Quản gia Makoto dẫn Giang Phong đến ngôi biệt thự riêng của ông Nakamura, ‘papa’ của Masashi và Masaru, chủ nhân của gia tộc Nakamura.
Ngôi biệt thự này được xây dựng theo kiểu kiến trúc truyền thống, xung quanh có hoa viên, hồ, suối, non bộ, cổ hương cổ sắc.
Các loài hoa trong vườn đua nhau khoe hương khoe sắc.
Giữa cảnh nhiệt náo của phố thị hiện đại thì nơi đây không khác gì chốn thế ngoại đào nguyên.
Giang Phong theo quản gia Makoto lên phòng uống trà của ông Nakamura.
Đến nơi, Giang Phong nhìn thấy ông Nakamura đang ngồi bên bàn trà, hướng nhìn ra cửa sổ.
Ông Nakamura tuổi quá bốn mươi, vẫn còn rất tráng kiện, ánh mắt sáng ngời mà thâm thúy.
Quản gia Makoto lên tiếng :
- Ông chủ.
Thiếu Quân san đã đến rồi !
Ông Nakamura quay sang ngắm nhìn Giang Phong.
Giang Phong cũng nhìn ông Nakamura một thoáng, rồi bước đến, khẽ cúi người chào hỏi :
- Nakamura san.
Xin chào !
Theo lễ nghi của người Nhật, người dưới chào người trên thì phải cúi người thật sâu, thân hình cúi xuống thành 90 độ.
Nhưng Giang Phong chỉ khẽ cúi người chào, để tỏ ý tôn kính ông Nakamura lớn tuổi hơn.
Giang Phong không xem quan hệ giữa mình với ông Nakamura là quan hệ giữa người dưới và người trên.
Ông Nakamura thấy thế, khẽ cười, bảo :
- Ngồi đi.
Giang Phong đáp “vâng”, sau đó bước đến ngồi vào bàn.
Quản gia Makoto đến đứng hầu phía sau ông Nakamura.
Giang Phong ngồi bên bàn, lưng thẳng, hai tay đặt nhẹ trên bàn, mắt nhìn thẳng.
Gì chứ lễ nghi thì Giang Phong không lạ, cũng có thể nói là đạt đến tiêu chuẩn của quý tộc.
Dù gì thì Giang Phong cũng từng là ‘đại vương’, tiếp xúc nhiều với lễ nghi quý tộc (dù chỉ là trong game, nhưng đó cũng là nơi huấn luyện rất tốt, ít nhất là đối với Giang Phong).
Ông Nakamura thân tự pha trà.
Người Nhật biến việc uống trà thành một môn nghệ thuật, gọi là trà đạo.
Ông Nakamura xem ra đối trà đạo có nhiều tâm đắc.
Vừa châm trà vào chung trà trước mặt Giang Phong, ông Nakamura nói :
- Uống trà cũng là một môn học vấn đó nha !
Giang Phong mỉm cười nói :
- Đôi khi cứng nhắc quá, làm mất đi cái thần của trà.
Ông Nakamura chăm chú nhìn Giang Phong một lúc, rồi chợt cười nói :
- Cậu cũng có nghiên cứu về trà đạo đó nha.
Theo cậu thì thế nào mà gọi là cứng nhắc ?
Giang Phong mỉm cười nói :
- Uống trà, còn phải dùng tâm để cảm trà.
Nhiều người khi uống trà, quá chú trọng nghi thức, thành ra tâm không được chuyên.
Murata Juko đại sư đã tìm thấy vẻ đẹp giản dị tồn tại trong văn hóa uống trà, đến với trà bằng tinh thần, rồi từ đó mới hình thành nên trà đạo.
Theo truyền thuyết Nhật Bản, có vị cao tăng người Nhật là Eisai đại sư (1141 - 1215) sang Trung Hoa để tham vấn thiền học.
Khi trở về nước, đại sư mang theo một số hạt giống trà về trồng trong sân chùa.
Sau này chính Eisai đại sư đã sáng tác ra cuốn "Khiết Trà Dưỡng Sinh Ký" (Kissa Yojoki), nội dung ghi lại mọi chuyện liên quan đến thú uống trà.
Trà dần dần được sử dụng phổ biến trong tầng lớp quý tộc.
Lúc đó còn có các cuộc thi đấu đoán tên trà.
Văn hóa uống trà giai đoạn đó được xem là những trò chơi xa xỉ và tầng lớp quý tộc rất thích sử dụng các dụng cụ uống trà của người Trung Hoa.
Giữa bối cảnh xô bồ đó, một vị cao tăng là Murata Juko đại sư đã tìm thấy vẻ đẹp giản dị tồn tại trong văn hóa uống trà.
Đến với trà bằng tinh thần của một vị thiền sư, Murata Juko đại sư rất xem trọng cuộc sống tinh thần.
Trà đạo đã ra đời như thế.
Ông Nakamura trầm ngâm giây lát, rồi gật đầu nói :
- Cậu nói cũng không sai ! Còn phải dùng tâm để cảm trà ! Tâm ! Tinh thần ! Đúng thế.
Dùng tâm để cảm, dùng tinh thần để thưởng thức.
Quá chú trọng ngoại tại cũng không tốt.
Ông Nakamura lại rót trà vào chung trà của mình, đoạn nhìn Giang Phong bảo :
- Cậu uống thử xem thế nào !
Giang Phong nhẹ nhàng cầm chung trà lên, uống một ngụm.
Giang Phong không theo nghi thức của trà đạo là trước tiên phải để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào, rồi mới cung kính nâng chung trà lên, xoay chung trà ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống, rồi khi uống xong lại phải xoay chung trà theo hướng ngược lại về chỗ cũ, rồi lại nhẹ nhàng đặt chung trà xuống.
Làm như thế, có thể chứng tỏ mình tinh thông trà đạo, nhưng lại quá phiền phức.
Đối với Giang Phong, uống trà là để cho tinh thần thoải mái, là để thư giãn, phiền phức quá chỉ làm mệt óc thêm mà thôi.
Tuy vậy, động tác của Giang Phong vẫn rất tự nhiên, ung dung hoa quý.
Đặt chung trà xuống, Giang Phong nói :
- Xã hội càng phát triển, danh trà càng hiếm đi.
Ở Việt Nam trước đây có loại trà được trồng trên đỉnh Lang Biang ở Đà Lạt, sản lượng hạn chế, cách uống khác với các loại trà thông thường, phải bỏ đi nước đầu tiên, chỉ uống nước thứ hai.
Hương vị rất thanh thuần.
Chỉ đáng tiếc, sau khi xây dựng khu du lịch trên đỉnh núi, loại trà đó không còn nữa.
Ông Nakamura gật đầu đồng cảm :
- Phải đó.
Con người phá hại tự nhiên, làm cho