Cả hai vượt qua núi non sông suối trải qua thời gian dài, dần dần trước mặt họ thấy xuất hiện, một con đường quan lộ rộng rãi bằng phẳng dài ngút ngàn. Họ hai người chậm rãi đặt chân đến quan đạo cất bước tiến về phía trước. Nhưng họ vẫn chững bước nhìn quanh, vắng vẻ không có lấy một người. Phát giác xa trên mặt đường quan đạo một chữ “Tuyết” rất to, quan sát nét chữ như ai vừa viết xong.
Hoàng Bác đề phòng cảnh giác suy nghĩ: không biết dụng ý người viết chữ để lại.
Thu Tuyền đi sát người Hoàng Bác nhún vai khẽ hỏi :
- Thế là ý gì ca ca?
Chàng ngẫm nghĩ một hồi lắc đầu cười :
- Chúng ta tiếp tục lên đường.
Nói xong nắm lấy tay nàng bước ngang qua chữ “Tuyết” tiến về phía trước. Cả hai đi được độ khoảng năm sáu trăm thước, lại nhìn thấy giữa đường quan đạo có một chữ “Sơn” thật lớn.
“Tuyết Sơn”? Chàng trong đầu lẩm bẩm nghĩ: trước chữ “Tuyết” sau chữ “Sơn” đôi mày nhíu lại :
- “Tuyết Sơn” chúng ta đi đúng đường đây!
Thu Tuyền cảm thấy như có gì không ổn níu lấy tay chàng lại nói :
- Ca ca chúng ta dò xét kỹ, rồi hãy đi, e rằng có quỷ kế?
Chàng bật cười lớn :
- Không gì phải lo, ta vẫn tiếp tục đi, để xem có phải chữ “Huyền” hay không?
Tiếp tục đi khoảng sáu trăm thước, quả thật trông thấy một chữ “Bất”to như hai chữ trước cũng ngay giữa quan đạo.
Hoàng Bác vẫn không ngừng bước, bước ngang qua chữ “Bất” cười hỏi nàng :
- Sao lại hai chữ trước là “Tuyết Sơn Bất”. Hà hà. Muội thử nghĩ dưới chữ “Bất” này, tiếp theo là chữ gì?
Thu Tuyền run giọng đáp :
- “Tuyến Sơn Bất” - Có lẽ là “Bất Khả Tẩu” ư?
Chàng cười cười nói :
- Như thế thì không có gì đáng lo, chúng ta cảm tạ hảo ý người viết chữ vì đã đi trước cân nhắc đấy!
Hai người vừa đi vừa bàn, được một khoảng trước mặt thật đúng có chữ “Khả” giữa quan đạo như ba chữ trước.
Thu Tuyền lần này cười khẽ lên tiếng :
- Quả nhiên như ý muội đã đoán, ca ca người viết chữ này có ý là muốn khuyên ta “Tuyết Sơn chẳng nên đi” có đúng không?
Chàng cười gật đầu :
- Không sai, giờ ta xem dưới chữ “Đi” có chữ gì hay không sẽ biết ngay.
Đúng như tiên đoán, sáu trăm thước nữa xuất hiện thêm chữ “Khứ” giữa quan đạo. Dưới chữ “Khứ” có một hàng chữ nữa là “Người thân quấn mền đỏ”
Chàng ồ lên một tiến kinh ngạc nghĩ thầm: Vậy mà ta đoán không ra lão, nhớ lại Mạc Can sơn nhờ có lão đánh lạc hướng Hắc Bạch song ma chàng mới thoát hiểm. Đến nay chẳng thấy lão xuất hiện. Không ngờ nay đột ngột xuất hiện nơi này. Lão là ai? Viết chữ cảnh giác có thiện ý hay âm mưu gì chăng? Chàng lại nghĩ tiếp: lão là người thân quấn mền đỏ, đối với chàng tuyệt đối không có ác ý. Ngoài ra không biết thêm gì về lão.
Thu Tuyền nghi hoặc hỏi :
- Ca ca, muội còn nhớ ca ca đã từng nhắc qua lão quấn mềm đỏ, nhưng lão là ai?
Chàng đưa tay xoa đầu :
- Muội không thấy, huynh suy nghĩ nãy giờ, lão là ai? Là một u linh ư?
Nàng giật mình sơ sệt, nắm chặt lấy tay chàng khẽ nói :
- Theo muội đoán, lão là một di nhân võ lâm, “Tuyết Sơn Bất Khả Khứ” (Tuyết Sơn không được đi) muội nghĩ có lẽ không là lời dọa suông, ca ca tin không?
Chàng lắc đầu lớn tiếng :
- Không tin, ngoại trừ lão xuất hiện.
Nàng nắm lấy tay chàng cười duyên khẽ thốt :
- Thôi mặc lão, chúng ta tìm nơi nào tá túc qua đêm, sáng mai tính sau.
Chàng gật đầu, cùng nàng bước tiếp, đi được khoảng nữa canh đêm, nhìn xa xa thấy có điểm đèn sàng, hai người liền bước tới nhanh. Khi tới gần thấy đó là một dãy đạo quán cao ráo nghiêm trang, là một tịnh tu: Tam Thanh đạo quan.
Đạo quan này xây dựng cạnh bờ ao lớn, trông rất cổ nhưng khí phách cao nhã. Ngoài sơn môn, tường cao bao phủ màu tím hoang đãm.
Hai người bước đến nấc thang đá cửa bỗng Thu Tuyền e ngại nói :
- Giờ đã nửa đêm, quấy rầy người ta ngại bất lễ ca ca ạ!
Chàng cười nhè nhẹ :
- Chúng ta là “Thí chủ” của người xua gia, có gì mà chẳng nên.
Nói xong liền đưa tay gõ cửa vài cái. Chờ một hồi bỗng nghe tiếng “két két” của sơn môn hé mở, từ trong thấy bước ra một gã đạo sĩ trung niên, đưa mắt nhìn hai người.
Hoàng Bác chào nói :
- Thỉnh lẽ đạo trưởng, chúng tiểu khả vì lên đường gấp nên lỡ nơi an nghỉ, nên thiện ý ở đậu nhờ một đêm tại quý bửu quan.
Đạo sĩ trung niên, đảo cặp mắt liếc nhìn hai người tần ngần nói :
- Thôi được, thí chủ chờ đợi chốc lát, để bần đạo thỉnh thị Quan chủ, hầu với thí chủ sau.
- Thế xin làm phiền đạo trưởng.
Gã đạo sĩ bước vào gài cửa cẩn thận, gót bước rời xa.
Chàng cảm thấy buồn cười nhẹ tiếng khẽ :
- Thật tức cười, làm như chúng thí chủ đến ăn trộm không bằng?
- Ca ca nói xấu, nếu họ mà nghe được, từ chối, mất nơi an nghỉ qua đêm đấy!
Chàng nhún vai ngẩng đầu nhìn cửa sơn môn nói :
- Huynh nghĩ Quan chủ chắc họ chưa nghỉ đâu?
- Dựa vào đâu ca ca nói thế?
- Đạo quan chùa chiền, tiếp rước người qua lại là chuyện bình thường, nếu Quan chủ đã ngủ rồi, thì họ cần gì truyền đạt gây mất giấc làm gì.
- Nhưng đã nủa đêm, mà họ chưa nghỉ chắc có chuyện gì đây?
- Có lẽ họ đang cúng bái gì đó!
Thu Tuyền nói tiếp :
- Nếu họ cúng bái, ít ra phải có tiếng trống chiên chứ?
Sao lại trầm lặng không nghe gì cả.
Chàng nghĩ nàng nói rất có lý, miệng lẩm bẩm :
- Ồ! Đúng... có lẽ... vì...
Bỗng có tiếng bước chân bên trong cửa đồn ra, tiếp đến hai cánh cửa sơn môn mở rộng. Gã đạo sĩ trung niên khi nãy, bước ra, miệng mỉm cười hai tay xá lễ phật thốt :
- Xin mời hai vị vào, nếu không chê sơn môn giản dị, hãy theo bàn đạo nhập quan.
Chàng đáp lễ vài câu khách sáo, liền nắm tay nàng bước vào, đưa mắt nhìn, thấy đại điện tam quan đèn đuốc sáng trưng như ban ngày, liếc mắt nhìn quanh các quan phòng, có rất nhiều người qua lại nhộn nhịp.
Chàng cảm thấy hiếu kỳ, buột miệng hỏi :
- Xin phép đạo trưởng, đêm đã khuya sao thấy quý quan vẫn còn bận rộn việc thế ư?
Gã đạo sĩ chân vẫn bước, miệng đáp trả lời :
- Không có gì cả. Vài ba khách đến viếng quan thế thôi!
Chàng vờ như không hiểu, tò mò hỏi tiếp :
- Có lẽ vị vương gia nào hành hương viếng?
Gã đạo sĩ miệng ậm ừ cho qua, dẫn bước tới một dãy quan phòng, đến một gian phòng cuối cùng, cửa hé mở, đứng nghiêng mình một bên, đưa tay mời vào :
- Hai vị có cần dùng chút thức ăn gì chăng?
Chàng vội chấp tay lễ :
- Không dám làm phiền đạo trưởng, tiểu bối đã dùng trên đường rồi.
- Mời hai vị nghỉ ngơi tự nhiên, bần đạo có chút việc chưa làm xong, xin cáo từ.
Nói xong gã đạo sĩ quay người bước đi.
Nàng thấy gã đạo sĩ đã đi xa, liền sửa áo chàng, mặt ửng đỏ lên tiếng khẽ thốt :
- Này ca ca, như vậy sao được?
Chàng ngạc nhiên không hiểu hỏi lại :
- Chuyện gì không được hở muội?
Nàng cúi đầu xuống, hai chân dậm thình thịch nũng nịu nói :
- Chúng ta cần tới hai phòng cơ mà?
Ồ, chàng đến giờ mới hiểu, hèn gì. Chàng chần chừ lúng túng không biết làm sao hai tay xoa vào nhau cười nói :
- Ái cha, gã đạo sĩ này thật hồ đồ, gã hiểu lầm... chúng ta? Được rồi, để huynh bảo hắn lại.
Nói xong liền xoay mình muốn bước nhưng nàng lại nắm tay kéo lại :
- Thôi, thôi đừng đi, họ biết được chúng ta chết mất.
Chàng nghe có lý, đưa tay đập nhẹ trán :
- Đúng rồi! Họ mà nghe được cười ngược lại chúng ta mới là kẻ hồ đồ, Giờ biết làm sao?
Nàng đưa tay cắn móng, nghĩ ngơi khẽ nói :
- Thế này nhé, ta cứ vào xem, trong phòng hẳn có hai giường.
Hoàng Bác gật đầu, đưa