Hoàng Bác đến gần ao định rửa mặt, bỗng phát hiện qua ánh sáng phản chiếu của ao nước, hình như trên vách núi trong phiến đá lỏm chỏm có hiện hàng chữ thì phải.
Ngước mắt nhì lên, không sai phía đối diện mình có phiến đá to như bình phong có khắc bốn chữ to, có hai cạnh ghi là: Hữu Long Đãi Thời (có lòng chờ đợi)
Chữ viết long phi phượng vũ, nét viết tràn đầy khí thế hùng vĩ, nhưng đã mơ hồ chắc bởi niên đại quá lâu.
Trong lòng sửng sốt, Hoàng Bác thầm nhủ: “Hữu Long Đãi Thời, chẳng lẽ dưới sơn tuyền này có ẩn náo một con rồng? Chờ thời xuất thế? Không đúng, rồng là vật thần, phàm nhân làm sao mà thấy chớ? Qua phiến đá có chữ, đã chứng tỏ có người xuống đây, vậy họ lên núi bằng cách nào?”
Suy nghĩ hồi lâu bỗng thấy nực cười, người ta chỉ cần có sợi dây thừng dài thì có thể lên xuống dễ dàng thôi mà.
Như vậy, chắc họ khắc bốn chữ tại đây là ý gì? Nhìn kỹ phiến đá, phát hiện phía sau hình như có khe hở và có động huyệt, nhất thời cảm thấy hiếu kỳ, đi đến dùng tay hết sức lôi tảng đá ra ngoài.
Vừa mới kéo ra một khe hở hơi lớn, chợt nghe tiếng “xẹt” có hai bóng xám trắng từ bụi cỏ dại dưới hốc đá bay qua. Vì bất ngờ, Hoàng Bác liền hoảng vía nhảy qua một bên, khi nhìn kỹ lại thì cảm thấy nực cười.
Thì ra là hai con thỏ hoang xám trắng, đã chui vào bụi cỏ bên kia, sau đó lại lú đầu vương hai tai bự về phía mình, chắc từ trước giờ con vật này chưa thấy nhân loại nên chẳng tỏ vẻ sợ hãi gì.
Hoàng Bác tức mình, chỉ về phía hai con thỏ quát lên :
- Nhìn cái gì, chờ ta đói bụng, chắc sẽ bắt hai ngươi làm thịt thôi.
Hai con thỏ nghe tiếng quát liền chu sâu vào trong đám cỏ mất hút.
Hoàng Bác cười lên, lại đến trước phiến đá dùng hết sức mình kéo ra.
Quả nhiê phía sau phiến đá là một hốc đá rộng cỡ ba bốn thước, hướng thẳng vào trong núi, lối đi như do bàn tay con người làm ra vậy.
Ngoài thì giăng đầy màn nhện, hiển nhiên trong huyệt không có thú độc khác ẩn thân.
Hoàng Bác quyết định chui vào trong động, nên tìm một cây không quét sạch màn nhện cẩn thận chui vào. Đi khoảng vài bước bỗng thấy trước mặt có một tảng đá nhỏ dựng ngay giữa động có ghi dòng chữ “Gặp hiểm đừng oán”.
Hoàng Bác cảnh giác dừng bước suy nghĩ, đoạn vẫn đi tới sờ nhẹ vào tảng đá cười nói :
- Cám ơn sự khuyên bảo, tôi sẽ cẩn thận hơn.
Vòng qua tảng đá vài chục bước, đường hầm bỗng quẹo về phía trái, ngoài ba trượng tối đen như mực, chẳng thấy gì cả.
Rất may là đêm qua đến gặp Vô Danh lão nhân trên mình có mang lửa đi đêm, liền đốt lên cây khô cháy sáng như đuốc cầm về tay trái, tay phải vận công thủ thế tiến từng bước thận trọng đi vào phía trong.
Động huyệt càng vào sâu càng rộng ra, đã có thể đi thẳng đứng được, duy thỉnh thoảng từ trên đỉnh đầu có hơi nước rất lạnh nhiễu xuống, không khí ẩm ướt và hơi lạnh, đi khoảng vài mươi bước nữa, bỗng thấy giữa đường lại có một tảng đá dựng ngay giữa, khắc chữ “Họa phương vô thường, tùy duyên định đoạt”.
Thấy vậy Hoàng Bác thấy càng cẩn thận hơn vững bước đi từng bước một, khoảng vài chục bước nữa, trước mắt hiện ra một căn phòng đá.
Khi vươn cao đuốc lửa nhìn kỹ, Hoàng Bác hốt hoảng, trước mắt một bộ hài cốt đầu hồ lâu hơi cúi xuống, dáng ngồi xếp bằng như đang luyện công.
Khi xem xét kỹ thấy hài cốt đó dựa lưng vào vách đá, trước mặt có một hộp sắt rỉ sét hình chữ nhật, hình như đó là một chiếc hộp dài đựng kiếm thì phải.
Nhìn thấy hộp kiếm, bỗng Hoàng Bác nhớ lại bốn chữ viết ghi trên phiến đá ngoài sơn động “Hữu Long Đãi Thời” chẳng lẽ chỉ một cây bảo kiếm hay sao.
Trong bụng nghĩ thầm, liền đưa tay định sờ lên hộp kiếm, bỗng thấy sau lưng hài cốt như có dấu vết bằng chữ, liền rút tay bước lên nhìn kỹ.
Quả nhiên, trên vách đá có hai hàng chữ đứng được khắc bằng kiếm: “Cung kính quay lại, rồi hãy nhận kiếm” chữ khắc sắc nét hùng tráng, làm cho người ta khi nhìn thấy nét chữ bỗng nảy sinh tâm trạng kính cẩn đối với người viết khắc, tại sao lại bắt buộc qùy lại không thể lấy kiếm được sao?
Thôi đành làm theo lời dặn, dù gì người ta cũng là bậc lão tiền bối, thật xứng đáng để mình kính lạy. Nhưng khi quỳ xuống cúi lạy xong chưa kịp đứng lên thì bỗng nghe tiếng động từ trên đỉnh đầu, hai tay Hoàng Bác liền chấm đất tháo lui, chưa kịp hoàn hồn chỉ nghe tiếng đùng từ trên thạch động một cánh cửa đá dài hơn một trượng rộng cỡ sáu thước rơi xuống và đè lên hộp kiếm.
Định thần lại chỉ thấy trên cánh cửa đá hiện lên nhiều hàng chữ.
Bước tới đọc, thấy đề là :
- Tôi Thụ Kiếm Tiên thời Nam Tống, có dịp ngang qua nơi đây, thấy dưới cốc thoáng hiện hoàng quang, tìm đường xuống mới biết dưới đáy ao hồ có viên sắt thép ngàn năm, đây là báu vật làm kiếm thượng thặng, với thuật thụ kiếm, đã phải chảy qua cửu cửu bát thập nhất ngày đêm tôi luyện mới thành, đặt tên Huỳnh Long, lưu cho hữu duyên. Nhưng e người lấy kiếm hung ác nên lập văn bảo bái thọ rồi nhận kiếm trên đỉnh cửa đá này, bằng không sờ trúng kiếm hộp sẽ trúng độc mà tử.
Đọc đến đoạn cuối, Hoàng Bác cảm thấy rùng mình, thầm nhủ: “Lúc nãy mình không kịp phát hiện chữ khắc trên vách thì chắc mình bị trúng độc mà chết? Thụ Kiếm Tiên là người thời Nam Tống, cách đây hơn ba trăm năm rồi, thôi để mình lấy kiếm xuống xem..”
Trên đỉnh thạch động cách mặt đất chừng hai trượng, bằng cứ nhảy chấm đất nhẹ nhàng, với cây đuốc trên tay, Hoàng Bác đã lấy được bảo kiếm với hộp đựng kiếm rất nhiều hoa văn cổ, tay trái cầm kiếm ấn nhẹ vào trên hộp kiếm, tay phải đã nhẹ rút kiếm ra, với tiếng vang giòn nhẹ như rồng ngâm, cả thạch động liền sáng chói lên, bởi hào quang phát ra từ thân kiếm.
Chỉ thấy kiếm dài cỡ ba thước, hiện lên vầng ánh vàng nhạt, khi rung nhẹ chói lói cả con mắt, hai bên thân kiếm đều khắc một con rồng rất sống động, thật là một kiệt tác.
Hoàng Bác tắt cây đuốc bằng cành khô, khắp thạch động vẫn sáng ngời, bỗng nhớ khi xưa người ta nói bảo kiếm thổi tóc cũng đứt, liền bứt cọng tóc định để trên lưỡi kiếm thổi hơi xem thế nào, nhưng khi sợi tóc vừa chạm thân kiếm thì đã đứt lìa thanh hai chẳng cần thổi hơi trợ lực gì cả.
Hoàng Bác phấn chấn vô cùng, liền cúi lạy Thụ Kiếm Tiên và trở lui ra ngoài thạch động, tìm tảng đá hơi bằng và ngồi xuống, lấy quyển sách chép tay của Vô Danh lão nhân ra nghiên cứu luyện tập bốn chiêu Du Long kiếm pháp.
Khi Hoàng Bác còn ở núi Trường Bạch, trong thời gian hai năm luyện được võ học tinh hoa của Trường Bạch Tuyết Phiêu Phi, chỉ cảm thấy say mê với sự biến hóa vô thường xuất quỷ nhập thần của kiếm pháp này.
Trong ngày này, Hoàng Bác khi thì chăm chú vào kiếm phổ, khi lại xuất chiêu luyện tập, rồi lại nhắm mắt suy nghĩ và luyện tập không ngừng...
Cho đến khi trời tối mịt, bỗng Hoàng Bác kêu lên một tiếng và nhảy bật lên, Hoàng Long kiếm vung lượn một vòng trên không, thuận thế đảo xuống liền hướng lên về phía trước, và đồng thời Vô Cực chân khí đã truyền qua thân kiếm, theo kiếm pháp từ thân kiếm phát ra khi chém ngang.
Chỉ nghe tiếng xẹt và thấy trên vách núi ngoài bốn trượng theo hướng xuất kiếm có dấu rạng nứt sâu ba tấc, và bụi đá xệt xoạt rơi xuống.
- Ối, Du Long Hiện Hình, tôi đã hợc được rồi, đã học được rồi...
Hoàng Bác mừng vui nhảy thốt lên và sau đó lại ngồi xuống tiếp tục nghiên cứu kiếm phổ.
Thời gian trôi nhanh, nay đã qua ngày thứ sáu, Hoàng Bác chẳng những đã luyện thanh công bốn chiêu Du Long kiếm pháp là “Du Long Hiện Hình”, “Du Long Vũ Chảo”, “Du Long Thố Châu”, và “Du Long Nhập Thủy”, thậm chí đã đọc được “Dịch Dung Bí Pháp” và thuộc lòng trận đồ Trung Ngoại hai viện của Vô Song bảo.
Nhưng duy chỉ có một điều là Hoàng Bác chưa có cách rời khỏi tử cốc này.
Đến sáng ngày thứ bảy, sau khi ăn hết trái cây hoang dã chẳng biết tên gọi và một con thỏ, duy chỉ còn con còn lại hiện đâu đó mà trong bụng đang đói, nên sử dụng tuyệt kỹ của Hắc Bạch Thánh Thủ Đỗ Hy Bạch là “Hồ Điệp Cửu Tiẽm Liên Hoàn Đả” để giết con thỏ còn lại đổi lấy sự sống, nhưng bỗng cảm thấy chán nản vô cùng, vì chẳng bao lâu nữa, mình cũng sẽ bị chết đói bởi chẳng còn gì để lót dạ.
Ngẫu nhiên ngước mắt nhìn lên bầu trời, bỗng thấy trên vách núi với độ cao chừng sáu bảy mươi trượng có một vật đen đang bám vách xuống dưới cốc.
Vật ấy bám bò theo vách núi xuống từ từ, năm mươi trượng, rồi bốn mươi trượng.
Cái gì đây?
Rồi ba mươi trượng, hai mươi trượng... mặt đất đã gần kề.
Hoàng Bác vừa sửng sốt, vừa vui mừng, liền nép sau lưng một tảng đá, trong bụng phấn chấn vụng nghĩ là ai? Vô Danh lão nhân? Sư phụ? hoặc giả là người của Vô Song bảo?
Hừ, dù cho ngươi là Hắc Đầu Lâu hay Bạch Mục Ma, hôm nay tôi cũng phải mượn dây thừng của ngươi lên núi mới được...
Sợi dây thừng ấy xuống mặt đất chừng năm sáu trượng rồi ngừng lại, sau đó thấy trên núi có một người với thân hình nhỏ nhắn ôm dây thừng nhanh chóng tuột xuống.
Trong nháy mắt, người ấy đã xuống đến tận cùng của sợi dây thừng và nhảy xuống mặt đất, khi Hoàng Bác nhìn kỹ, cảm thấy bất ngờ và lấy làm lạ?
Thì ra người này chẳng ai khác là cô con gái của Thần Thâu Vô Ảnh Khưu Duật Phu là Khư Tiếu Bình, người đã có cảm tình với Vô Song bảo thiếu chủ Âu Dương Thừa Kiếm. Nàng hôm nay đã cải vận nữ trang, trên mình vận một áo chẽn màu hồng viền vàng, chân mang ủng màu đỏ, trên lưng nàng mang bảo kiếm chuôi đỏ... Thất Hồng kiếm của Âu Dương Thừa Kiếm, nàng ăn vận hệt như nữ