Vũ trụ là gì?
Vũ trụ bao gồm tất cả năng lượng và không gian hiện có, được xem là một khối bao quát; là tổng hợp của tất cả những gì được biết và chưa biết, tồn tại và có thể tồn tại, nó chứa đựng tất cả các thiên hà, tức là những tập hợp của các thiên thể như sao và hành tinh, bao gồm tất cả các nguyên tử và các hạt cơ bản cấu thành nên mọi dạng tồn tại của thế giới vật chất.
Thế thì, bên ngoài vũ trụ có cái gì? Còn có điều gì nằm ngoài giới hạn của vũ trụ?
Nếu hiểu vũ trụ là tất cả theo nghĩa đen, là toàn bộ những thứ có thể tồn tại trong mọi không gian và thời gian, thì không thể có bất cứ thứ gì bên ngoài vũ trụ.
Ngay cả khi tưởng tượng vũ trụ có một kích thước hữu hạn nào đó, và tưởng tượng một thứ gì đó bên ngoài, thì bất cứ thứ gì ở bên ngoài cũng phải được đưa vào vũ trụ.
Ngay cả khi vũ trụ chỉ là một khoảng không vô hình, không hình dạng, không tên, hoàn toàn không có gì, thì đó vẫn là một sự vật và được tính vào danh sách "tất cả mọi thứ" theo định nghĩa, vậy thì đó vẫn là một phần của vũ trụ.
Dường như chẳng có thứ gì bên ngoài vũ trụ cả, hay nói cách khác, vũ trụ không có biên, không có giới hạn.
...
Năm 2021, Kanagawa, Nhật Bản.
Trường Đại học Sokendai.
"Khi tưởng tượng về vũ trụ, chúng ta có thể nghĩ đến một quả bóng khổng lồ chứa đầy các ngôi sao, thiên hà và tất cả các loại vật thể thiên văn khác.
Chúng ta có thể tưởng tượng bên ngoài của nó trông như thế nào, giống như một phi hành gia nhìn hành tinh xanh từ trạm không gian."
"Nhưng vũ trụ không cần viễn cảnh bên ngoài để có thể tồn tại.
Vũ trụ chỉ đơn giản là ở đó.
Về mặt toán học nó hoàn toàn nhất quán để xác định một vũ trụ ba chiều mà không cần đến những thứ ở bên ngoài vũ trụ.
Khi tưởng tượng vũ trụ như một quả bóng lơ lửng giữa hư không, chúng ta đang tự chơi một trò lừa tinh thần mà toán học không yêu cầu."
"Về mặt toán học thì vũ trụ không cần phải có gì ở ngoài biên giới của nó."
Miharu đứng dậy và hỏi rất dõng dạc: "Thuyết đa vũ trụ thì sao ạ? Nếu không có gì ở bên ngoài vũ trụ, liệu chúng ta có thể đặt một câu hỏi khác, như là, liệu có vũ trụ nào tồn tại song song vũ trụ của chúng ta hay không ạ?"
Cô gái Miharu, đã hai mươi mốt tuổi và không còn là một cô bé bị bắt nạt nữa, nhưng vẫn là một cô gái mộng mơ với những điều kỳ thú, đặt một vấn đề được đem ra từ trong phim để hỏi vị giáo sư vừa mới khẳng định cho cả lớp Kỹ thuật Không gian nghe là vũ trụ chẳng có gì ở bên ngoài đó cả.
Giảng đường lặng thinh vì câu hỏi của Miharu, rồi có những tiếng cười vang lên, ban đầu những sinh viên này chỉ cười thầm thôi nhưng rồi, vài người không thể lịch sự nổi, họ bật cười thành tiếng, thế là, cả lớp cười ồ lên.
Họ nhìn Miharu, một cô gái trông xinh xắn, có vẻ rất tự tin nhưng lại bị lậm phim ảnh.
Vị giáo sư nâng kính lên để nhìn rõ Miharu, ông hỏi: "Em là sinh viên dự thính à? Ở lớp này sẽ không có ai đặt những câu hỏi như vậy."
Miharu cười rất cươi, cô tự giới thiệu: "Dạ vâng ạ, em đến để dự thính, em là sinh viên của Viện hoạt hình Toei."
Viện hoạt hình Toei?
Lớp học khô khan này lại được một dịp ầm ĩ hiếm hoi khi mà Miharu nói cô đến từ Viện hoạt hình Toei, đây là một trong những trường cao đẳng hoạt hình tốt nhất ở Nhật Bản.
Tuy chỉ là một trường cao đẳng, nhưng Viện hoạt hình Toei còn được đánh giá cao hơn cả Đại học Kyoto Seika, cũng là cây đại thụ trong lĩnh vực hoạt hình, bởi lẽ Viện thuộc sở hữu của công ty Toei Animation.
Đây là hãng phim hoạt hình tiên phong của xứ sở mặt trời mọc đã sản xuất rất nhiều loạt phim nổi tiếng như Dr.
Slump, Dragon Ball, Saint Seiya, Sailor Moon, Slam Dunk, Digimon, One Piece.
Có thể nói sinh viên của Viện hoạt hình Toei là những con người của thực hành, họ thậm chí còn sản xuất các Anime ngay từ hồi còn trên lớp.
Một cô sinh viên của Viện hoạt hình Toei đến lớp Kỹ thuật Không gian của Trường Đại học Sokendai để làm gì?
Vị giáo sư tò mò: "Em đang sản xuất Anime đề tài vũ trụ hay sao?"
Miharu gật gật đầu, trông cô có vẻ hào hứng lắm: "Dạ."
Ông ta cười: "Câu hỏi của em, thực ra lại khá thú vị đấy.
Em tên gì?"
"Takizakura Miharu ạ!"
Vị giáo sư này tằng hắng vài cái để lớp học đang nhốn nháo vì sự xuất hiện của Miharu lắng lại, ông liếc mấy cậu sinh viên hồi nãy cười Miharu:
"Bằng một tinh thần khoa học tuyệt đối, chúng ta có thể phân tích câu hỏi của Takizakura, xem đó như một đề tài thảo luận.
Như tôi đã nói với các em, về mặt toán học thì vũ trụ không cần phải có gì ở ngoài biên giới của nó, chúng ta có thể dựa vào sự phát triển của toán học phức tạp làm công cụ để giải thích được những khái niệm vượt quá những gì chúng ta có thể tưởng tượng."
"Đó là một trong những sức mạnh của vũ trụ học hiện đại, nó cho phép chúng ta nghiên cứu những điều nằm ngoài ranh giới mà con người có thể tưởng tượng được bằng toán học.
Thế nhưng mà, cũng toán học, lại từng thể hiện một vài lý thuyết có nền tảng rất vững chắc về đa vũ trụ."
Vị giáo sư nói: "Tại Dublin vào năm 1952, Erwin Schrödinger đã có một bài diễn thuyết, trong đó ông đã cân nhắc một cách vui nhộn với khán giả rằng những gì ông sắp nói có thể cực kỳ điên rồ.
Ông nói rằng khi các phương trình của ông dường như mô tả một số lịch sử khác nhau, thì đây không phải là thực tại thay thế, mà tất cả thực sự đã xảy ra đồng thời.
Chúng được gọi là chồng chất."
"Trong vật lý hiện đại, lý thuyết dây đề cập việc thời gian giãn ra tạo nên vũ trụ, bảy chiều khác vẫn cong nhỏ như trước.
Vũ trụ chúng ta đang sống là một màng bốn chiều, vốn là biên của một hình cầu năm chiều.
Nằm cách ta một khoảng cách vi mô trong chiều thứ năm là một màng khác, được gọi là màng bóng.
Hai màng hình và bóng chỉ tương tác nhau qua lực hấp dẫn.
Khi đó vật chất hay năng lượng tối của màng này chính là vật chất thông thường của màng bên cạnh."
"Còn theo cách diễn giải cơ học lượng tử của Hugh Everett, mỗi đối tượng chưa được quan sát không có một trạng thái nhất định, mà chỉ có chồng chập vô số trạng thái khả dĩ, mỗi trạng thái gắn với một xác suất.
Tuy nhiên, khi thực hiện quan sát, quan sát viên không thấy đối tượng trong trạng thái chồng chập mà chỉ thấy một trạng thái duy nhất của đối tượng được quan sát, ông lý giải hiện tượng này bằng mô hình toán học, trong đó mỗi khi phép đo được thực hiện, vũ trụ phân nhánh, trong mỗi vũ trụ nhánh chỉ còn một trạng thái duy nhất của đối tượng được đo.
Các vũ trụ này hoàn toàn độc lập với nhau."
Miharu mở to mắt, cô hỏi: "Như vậy là có vũ trụ song song phải không ạ?"
Vị giáo sư trả lời một cách từ tốn: "Tôi chắc chắn sẽ không phủ định, nhưng tôi cũng không thể kết luận được.
Chúng ta có thể nghiên cứu những điều nằm ngoài ranh giới mà con người có thể tưởng tượng bằng toán học.
Tuy nhiên, khoa học vẫn còn cần thực nghiệm và cần các bằng chứng, kết luận trên các phương trình sẽ không có giá trị nếu như không có bằng chứng thực nghiệm nào."
Ông mỉm cười: "Tôi đưa ra những lý thuyết này với em, một phần là để cung cấp thông tin, cho em có thể tham khảo vào việc xây dựng tác phẩm Anime của mình, tôi cũng là một người hâm mộ của các phim khoa học viễn tưởng."
Miharu cúi người thật thấp: "Em cảm ơn giáo sư ạ!"
— QUẢNG CÁO —
Event
...
Miharu ngồi tàu về Osaka, cô gái vạch cổ tay áo lên và nhìn xuống mé trong cánh tay, ở đó có một hàng chữ số xanh lè trông như đồng hồ điện tử, chúng đang đếm ngược và thời điểm zero sẽ vào tầm mười ngày nữa.
Cô có