Chuyện đã xảy ra từ rất lâu về trước, khi Hắc Nhị Vương còn nuôi một con Bạch Miêu, tuy thuộc giống mèo nhưng kích thước của nó lớn gấp đôi một con mèo trưởng thành, bộ lông trắng dày và mượt, chiếc đuôi thì dài và bông xù nhìn vô cùng mềm mại, những đệm thịt màu hồng phấn xinh đẹp uyển chuyển dưới những nhịp chân của nó. Và đặc biệt đôi mắt của nó xanh tựa bầu trời. Nó được cống tặng từ sứ giả của Ba Tư, cống phẩm đến cung đã bị Hắc Lang nhìn trúng. Đến cá Hồi ủ băng được đặc biệt tặng cho Từ Y Nương Nương cũng bị thu về làm thức ăn cho mèo. Chỉ nhìn cũng biết Hắc Nhị Vương yêu thích con Bạch Miêu đó đến mức nào.
Năm đó một tên tiểu gia nô nhà hắn đi thay lửa đèn không may làm xém một mảng lông của con Bạch Miêu. Kết quả là tên gia nô đó bị tẩm dầu đốt cho đến bỏng toàn thân. Cũng từ đó mà con Bạch Miêu kia bệ vệ lên ngồi ghế chủ nhân trong nhà chỉ đứng sau Hắc Nhị Vương. Nhiều đại thần trong triều vì muốn lấy lòng hắn mà cũng phải hao tâm tổn trí lấy lòng con mèo nhà hắn. Từ cá Ngừ thượng hạng cho đến thịt công cũng được gửi đến. Mèo nhà hắn rất kén ăn, chỉ ăn đồ còn tươi. Nó cũng rất ưa sạch sẽ, thường tự mình đi tắm trong ôn tuyền, nơi mà Hắc Lang luyện công. Nó cũng biết được vị trí của mình, rất biết nịnh bợ lấy lòng chủ nhân. Khi không làm gì cũng thường lại cạnh chân của Hắc Lang đánh một giấc. Tiếng kêu của nó cũng đặc biệt mềm mại, nghe như đang làm nũng. Cũng chính là lần đó khi đến sinh nhật Hoàng Thái Hậu. Bà ta đã đưa con Bạch Miêu mà hắn cưng chiều yêu thương nhất đi, chỉ là không ngờ bà ta lại xuống tay giết nó. Khi nhận được xác con Bạch Miêu mà hắn chỉ biết chết lặng, hắn nhìn tên thái giám được hạ lệnh đem xác con mèo của hắn về, nói một câu mà đến tận bây giờ trong cung vẫn lưu truyền:
- Sau này bổn Vương sẽ nuôi người làm sủng vật.
Năm đầu tiên khi Đông cung hạ lệnh tuyển phi cho Thái Tử, Hắc Nhị Vương đã vào cung quét sạch một lượt, những sủng nữ xinh đẹp nhất đều bị bắt đi.
Năm đó khi mà Thiên đế vẫn còn sống, mặc cho Hoàng hậu có than trời kêu đất, cũng chỉ lắc đầu cho qua. Bởi chính vào năm mà Hắc Nhị đế băng hà, vì Hắc Lang tuổi còn nhỏ, lại ham chơi nên không thể kế vị mà để cho quốc cữu tức Thiên đế lúc bấy giờ lên ngôi. Sự hoán đổi cũng được xem là cùng dòng tộc nên không gây ra mâu thuẫn trong nội bộ nhưng cũng do vậy mà Hắc Nhị