹ vào ngày cưới, đó là một chiếc đồng hồ cơ Titoni - một nhãn hiệu đã có từ rất lâu đời, nhưng kiểu dáng cũ quá, chạy cũng không được chuẩn cho lắm.
Tôi bắt gặp một chiếc đồng hồ Thuỵ Sỹ, nó mang cái tên thật đẹp, "Chopard", tiếng Trung gọi là "Xiaobang (Chopin)".
Những viên kim cương lấp lánh trên mặt đồng hồ là điểm độc đáo của Chopard, tôi rất thích cái tên ấy, vì tôi rất thích các bài nhạc piano của Chopin.
Mặc dù khi tôi học piano hồi còn nhỏ, các bản cầm phổ của Chopin và Carl Czerny từng là thứ khiến tôi chán nản nhất, nhưng con người luôn thay đổi mà.
Chopin rất đắt, tôi biết, mặc dù tôi có đủ khả năng chi trả, nhưng nếu xét đến mức lương của tôi, tôi không thuộc về tầng lớp có mức tiêu dùng này, cũng giống như việc dù tôi có thể mua một chiếc đồng hồ Paket Philippe, nhưng nếu tôi mang nó ra đường thì mọi người sẽ nghĩ đó chỉ là hàng giả.
Tôi luôn nghĩ nếu ai đó đeo một chiếc đồng hồ không hợp, điều đó còn đáng nực cười hơn việc mặc nhầm quần áo.
Thành thật mà nói, tôi không giỏi ăn diện cho lắm, nhưng tôi rất nhạy cảm với đồng hồ và nước hoa, và tôi sẽ không hề nhún nhường khi nói đến chủ đề này.
Tôi vẫn quyết định mua nó, tôi chỉ muốn lặng thầm tặng mẹ một món quà, một món quà thật đắt đỏ và quý giá, nhưng mẹ cũng đã nhìn ra.
Quả thật, sau này khi mẹ tôi đeo đồng hồ vào, mẹ hỏi: "Cái này bao nhiêu tiền?"
"Ồ, cũng không đến nỗi, không đắt lắm đâu."
"Nhìn cũng phải cả nghìn tệ đó."
"À..." - Tôi nghĩ không thể nói giá rẻ quá, bởi nếu thế nhỡ đâu mẹ sẽ đem tặng người khác mất.
"Ôi, tiêu nhiều tiền như vậy, mà không biết hiệu gì." Mẹ làm như chắc hẳn tôi bị lừa mua với giá cắt cổ.
"Chẳng thà mua một chiếc Tissot hoặc Longines." Nghe xong, tôi phải nuốt ngược lại ngụm máu tươi mà ban nãy suýt phụt ra, sau đó, đứng lên và vờ như không hề hấn gì: "Mẹ cũng có bảo con là muốn mua đâu."
Bước ra từ tiệm trang sức, sờ chiếc hộp nho nhỏ trong túi mà lòng đầy mãn nguyện, bước chân cũng trở nên nhanh hơn.
"Này, Minh?" Có người gọi tôi.
Minh? Cảm giác vừa lạ vừa quen, thật kỳ lạ quá, ở đây có rất ít người gọi tôi như thế, đại đa số chỉ gọi tôi bằng biệt danh hơi gần nghĩa với từ đơn "Thuý Hoa" cực kỳ phổ thông ở Trung Quốc.
Có trời mới biết tại sao hồi ấy tôi lại đặt cho mình cái biệt danh như thế.
Quay đầu lại, cả người tôi không khỏi run lên vì kinh ngạc, chắc các bạn cũng đoán được tôi nhìn thấy ai rồi đó.
Bạch Nương Tử tái xuất giang hồ làm trí thông minh của tôi không kìm được mà phát triển theo hướng thanh niên ngu đần.
Tôi líu cả lưỡi, "Ồ, ừm, tiểu thư, chào chị." Lúc đó tôi xưng hô như vậy là có lý do riêng, tôi đã từng thấy tận mắt khí chất của chị ấy, tôi cũng không biết nên gọi chị ấy là gì, còn may là chưa gọi chị ấy là "Bạch Nương Tử".
Tôi nghĩ từ "tiểu thư" này sẽ khiến chị ấy ấn tượng tôi là một người khá hiểu quy củ, mặc dù từ này đã bị cấm ở Trung Quốc vì mang hàm ý khác.
Chị ấy ngây người, có lẽ do chị không hiểu lắm vì sao tôi gọi chị như vậy, nhưng rất nhanh chị đã để lộ ra nụ cười vừa xa lạ vừa thân quen thường thấy: "Ừ, em cũng đi shopping?"
"Vâng, mua, mua chút đồ," tôi cứ bị lắp bắp, "Sắp sang năm mới rồi, phải..."
Chị vừa định mở lời, thì có một âm thanh oang oảng gián đoạn, đó là tiếng Quảng Đông: "Này, bô trai, lại gặp rồi." Tôi nhìn theo hướng phát ra giọng nói ấy, thấy một cô gái ăn mặc rất thời thượng phía sau lưng chị.
Cô gái này, nói thế nào nhỉ, có cảm giác hơi giống Mạc Văn Uý.
Tôi nhìn trái nhìn phải, không biết cô ấy có đang nói chuyện với tôi không, tôi chẳng thấy dấu vết của một người đàn ông nào xung quanh đây cả, hơi bất ngờ, vẻ cười tươi của cô nàng đang chăm chăm vào tôi khiến tôi bối rối không biết nên làm gì.
Thẩm Phương quay đầu lại quở trách cô ấy bằng ánh mắt: "Có nhận nhầm không đấy?" Cô gái đấy lè lưỡi, bĩu môi, không nói gì nữa.
Tôi nhớ hình như đã gặp cô ấy ở đâu rồi, nhưng không thể chắc chắn, hay lẽ nào do tôi đã đọc quá nhiều tạp chí về Mạc Văn Uý?
"Cô ấy là bạn chị, cũng đến đây chơi." Thẩm Phương giới thiệu với tôi: "Susanna, hãy gọi cô ấy là Sue."
Tôi giơ tay ra với cô gái: "Chào cô, tôi là Thuý Hoa." (Tên chính của tôi thì thôi, khỏi nói đi), tôi nghĩ, dù cô Sue có tên Sue hay không thì tôi cũng kệ, tôi còn chưa biết tên chị ấy, nhưng tôi vẫn ngại hỏi.
Thẩm Phương thấy tôi và Sue đã làm quen, tiếp tục hỏi: "Em có đang vội không? Cùng đi chơi nhé?"
Tôi nghĩ, còn khá sớm để quay về tầm chiều, thế là cứ thuận buồm xuôi gió đồng ý, được thôi, trong lòng rất phấn khích.
Có lẽ, ngày đó tôi không biến thành thanh niên ngu đần vì Thẩm Phương không ăn vận khiến tôi "chấn động" như lần trước.
Khi nói chuyện với họ, tôi nhìn xung quanh nhưng không thấy có vệ sĩ hay người hầu mà tôi nghĩ nên có cả.
Hoặc có thể do hôm đó Thẩm Phương mặc quần áo bình thường, tôi cố ý nhìn vào chiếc túi của chị ấy, vẫn ổn, là chiếc túi xách đi chơi của Prada.
Vì vậy, tôi bắt đầu đi lên theo họ.
Lúc đầu, Thẩm Phương kéo Sue bước đi trước, tôi thấy Sue liếc mắt ra hiệu và nói gì đó với Thẩm Phương, có phải cô ấy đang nhìn tôi không? Tôi thấy hơi phản cảm, đoán chắc họ đang nói về tôi, những đứa trẻ con nhà giàu đang đi chơi với nhau, tôi đến đây góp vui làm gì cơ chứ.
Có lẽ do bộ đồ tôi mặc có hơi cổ lỗ sĩ, dù rằng quần áo tôi có sạch sẽ, mái tóc tôi không dính chút bụi, và cũng dù rằng bọn họ đang mặc quần áo bình thường.
Nhưng chỉ cần nhìn cũng đoán ra sự khác biệt to lớn, kiểu dáng quần áo Trung Quốc và nước Anh vẫn có sự khác biệt.
Hoá ra,