Tokyoto - thủ đô của Nhật Bản.
Trong tiếng Nhật, kinh đô được gọi là Kyoto (京都), để chỉ nơi Thiên Hoàng ở, Thiên Hoàng ở đâu, kinh đô ở đó (bất kể chính phủ đóng ở đâu).
Ngay cả người Việt, người Hán thời xưa cũng gọi nơi vua ở là kinh đô hay kinh thành (ví dụ : kinh đô Huế, kinh đô Trường An).
Năm 794, Thiên Hoàng dời đến Heian (Bình An), nơi đó được gọi là Heiankyoto (Bình An Kinh đô), sau rút gọn thành Kyoto (Kinh Đô), tức thành phố Kyoto (京都市 – Kyotoshi) thuộc phủ Kyoto (京都府 - Kyotofu) ngày nay.
Năm 1869, Minh Trị Thiên Hoàng dời đô về Edo (Giang Hộ), kinh đô cũ được gọi là Kyotofu (Kinh Đô Phủ), còn kinh đô mới Edo được chia làm đôi : khoảng 28% diện tích ở ‘Đông Edo’, nơi có thành Edo (dinh thự của Shogun, giờ chuyển thành Hoàng Cung), được chia thành các đặc biệt khu, gọi chung là ‘Các đặc biệt khu Đông Kinh’ (Tokyo-tokubetsu-ku), hợp lại thành Tokyoshi (東京市 - Đông Kinh Thị); và phần còn lại ở ‘Tây Edo’ thành lập Tokyofu (東京府 - Đông Kinh Phủ) như là một thành phố trực thuộc Trung ương.
Thời kỳ này thủ đô của Nhật Bản chỉ là phần phía đông - Tokyoshi.
Đến năm 1943, 23 đặc biệt khu của Tokyoshi sát nhập với 26 thành phố của Tokyofu thành Tokyoto (東京都 - Đông Kinh Đô), trở thành thủ đô của Nhật Bản.
Tên gọi Tokyo mà người Việt vẫn dùng ngày nay là tên gọi quen dùng của thành phố Tokyo, rút gọn từ ‘thành phố’, để chỉ khu vực 23 đặc biệt khu ở phía đông (giống như các quận nội thành của thành phố ở Việt Nam), là thủ đô của Nhật Bản trước năm 1943.
(chú 1 : thủ đô chính thức của Nhật Bản là ‘Tokyoto’, thành phố Tokyo chỉ là 1 bộ phận của nó; cũng giống như thủ đô chính thức của Mỹ là ‘District of Columbia’, viết tắt là ‘D.C.’, còn thành phố Washington chỉ là 1 trong số các thành phố và hạt của nó mà thôi, do đó phải viết là ‘Washington, D.C.’, giống như ‘Ba Đình, Hà Nội’; người Việt sử dụng sai cả trăm năm nay, đã trở thành thói quen, không bỏ được).
Sân bay quốc tế Narita, một sân bay ở huyện Chiba, phía đông Tokyoto.
(chú 2 : đô, đạo, phủ, huyện là cấp hành chính thứ nhất của Nhật; không giống huyện là cấp hành chính thứ hai ở Việt Nam và là cấp hành chính thứ ba ở Trung Quốc).
Ở Tokyoto có sân bay quốc tế Haneda, nhưng chỉ tiếp nhận các chuyến bay nội địa và các chuyến bay quốc tế đến Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông.
Từ Việt Nam muốn đến Tokyoto phải đi qua sân bay quốc tế Narita ở Chiba.
Giang Phong chờ đa số hành khách rời máy bay, rồi mới đi theo phía sau.
Đội bảo vệ của Giang Phong gồm 20 cận vệ do Lương Tuấn Long và Triệu Anh Khoa chỉ huy.
Lực lượng này được bọn Lương Tuấn Long tuyển chọn từ các đơn vị đặc nhiệm, cảnh vệ, và đương nhiên trong thời gian phục vụ Giang Phong thì Giang Phong phải phụ trách trả lương.
Sau khi bọn Giang Phong ra đến chỗ đón khách của sân bay thì chợt thấy một hàng xe hơi sang trọng đậu dọc theo bên đường đi cạnh đó.
Trước mỗi chiếc xe đều có mấy người vận đồng phục đen, đeo mắt kính đen đứng chờ.
Ngay cạnh cửa ra vào cũng có mấy người áo đen, kính đen đứng vây quanh bảo vệ hai thanh niên và ba thiếu nữ, cả bọn không ngừng nhìn vào bên trong, quan sát những hành khách đi ra.
Khi Giang Phong vừa ra đến, thì chợt thấy một trong ba thiếu nữ kia vẫy tay gọi :
- Thiếu Quân ca ca.
Ở đây này !
Cũng may, từ khi gặp gỡ bọn Mizu và có giao thiệp với bọn Akihiro, Giang Phong đã học giao tiếp bằng tiếng Nhật, sau mấy tháng, tuy chưa nói được lưu loát, nhưng cũng có thể kể là thông thạo.
Dù sao thì giới thượng lưu quý tộc nên nói chuyện trầm, nhẹ và rõ chữ, do đó chẳng sao cả (nói chuyện hay làm gì mà cố thật nhanh, gấp gáp thì mất phong độ; nhiều người cố ý nói thật nhanh, nuốt chữ, ‘xì’ nhiều thì chỉ chứng tỏ mình là bình dân mà thôi).
Giang Phong nhận ra ba thiếu nữ kia là Mizu, Nori và Masashi, nên đi lại phía đó, mỉm cười hỏi :
- Ba vị hiền muội chờ tiểu huynh có lâu không nào ?
Masashi nói :
- Máy bay đáp xuống đúng giờ mà ca ca.
Cũng không lâu lắm đâu !
Giang Phong khẽ mỉm cười, quay sang chào hỏi hai thanh niên còn lại :
- Akihiro san, Masaru san.
Chào !
Cả hai cũng tươi cười đáp lại :
- Thiếu Quân san.
Chào ! Hoan nghênh đến Nhật Bản !
Cả hai vừa nhìn thấy, đã rất ngạc nhiên về khí chất và phong độ của Giang Phong, nên thái độ rất thân thiết.
Dù không đẹp trai cỡ như ‘diễn viên Hàn Quốc’, nhưng Giang Phong có khí chất tôn quý, phong độ cao sang (luyện tập được từ trong “Vương Mệnh”), đi đến đâu cũng dễ gây chú ý và hảo cảm của mọi người.
Mizu bước tới nắm tay Giang Phong, nói :
- Ca ca sang đây.
Bọn tiểu muội sẽ dẫn ca ca đi tham quan các nơi nổi tiếng nha.
Masashi nói