Men rượu càng lúc như càng nồng đậm, giọng cười của Vương phu nhân
càng lúc càng đê mê.
Bà ta nhìn Trầm Lãng bằng một đôi mắt sâu thăm thẳm:
- Trừ những phương pháp khờ khạo ấy ra, công tử không còn thấy tiện thiếp sẽ
làm cách nào khác nữa ư?
Trầm Lãng lắc đầu:
- Phu nhân trong lòng có thiên phương vạn kế, tại hạ thật tình không đoán nổi.
Vương phu nhân cười:
- Tại làm sao tiện thiếp lại phải cưỡng bách công tử? Tại sao tiện thiếp lại không
thể để cho công tử tự nguyện tự giác mà làm?
Trầm Lãng gật gù:
- A... điều đó tại hạ quên.
Vương phu nhân lại cười:
- Không phải quên, mà phải nói công tử làm bộ quên mới đúng .
Trầm Lãng cười :
- Nhưng phu nhân cũng đừng quên rằng muốn cho tại hạ phục tùng tự nguyện là
một điều không phải dễ.
Vương phu nhân cười, một nụ cười thật xứng đáng với tiếng hồn phiêu phách lạc
và bà ta nhè nhẹ đưa tay vuốt tóc...
Bàn tay trắng muốt như ngọc, suối tóc đen huyền dịu mượt như nhung, tư thái
của người thiếu nữ tuyệt trần và bà ta nhìn thẳng vào mặt Trầm Lãng:
- Tự nhiên không phải chuyện dễ, tiện thiếp biết điều đó. Nhưng bất cứ việc gì
càng khó càng khó càng quí nhất là đối với một người đàn bà, chuyện càng không dễ
họ lại càng tha thiết.
Trầm Lãng nói:
- Đó là câu nói hết sức trung thực .
Vương phu nhân nói:
- Mà thường thường trung thực là đúng, phải có thế không ?
Và bà ta lại hỏi :
- Vật gì càng quí giá thì phải đem cái quí giá mà đổi, công tử có thấy thế chăng ?
Trầm Lãng cười :
- Đó cũng lại là một câu nói trung thực .
Trầm Lãng khen dồi mấy lượt bằng một vẻ mặt hết sức tự nhiên, Vương phu nhân
nghe luôn mấy lượt mặt cũng không đổi sắc, chỉ có Hùng Miêu Nhi là muốn lộn gan...
Trung thực, trung thực cái khỉ mốc. Hắn muốn chửi tưới lên nhưng khốn nổi
không nói được .
Bên ngoài Vương phu nhân vẫn cười :
- Trong giang hồ, người ta thường nói: "khó được nhất và quí nhất gồm ba vật",
chẳng hay công tử có biết chăng ?
Trầm Lãng cười :
- Có lẽ đây không phải là lời nói thật, tại hạ chưa từng được nghe.
Vương phu nhân nói:
- Không công tử hãy nghĩ xem, tiện thiếp thấy đó là sự thật .
Suy ngĩ một giây, Trầm Lãng hỏi :
- "Đạt Ma Thần Kinh" nơi Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự có phải là một trong
ba vật quý ấy chăng?
Vương phu nhân nói:
- Thiếu Lâm phái tuy được xưng là "đệ nhất phái võ lâm" nhưng võ công của mấy
lão tăng cũng chỉ đạt được hai tiếng "trung bình" mà thôi, từ trước đến nay, phái này
chưa có được một người đáng gọi là "Thiên hạ đệ nhất cao thủ". Do đó, chuyện "Thần
Kinh", của Thiếu Lâm e rằng cũng chỉ là câu chuyện thần thoại. Cho nên không thể kể
là vật quí. Trầm Lãng cười:
- Nếu "Thần Kinh" của Thiếu Lâm không được liệt vào vật quí, thì những "võ
công bí cập" khác có được kể không?
Vương phu nhân lắc đầu thật nhẹ:
- Làm gì có chuyện "Võ công bí cập". Thử hỏi có phải thật những cao thủ xuất
sắc trong võ lâm từ trước đến nay đều do những "Bí cập", những "Thần Kinh" mà ra
không? Hay là do nghị lực, kinh nghiệm và thời cơ mà họ luyện nên? Tiện thiếp nghĩ
rằng những điểm đó mới là yếu tố chính của tuyệt nghệ. Chỉ tiếc người đời không thấy
rõ điều đó, cứ để cho câu chuyên có tính cách thần thoại làm mê hoặc. Kể cả "Võ công
bí cập" của Vô địch Hòa thượng cũng chỉ là thứ "Bí cập" hại người người mà thôi.
Lời nói của bà ta mới nghe qua thật là đảo lộn cả thế giới võ lâm, mà cũng là một
lời giải thích hết sức có lý. Chính Trầm Lãng cũng phải gật gù thán phục:
- Phu nhân đã nói được điều mà người khác không nói được, dám nói những điều
mà người đời không dám nói... Nếu tất cả thiên hạ anh hùng đều có thể nhận xét như thế, thì có lẽ không xảy ra trận Hoàng Sơn năm xưa và hào kiệt cũng không phải chết quá nhiều như thế, mà cuộc diện võ lâm ngày nay cũng không nguy hiểm quá như thế này. Kiến thức của phu nhân quả ít người sánh kịp.
Vương phu nhân cười:
- Cái điều mà bình sanh sợ nhất là được người khen ngợi, nhưng hôm nay lời khen ngợi của công tử lại không làm cho tiện thiếp khó chịu tí nào cả... À quên, công tử đoán đi chứ.
Suy nghĩ một giây, Trầm Lãng vụt cười:
- Đúng rồi, "Mộng Vân Lệnh" của Mộng vân Tiên Tử bất cứ đến đâu anh hùng hào kiệt cũng đều phải cúi đầu, như vậy Mộng vân Lệnh có được kể là một trong những vật quí ấy chăng?
Vương phu nhân cười:
- Công tử lại muốn dùng lời nói khéo để khen tặng tiện thiếp nữa rồi... Nhưng tỉ dụ như tiện thiếp là Mộng Vân Tiên Tử mà nghe câu nói ấy chắc chắn cũng chẳng thích thú gì, bởi vì "Mộng Vân Lệnh" cũng chỉ là vật để dọa người, chứ thực chất của nó chẳng có giá trị gì đâu.
Trầm Lãng gặn lại:
- Mộng Vân Lệnh cũng không được kể là quí à?
Vương phu nhân nói:
- Một mảnh sắt đẹp xoàng như thế thì làm sao gọi là quí được.
Trầm Lãng hỏi:
- Nếu nói thế thì chẳng hạn như thanh "Cổ Thiết Kiếm" của "Thiết Kiếm Tiên Sinh" ngày xưa cũng chẳng là một thanh sắt thôi sao? Và như thế cũng không được kể là vật quí sao?
Vương phu nhân cười:
- Kiếm cũng chỉ một vật chết. Cho dù món binh khí nào tính cách thần kỳ trong thiên hạ, nhưng nếu lọt vào tay phàm phu tục tử thì cũng chỉ vô dụng, cũng chỉ là một mảnh sắt bỏ mà thôi...
Bà ta chỉ vào Nhiễm Hương và nói tiếp:
- Thử hỏi như con bé Nhiễm Hương đây, giá như trong tay nó có được kiếm báu như "Can Tương" "Mạc Tà", nhưng liệu có thắng được công tử chăng?
Trầm Lãng gật gật:
- Đúng, những thứ ấy cũng không thể kể là quí được.
Vương phu nhân nói:
- Vì thế cho nên tiện thiếp nói đến báu vật đây phải là thứ mà cho dù lọt vào tay phàm phu tục tử cũng vẫn là vật quí, đắc dụng. Nó mới gọi là báu vật.
Trầm Lãng hỏi:
- Như vậy báu vật mà phu nhân nói đó có lẽ phải là vật sống?
Vương phu nhân chớp mắt:
- Phải, phải được kể là vật sống.
Trầm Lãng cười:
- Có lẽ tại hạ phải nhờ thêm hơi men để suy nghĩ...
Nhiễm Hương mỉm cười rót rượu và Vương phu nhân mỉm cười mời mọc...
Trầm Lãng cũng mỉm cười uống cạn và chợt vỗ tay:
- Đúng rồi, sản nghiệp của dòng họ Cao ngày xưa là một sản nghiệp ức vạn, cho dù phàm phu tục tử mà được thì cũng trở nên bực vương hầu... Nó có phải là một trong ba vật ấy chăng?
Vương phu nhân cũng vỗ tay:
- Kể như công tử đã đoán trúng một vật rồi. Đúng tài sản của dòng họ Cao để lại chính là vật mà người người mộng tưởng. Thế còn hai vật sống nữa? Đúng lý tài sản cũng không phải là vật sống, nhưng nhớ rằng làm sinh lợi là sống đấy nhé. Công tử đoán nốt hai vật sống thật nữa đi.
Trầm Lãng lầm thầm:
- Sống... vật sống... phải chăng là Bửu Mã của Trường Bạch Sơn Vương?
Vương phu nhân lắc đầu:
- Không phải.
Trầm Lãng nói:
- Chẳng lẽ là "Chó linh" của Thần Bổ Khưu Nam?
Vương phu nhân lắc đầu:
- Không phải.
Trầm Lãng nói luôn một hơi:
- Hay là Mãnh Hổ của "Bá Thú Sơn Trung"... Con lừa đen của "Trại Quả Lão"... hay là "Thần Ưng" của Thiên Sơn Địch gia trang?
Vương phu nhân liên tiếp lắc đầu:
- Không phải... không phải... tất cả đều không phải.
Trầm Lãng nói:
- Hay là Vân Nam "Ngũ Độc giáo"...
Vương phu nhân đưa tay che miệng:
- Uùi chà... nghe đến là lợm giọng rồi, làm sao kể là báu vật được.
Trầm Lãng lắc đầu:
- Tại hạ thật tình đoán không nổi, danh cầm vị thú trong giang hồ, tại hạ kể đã gần hết...
Vương phu nhân mỉm cười:
- Trên đời này chẳng lẽ chỉ cần có cầm thú là vật sống sao?
Trầm Lãng cau mặt:
- Còn ... còn gì nữa?
Vương phu nhân cười:
- Còn "Người" nữa chi? Nói đến người chắc công tử sẽ đoán trúng.
Trần Lãng mỉm cười:
- Càng lại không thể đoán trúng nữa, bởi vì nhân tài dị sĩ trong thiên hạ đâu phải con số trăm ngàn, huống chi...
Vương phu nhân lắc đầu:
- Thôi được rồi, tiện thiếp xin nói ngay, trừ tài sản của dòng họ Cao, báu vật thứ hai là Trầm Thiên Quân... bàn tay của Trầm Thiên Quân
Trầm Lãng thoáng hơi đổi sắc:
- Bàn tay? Bàn tay của Trầm Thiên Quân?
Vương phu nhân gật đầu:
- Đúng, bàn tay của Trầm Thiên Quân trong lúc vui cười có thể vung mất ngàn vàng nhưng trong khi nghiêm nghị lại có thể thu về tất cả... Bàn tay của Trầm Thiên Quân có thể đặt người sống vào cõi chết, mà cũng có thể đưa người chết trở về đất sống... bàn tay của Trầm Thiên