Hoàng Thanh tỉnh giấc không chỉ kinh động quan huyện, quan phủ mà còn rất nhiều người khác.
Việc một vị tướng quân bách chiến bách thắng như hắn bị người ta suýt giết chết làm người ta sợ hãi.
Quan An phủ chánh sứ, người đứng đầu phủ lộ Bình An liền viết thư hỏa tốc ra kinh thành.
Chưa đầy hai ngày sau, một con hạc giấy khổng lồ đã đáp xuống hoa viên phía sau phủ nha trong thành Tân Phúc.
Con hạc giấy gọi là Trấn Quốc hạc.
Cả nước tập hợp hết nhân tài vật lực suốt một trăm năm cũng chỉ tạo ra được năm con.
Bình thường chúng được cất giữ và bảo quản ở Thông Thiên Tháp tại kinh thành, khi cần thì phải được Hoàng thượng và Quốc sư cấp phép mới được phép sử dụng.
Bởi vì mỗi một lần Trán Quốc hạc vỗ cánh là đi qua trăm dặm đường nên hành khách chỉ có thể là người tu đạo hoặc người luyện võ.
Người bình thường ngồi lên thì chỉ một lần di chuyển sẽ bị ép vỡ mạch máu mà chết.
Hơn nữa vì Trấn quốc hạc mỗi lần sử dụng đều tiêu tốn một số lượng lớn Thái Dương phù, nên thường chỉ khi nào thật sự cần kíp thì nó mới được đưa ra sử dụng.
Có đôi khi mấy chục năm cũng không cất cánh một lần.
Trấn Quốc hạc vừa đáp xuống, các vị quan phủ quan huyện vội vã ra chào đón.
Người đến là một vị cao thủ nổi danh khắp trong Nam ngoài Bắc – sư đệ của Quốc sư, Nam Môn đạo phái, Tru Tiên Trảm Tà Song Phù Đao đạo nhân Đoàn Đức Lưu.
Vị đạo nhân này tuy tuổi chỉ vừa tròn ba mươi nhưng đã có vô số chiến công lừng lẫy dọn dẹp ma quỷ và tà phái.
Nổi tiếng nhất là trận đánh hai năm trước ở ngoại thành Kinh đô , lấy sức một người chống lại mười ba cao thủ của Quân đoàn địa ngục.
Thậm chí người ta còn kể về cả một rừng đào rộng cả trăm mẫu đều bị hai bên đánh đến lụi tàn chỉ còn trơ lại toàn gốc.
Mặc dù Nam Môn đạo phái chủ yếu truyền thụ về phong thủy về tướng số, nhưng Đoàn Đức Lưu lại còn tập thêm được luyện phù và đao pháp, nghe đồn là một trong mười cao thủ mạnh nhất đất Kinh thành.
Hoàng Thanh lúc này cũng đã tỉnh táo, ngồi trên một chiếc xe lăn đứng nhìn từ xa.
Chỉ thấy đó là một vị thanh niên trẻ tuổi, mặc một bộ đạo bào đỏ thắm, đeo một thanh đao lớn ngang lưng.
Ngoài khuôn mặt rắn rỏi hình chữ điền, thì Hoàng Thanh ấn tượng nhất với đôi lông mày rậm và đôi mắt sắc bén.
Đoàn Đức Lưu lập tức mang theo các quan vào trong phủ nha để họp.
Chỉ trong chốc lát, Hoàng Thanh thấy lính liên lạc vội vàng lên ngựa đi khắp các nơi trong vùng để truyền lệnh.
Hắn biết lần này phủ lộ Bình An sắp “chơi lớn”.
Tối hôm đó, bên đống lửa lớn giữa sân phủ nha, Tru Tiên Trảm Tà Song Phù Đao đạo trưởng bắt đầu điểm binh.
Ngoài một ngàn lính tinh nhuệ điều từ các huyện lân cận về thì còn có các phái tu đạo lớn trong phủ.
Phủ lộ Bình An rộng lớn, lại là vùng địa linh nhân kiệt nên có khá nhiều các phái tu đạo lớn.
Tiêu biểu như phái Bảo Bình nằm trên núi Phượng Hoàng phía Tây Nam huyện Tân Phúc, là một trong năm phái tu đạo lớn nhất cả nước.
Ngoài ra còn có phái Thiên Niên, là một phái tu đạo truyền nữ bất truyền nam cũng có rất đông đệ tử.
Rồi thì phái Mộc Quyết, là một phái chủ tu các loại đạo pháp gắn liền với thiên nhiên, rất được nông dân sùng tín.
Rồi thì phái Bạch Thành, là một phái nằm ở sâu phía Tây trong rừng núi, trên một vùng mỏ đá trắng, nghe đồn có thần thông “Tát đậu thành binh.”
Ngoài binh