Tuy rằng không thể so sánh với công viên rừng quốc gia có diện tích hơn 15.
000 mẫu, nhưng đây là vườn bách thảo tư nhân, diện tích như vậy đã là không tệ rồi.
Đi vào bên trong vườn, đập vào mắt chính là mấy hồ nước rợp bóng cây xanh, còn có thác nước hòn non bộ được trang trí ở bên cạnh.
Vốn nên là cảnh tượng có thể khiến cho người ta trước mắt sáng ngời, nhưng bây giờ lại chỉ khiến cho người xem không nhịn được mà nhíu mày.
Nước trong hồ gần như đã khô cạn, bên trong toàn là cành khô lá úa, vô cùng bẩn thỉu; cỏ dại cũng mọc đầy trên hòn nam bộ, nhìn từ xa trông chẳng khác nào một người đàn ông vô gia cư khoác một chiếc áo rách rưới, trông lôi thôi lếch thếch cực kỳ.
Bảy tám năm trước, nơi này từng là khu nghỉ dưỡng suối nước nóng ngoài trời, mấy hồ nước kia cũng đều là hồ suối nước nóng lượn lờ sương trắng.
Sau này lại bởi vì quản lý yếu kém nên đã đổi chủ, cải tạo thành vườn bách thảo Nam Sơn.
Nhưng bởi vì số tiền đầu tư ban đầu cho vườn bách thảo quá lớn, hơn nữa cũng không có danh lam thắng cảnh gì đặc sắc, vị trí cách nội thành cũng khá xa, thế nên sau khi thu hút được một lượng lớn du khách khi mới khai trương, từ đó về sau khách tới tham quan đã càng ngày càng ít đi.
Hiện giờ vườn bách thảo Nam Sơn này gần như đã bị bỏ hoang, công nhân cũng đã bị sa thải gần hết.
Vườn bách thảo rộng lớn như vậy lại không người hỏi tới, thật sự là có chút đáng tiếc.
Diệp Hàm không nhịn được mà cảm thán một câu ở trong lòng, cô vừa đi về phía trước, vừa chậm rãi quan sát hoàn cảnh chung quanh.
Các loài thực vật được giới thiệu ở trong vườn cũng không nhiều, hầu hết là cây lá rộng thường xanh, cây lá kim, cây bụi… thường thấy ở các công viên, chúng phân bố thưa thớt ở hai bên đường.
Trong số này có những cây đã chết héo, còn lại thì vẫn mạnh mẽ vươn mình đứng thẳng.
Bởi