Nửa tháng sau, Ngụy Vô Tiện lại xuống núi săn đêm.
Lúc đầu Lam Vong Cơ không đồng ý.
Cuối tháng sáu đầu tháng bảy trời bắt đầu mưa nhiều hơn, mùa mưa đang tới gần, ra ngoài một chuyến thì khó tránh khỏi hơi ẩm, dễ bị bệnh.
Cũng vì dầm mưa mà cả người Ngụy Vô Tiện ỉu xìu, kém sức sống hơn so với ngày thường.
Trời mưa mấy ngày, nước sông hồ dâng cao, lại có thêm nhiều thủy quỷ.
Mùa mưa cuối hè là thời cơ tốt để tà ma yêu thú làm loạn.
Lam Vong Cơ bận rộn, không thể không rời khỏi Vân Thâm Bất Tri Xứ, mấy ngày nữa phải tự mình mang theo đệ tử nội môn đi trừ túy.
Đúng lúc này, Lam Tư Truy với Lam Cảnh Nghi tới Tĩnh thất bái phỏng, nói là có chuyện muốn nhờ Ngụy Vô Tiện chỉ bảo.
Theo lời Lam Tư Truy, hôm đó bọn họ từ biệt ở thành Cô Tô, thì cậu theo đoàn người đến vùng ngoại ô của Thanh Hà để tiêu diệt noãn sơn thú ở trong núi.
Nhưng Âu Dương Tử Chân chưa muốn quay về sớm, nên mới kêu Ôn Ninh dẫn đi một vòng Kỳ Sơn.
Nơi ở của Ôn thị gần hướng Tây Bắc, có nhiều núi, trên đường đi bọn họ cũng giải quyết một số việc bách tính nhờ cậy, vừa làm vừa chơi, nghỉ chân một ngày ở nơi gọi là Cửu Long sơn, nhưng lại gặp điều kì lạ.
Cửu Long sơn không phải chỉ là một ngọn núi riêng biệt, mà còn có những dãy núi kéo dài, chằng chịt xung quanh nên mới được gọi là Cửu Long, dưới chân núi có rất nhiều ngôi làng nằm rải rác.
Lúc ấy bọn họ đi ngang qua một thôn trang, họ nhìn thấy dân làng đang xếp thành hàng dài, đáng trống đánh chiêng, khiêng lấy kiệu hỉ bằng gỗ liêm đi vào sâu trong núi, tấm mành trên kiệu theo gió bay lên, để lộ ra một tân nương đầu đội mũ phượng mang theo khuôn mặt e lệ.
Hỏi ra mới biết, cô nương này đang được gả cho Sơn thần.
Lúc đó bọn họ đều cảm thấy việc này rất kì quặc nên liền đi theo cái đám cưới náo nhiệt của Sơn thần kia, cuối cùng cũng đến nơi của Sơn thần nhưng dân làng không cho bọn họ đi tiếp về phía trước nữa.
Mây khói lượn lờ xung quanh ngọn núi kia, cây anh đào được trồng khắp đồi núi, mùi trái cây nhàn nhạt thoảng qua, một vùng đỏ thẫm ở nơi núi rừng.
Mới nhìn thì đúng là một nơi tốt lành, nhưng thật ra phong thủy nơi đây có chút kì dị, không giống bình thường.
Dân làng trong đội ngũ gả cưới này ai cũng mặt mày hớn hở, nhét không ít tiền cho đệ đệ của cô nương sắp lấy chồng kia, cũng cho bọn họ không ít gạo nếp với đậu phộng đường.
Đúng là không khí vui tươi, bọn tiểu bối cũng ngượng ngùng xông lên núi xem rõ ngọn ngành.
Mây mù trên núi không tan, yến tiệc của dân làng kéo dài ba ngày, bọn họ cũng không thể ở lâu, cũng chỉ hàn huyên với đệ đệ của cô nương kia một lúc.
Ôn Ninh thấy