Cầm kỳ thi họa, lễ nhạc xạ ngự, đây là những thứ mà các công tử thế gia học từ nhỏ.
Không yêu cầu thông thạo tất cả, nhưng phải có hai ba đứng đầu, còn lại có thể đánh giá được, chỉ có như vậy được xem là thế gia mẫu mực.
Mới có tư cách xếp vào bảng xếp hạng các công tử thế gia.
Ngụy Vô Tiện đứng ở vị trí thứ tư, đơn nhiên hắn cũng đã học qua cầm, kỳ thi họa.
Cho dù hắn am hiểu âm luật nhưng thất huyền cầm phức tạp khó học, người dạy đàn cho hắn lúc đó cũng không thú vị, hắn ngồi không yên, một lát liền buông xuôi...Vậy nên những khúc nhạc như "Đại thiều", "Đại võ", "An hồn" hắn cứ miễn cưỡng đại cho xong còn những khúc hát vang lên ở đầu đường cuối ngõ thì hắn đều thuộc rất nhanh.
Vậy nên hắn nhiều lần bị người thầy kia mắng mỏ trách cứ, vô duyên vô cớ làm lãng phí khả năng âm luật thiên phú.
Không ngờ, vận mệnh trêu ngươi.
Hắn lại có thể có một người thầy đại danh đỉnh đỉnh, Hàm Quang Quân tự mình dạy hắn học đàn.
Sờ lấy cây đàn lâu năm kia, Ngụy Vô Tiện không thể che giấu được vẻ mặt hào hứng, lập tức đồng ý.
Học đàn cùng Lam Vong Cơ, không phải là những khúc nhạc năm đó mà giống như thuật vấn linh của Lam thị.
Nhưng tại sao lại không thể học vấn linh? Không phải là hắn không muốn học, cũng không phải Lam Vong Cơ không muốn dạy mà do hiện giờ hắn không có Kim đan, linh lực không đủ để vấn linh.
Nên Lam Vong Cơ mới nói dạy hắn cầm ngữ.
Cái gọi là cầm ngữ chính là ngôn ngữ được thể hiện thông qua bảy dây đàn khi chúng được gảy lên.
Thuật vấn linh của Lam gia lấy cầm ngữ hỏi vong hồn.
Sau đó hỏi vài câu như "Người đến là ai" "Vì sao chết", hai câu này nghĩa khác nhau thì cần tấu hai giai điệu khác nhau.
Cái này đã có cách hướng dẫn cụ thể về giai điệu cũng như cách thực hiện, đồng thời những giai điệu lúc hỏi các linh hồn với giai điệu lúc linh hồn đáp lại cũng có sự khác biệt.
Người đánh cần dùng linh lực để thông qua cánh cửa của sinh tử, còn vong hồn thì dùng âm khí của chính mình thúc giục vào từng dây đàn, để tạo thành những âm thanh đơn giản và khô khốc.
Một cái cần linh lực, một cái không cần, cho nên Ngụy Vô Tiện học theo cách sau.
Lam Vong Cơ đàn một giai điệu ngắn, Ngụy Vô Tiện làm theo, học trước giải quyết sau.
Ngoài trừ những lúc dùng bữa, uống thuốc, hai ba ngày đi dạo một lần thì vào những lúc rảnh rỗi hai người sẽ ngồi trong Tĩnh thất đánh đàn nửa canh giờ.
Tuy nhiên, nếu nói mỗi ngày có nửa canh giờ thì trên thực tế Lam Vong Cơ vẫn muốn dành nhiều thời gian hơn một chút, Ngụy Vô Tiện ngồi yên không được, hai chân cũng mệt mỏi, đàn một hồi là muốn nghỉ ngơi.
Lúc nghỉ ngơi hắn liền dang tay dang chân nằm xuống hoặc dựa vào cây đàn toát ra mùi đàn hương kia.
Lam Vong Cơ không nhiều lời với hắn chỉ ngồi đánh đàn.
Ngụy Vô Tiện cũng nhắm mắt lắng nghe, cẩn thận phân biệt ý nghĩa được tấu ra dưới những ngón tay đang gảy đàn của y.
Dù sao hắn cũng tinh thông âm luật nên học cầm ngữ cực kì nhanh, nửa tháng sau, không cần thầy dạy hắn đã có thể tự nghiên cứu sự giống nhau giữa các nguyên lý, chỉ vì mang theo linh lực mà vấn cầm ngữ có nét khác biệt.
Vấn cầm ngữ là một giai điệu đẹp.
Ngụy Vô Tiện chỉ nghe chứ không đàn nhiều, hắn ôm đầu nhìn năm ngón tay khớp xương rõ ràng của Lam Vong Cơ đang rơi trên những dây đàn.
Cảnh đẹp như như tranh, nhìn bao lâu cũng không thấy chán.
Hắn không khỏi nghiêng đầu, đổi tay chống cằm, nghĩ thầm: Nếu vị sư phụ năm đó của hắn có bộ dáng giống như Lam Trạm thì có khả năng hắn sẽ không dùng sáo mà sẽ dùng tiếng đàn để ngự thi.
Nghĩ đến đây, suy nghĩ của hắn nhanh bị lạc đề, trong đầu hắn hiện ra hình ảnh Di Lăng Lão Tổ không linh lực đứng ở nóc Bất Dạ Thiên mà còn