Đêm đến, Ngụy Vô Tiện cùng đoàn người đến dưới chân núi Cửu Long sơn, cũng chính là chỗ lần trước bọn họ nhìn thấy cái kiệu hỉ của thôn trang kia.
Lúc đầu bọn tiểu bối dự định trời lờ mờ tối thì sẽ đi bái phỏng vị tân nương đã mất của tiểu đệ đệ kia.
Ngụy Vô Tiện tiến vào thôn, thì đi thẳng đến viện tử rộng nhất của làng, đưa cho gia đình đó một ít tiền, mướn một cái tiểu viện sạch sẽ.
Sau đó thu dọn đồ đạc và đi ngủ.
Ngụy Vô Tiện nói để bọn tiểu bối tự giải quyết chuyện này một mình, đúng thật là nửa điểm cũng chưa giúp đỡ.
Cửa lớn vừa đóng lại, bất luận là trận mưa phùn rả rích, mây mù trong núi, ánh mắt lên án của bọn tiểu bối hay ánh mặt hiếu kì dò xét của dân làng, mọi thứ đều bị chặn lại ở ngoài cửa.
Cưỡi ngựa lên núi một ngày, chân tay mỏi nhừ, hắn ôm tấm chăn có mùi ẩm mốc rồi lăn lộn lên giường, nhắm mắt không bao lâu thì nặng nề tiến vào giấc ngủ.
Thân thể yếu ớt, về phòng nghỉ ngơi cũng là chuyện thường tình, nhưng điều bọn Lam Tư Truy tiếc là Ôn Ninh kiên trì muốn coi chừng Ngụy công tử, cũng không định cùng hành động với bọn họ.
Nhưng khi nghe họ nói muốn đến bái phỏng vị tỷ tỷ đã mất của hài tử đáng thương kia, vẻ mặt Ôn Ninh có chút không đành lòng, đứng ở cửa sân nghiêm túc dặn dò bọn họ, còn đưa cho một ít bạc vụn với bùa hộ thân, nhờ Lam Tư Truy đưa lại cho đứa bé kia.
Bọn tiểu bối cáo từ Ôn Ninh, hỏi han dân làng, một nhóm người đi đến chỗ ở của hài tử.
Thôn trang không lớn nhưng lại phân tán lẻ tẻ, nhà hài tử kia giữa sườn núi ngoài lối vào làng.
Giữa núi có đất khô cằn, chỉ có thể trồng một ít lương thực sống tạm qua ngày.
Lúc bọn họ đi ngang qua thấy cánh ruộng mọc đầy cỏ dại, có chút hoang tàn.
Mà căn nhà tranh chen chút gần mấy cái cây ăn quả thì cũ nát, dưới mái hiên rơm rạ mốc meo có một mảnh vải trắng.
Đến gần thì bọn họ mới phát hiện ra đó chính là dấu hiệu của sự tang tóc đau thương.
Đứa bé gầy gò ngồi ở bậc thang, buộc mảnh vải trắng quanh hông, vung trấu cho hai con gà gầy yếu ăn.
Đứa bé tên là A Dũng, A Dũng dẫn bọn họ vào nhà, cái quan tài nhỏ nằm trong căn phòng cũng không lớn.
Còn chưa vào cửa bọn họ đã có thể ngửi được một mùi hôi thối.
A Dũng nói, ngày mai sẽ có người trong thôn đem tỷ tỷ đi hạ táng, cậu không còn người thân nên làng cũng đã tìm một người nuôi cậu cho đến khi cậu lớn lên.
Lúc cậu nói chuyện, vẻ mặt đã không còn vui mừng khi nhận được tiền mừng lúc tỷ tỷ mình xuất giá, cũng không còn sự bất lực như lúc viết thư cầu cứu gửi đến bọn họ.
Một đứa bé mười tuổi, gầy gò nhỏ bé, cứng đờ đứng ở một góc nhà, lạnh lẽo như một tảng băng.
Lam Tư Truy nhìn A Dũng, bỗng nhiên trong lòng dâng lên một nỗi xót xa.
Chuyện khi còn bé thì cậu không nhớ lắm, nhưng cũng nhớ sơ sơ một vài chuyện, cũng biết cảm giác nhà tan cửa nát là như nào.
Cậu nháy mắt với Lam Cảnh Nghi, không bận tâm đến ống tay áo trắng sạch sẽ, kéo A Dũng đang đứng ở một góc, lấy khăn tay lau khuôn mặt dơ của hài tử, sau đó nghiêm túc hỏi han sinh hoạt của cậu như nào, gửi thứ mà Ôn Ninh nhờ đưa, cũng thêm một ít tiền của mình vào.
Bọn Lam Cảnh Nghi thừa dịp vào nhà chịu đựng cái mùi buồn nôn kia, cẩn thận tránh cái đệm bên cạnh quan tài, nâng nắp quan tài kia lên nhìn xem thử có phát hiện được gì không.
Đập vào mắt bọn họ là cảnh tượng khiến người ta hoảng hốt giật mình.
Đã mười ngày, thi thể còn mang hỷ phục đang dần bị phân hủy, tay, chân, quần áo đều có vết rạch.
Bên trên khuôn mặt xanh xao, hai con mắt của tân nương đã bị khoét đi chỉ để lại mí mắt khô quắt còn dính vết máu chưa được lau sạch.
Bọn họ nhìn nhau, vẻ mặt không khỏi nghiêm trọng.
Lúc đầu bọn họ nghĩ rằng: Tình huống đơn giản nhất chính là chuyện tân nương gả cho Sơn thần thì