“Mày dám đánh tao?” Nữ nhân đặt đứa bé xuống, hung hăng nhào tới dùng tay cào lên mặt nam nhân không hề nương tay, trên mặt nam nhân lập tức xuất hiện mấy vết máu, mỗi một vết đều cào rách cả da ngoài.
Nam nhân khí lực lớn hơn nữ nhân, nắm lấy tóc nữ nhân kéo.
Người trong toa tàu nhìn đến choáng váng, có không ít người từng nhìn thấy vợ chồng đánh nhau, nhưng chưa bao giờ thấy qua kiểu đánh như vợ chồng nhà này, đánh như người kia là kẻ thù giết cha chứ không phải nửa kia của mình.
Đứa bé bị đặt trên sàn oa oa khóc lớn, nhưng rõ ràng là đã quen phương thức ở chung của cha mẹ, nhận ra không ai dỗ nó, nó liền không khóc nữa, ngồi dưới sàn nhìn cha mẹ đánh nhau, nhìn chán rồi thì bắt đầu mút ngón tay.
Trên ngón tay nó toàn là bụi bẩn đen thui, nó vừa mút vừa gặm, nuốt hết bụi bẩn vào bụng.
Bên này nháo lớn, người xung quanh muốn ngăn nhưng không biết có nên ngăn hay không, dù sao hai vợ chồng nhà này đã lưu lại ấn tượng không tốt trong lòng mọi người.
Tất cả mọi người thống nhất quay đầu đi không nhìn nữa.
Nhâm Phát Tài thừa dịp này dịch vào bên trong, kéo cánh tay Vưu Minh để cậu ngồi xuống ghế, nhỏ giọng nói: “Bọn họ quá xấu xa.
”
Vưu Minh gật đầu: “Người xấu vẫn là có.
”
Nữ nhân không có khí lực lớn như chồng, nhưng không chịu thua, hai tay quơ loạn cầm lấy cái bình thủy trên bàn, trở tay đập lên đầu nam nhân, nam nhân bị đập vỡ đầu chảy máu, vẻ mặt càng thêm dữ tợn, đè ép nữ nhân quỳ xuống, nắm lấy tóc đập đầu người vợ xuống sàn.
“Các người làm gì thế!” Nhân viên tàu chạy tới, cuống quít tách hai người ra.
Nam nhân quát lên: “Tao đang dạy vợ tao! Chúng mày đừng có xen vào!”
Nữ nhân cũng hét: “Mày có giỏi thì đánh nữa đi!”
Nam nhân liền muốn xông tới, bị hai nam nhân viên tàu giữ chặt cánh tay.
Nhân viên tàu đã không biết nói gì với hai vợ chồng này: “Theo chúng tôi đến phòng nghỉ hòa giải một chút đi, vợ chồng không nên ầm ĩ thành như vậy.
”
Nam nhân nhổ toẹt một bãi nước bọt về phía nam nhân viên bên tay phải, mắng: “Khiến chúng mày quan tâm à?”
Nữ nhân lên tiếng ủng hộ chồng mình “Đúng vậy! Việc vợ chồng tao cần chúng mày quản hả?”
Bị dính một mặt nước bọt, nam nhân viên tàu đen mặt, nhưng trước mặt nhiều người không thể phát hỏa, cắn răng túm cánh tay nam nhân càng thêm chặt.
Mãi đến lúc một nhà ba người họ bị mang ra khỏi toa, người xung quanh mới thở phào nhẹ nhõm.
Có người nói: “Người như thế ở nhà có thói quen gây họa cho người trong nhà rồi, đi ra ngoại lại tưởng ai cũng phải chiều theo thói quen của họ.
”
Tính cách của rất nhiều người là dưỡng từ trong nhà, ngoại trừ một số người có tính độc lập cao, hoặc ít hoặc nhiều sẽ bị người nhà ảnh hưởng.
Đặc biệt là cha mẹ.
Cha mẹ trọng nam khinh nữ, con trai mỗi ngày nhìn cha mẹ mắng chị chửi em gái, nói chị em gái có trách nhiệm cùng nghĩa vụ nuôi nấng mua nhà mua xe cho anh em trai, thậm chí đào sạch nhà chồng cung cấp cho em trai, đến khi đứa con trai kia trưởng thành, tỷ lệ rất lớn cũng sẽ đối xử với con gái con trai của mình giống vậy.
Như thế mỗi một đời sau, quan niệm một đời sẽ trở thành quan niệm đời đời.
Đặc biệt là những địa phương thông tin bế tắc, những người từ bé đã không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không có cái nhìn chính xác, bị vây bên trong địa phương nhỏ, rất dễ bị quan niệm này ảnh hưởng.
Vưu Minh nhớ tới một bạn học nữ thời sơ trung, ở trong lớp rất không có cảm giác tồn tại.
Giáo viên cho bài tập về nhà, là một bài văn liên quan đến người nhà, bài văn cô bé viết ra để lại ấn tượng vô cùng sâu với Vưu Minh.
Cô bé đứng trên bục giảng đọc lại bài văn mình đã viết.
Nói bản thân rất yêu cha mẹ, yêu em trai, sau này cô bé sẽ cố gắng làm việc, để em trai có thể vào trường tốt học, em trai có thể thành tài, cô mới hoàn thành sứ mệnh của mình.
Cô bé không cảm thấy chuyện đó có gì không đúng, cũng không cảm thấy mình không có nghĩa vụ gánh vác cuộc sống của em trai.
Thậm chí cô bé vì việc mình trả giá mà kiêu ngạo.
Lúc đọc lên bài văn này, cô bé rất tự đắc, nhìn các bạn học ngồi bên dưới, ánh mắt cô bé lộ ra một loại thành thục tự hào.
Sau đó…
Vưu Minh nhắm hai mắt lại.
Không có sau đó, thời điểm lên cao trung, tất cả các bạn học thời sơ trung đều có mặt, chỉ không có mặt cô bé đó.
Có người nói, cô bé vừa tốt nghiệp sơ trung đã bị cha mẹ đưa vào nhà xưởng làm việc.
Năm đó Vưu gia vừa phất lên, không tính là giàu có, nhưng cũng không tính là nghèo, thuộc giai cấp trung lưu, các bạn học khác cũng không khác mấy, bất quá khi đó giáo dục bắt buộc chín năm, lúc học tiểu học, một học kỳ Vưu Minh tốn hết ba trăm tệ, lên sơ trung mới đổi thành chín năm giáo dục bắt buộc.
Cậu vừa lúc rơi vào năm thứ nhất bắt buộc, bốc thăm chia lớp, bạn học trong lớp gia đình hoàn cảnh ra sao cũng có.
Trước khi lên sơ trung, Vưu Minh vẫn nghĩ ai cũng là con một trong nhà.
Lên sơ trung mới biết, phần lớn đều là gia đình có mấy người con.
Cô bé kia nhất định có em trai em gái.
Trước đây trong lớp còn có lời đồn, nói cô bé là con nuôi, trong tiết tự học buổi tối cô bé luôn lén khóc, còn bị giáo viên gọi lên văn phòng.
Sau đó mới biết, cha mẹ cô bé vì muốn đạt được danh ngạch sinh con tiêu chuẩn, dựa vào quan hệ biến cô bé trở thành con gái nuôi.
Vì muốn sinh con thứ hai, sinh con trai, rất nhiều người có thể dùng bất cứ thủ đoạn tự hại nào.
Con gái thì chẳng khác nào con nuôi, con trai mới là bảo bối nâng niu trong lòng bàn tay.
Cứ như vậy, bé trai biến thành sâu mọt gặm nhấm chị em gái, bé gái biến thành dìu đệ ma.
Chỉ còn cách ly tâm với người nhà, sau khi trưởng thành không lui tới với người trong nhà nữa mới mong thoát được.
Vưu Minh nghĩ đến hai vợ chồng vừa rồi, nghĩ đến bé trai làm như không nhìn thấy cảnh cha mẹ đánh nhau, còn tùy ý đạp người phun nước miếng, giáo dục trong gia đình có thể hủy diệt một con người.
Rất ít người có thể từ trong vũng bùn bước ra, sống cuộc sống tốt hơn.
Nhâm Phát Tài nói