Trận đấu đầu tiên kết thúc trong sự phẫn nộ của quán chúng.
Đó là hồi chuông cảnh báo cho những đấu thủ sau này, phạm chúng nộ khó yên thân.
Sau một hồi trống, hai đấu thủ cùng lúc tiến ra sân.
Một người khá quen thuộc, trẻ trung tuấn tú, thân vận Cẩm Y, luôn vui vẻ tươi cười, Tuấn Lang.
Đối thủ của y là một người trầm mặc lãnh ngạo, toàn thân thiết chế khải giáp, tuy có vẻ nặng nề nhưng dễ tạo cảm giác an toàn, tay cầm trọng kiếm, thiết khôi che hết nửa mặt.
Toàn phó vũ trang a.
- Nam hiệp Tuấn Lang quyết đấu cùng nam hiệp Trịnh Đức.
Trận đấu bắt đầu.
Tuấn Lang là pháp sư chức nghiệp, lập tức bắt quyết niệm chú, phóng xuất cường lực pháp thuật.
Tuy không thể phóng xuất pháp thuật nguyên nguyên bất đoạn như Giang Phong, nhưng tốc độ cũng khá nhanh, mỗi phút hai chiêu.
Đối phó pháp sư, đương nhiên phải cận thân đối quyết.
Xung a.
Trịnh Đức hùng hổ xông tới, cố chạy hình chữ chi để tránh pháp thuật của đối phương, khôi giáp nặng nề nên từng bước từng bước áp sát tới.
Nhưng Tuấn Lang không thể nào đứng yên chờ y tới gần, lập tức thay đổi vị trí.
Trọng giáp chiến sĩ tuy thiện trường phòng thủ nhưng thiệt về tốc độ, không thể nhanh nhẹn, linh hoạt bằng một thân Cẩm Y khinh bào như Tuấn Lang.
Chiến đấu nghiêng về một phía, Trịnh Đức chỉ ai đả, không đánh trúng Tuấn Lang chiêu nào.
Bị phong tiễn tấn công đến tối tăm mặt mũi, Trịnh Đức nộ khí xung thiên, quát vang một tiếng, vung tay ném trọng kiếm về phía đối thủ.
Trong lúc bất ngờ, Tuấn Lang bị trúng kiếm, sinh mạng đại giảm, chỉ còn lại hơn một phần mười, đồng thời dư lực còn đẩy bật y về phía sau mấy bước.
Theo quy định, khi quyết đấu hai đối thủ không được sử dụng hồng dược.
Tuấn Lang lâm vào tình trạng nguy hiểm.
Lúc đó, Trịnh Đức lại thừa thế xông lên, quyết phát triển chiến quả.
Tuấn Lang cả kinh, vội xoay mình bỏ chạy.
Kẻ truy người đuổi hết mấy phút, nhờ ưu thế tốc độ, Tuấn Lang ngày càng bỏ xa đối thủ.
Khi đến khoảng cách an toàn, y dừng lại nhắm đối thủ phát khởi pháp thuật tấn công, sau đó lại tiếp tục bỏ chạy, phát huy tối đa ưu điểm của viễn trình công kích.
Pháp sư đối chiến sĩ, dụng phương pháp du đấu là thiên kinh địa nghĩa, không ai nói gì.
Nếu như cận chiến mặt đối mặt, trái lại mới bị cho là ngốc.
Truy đuổi chiến đấu một lúc, trọng giáp chiến sĩ Trịnh Đức sinh mạng giảm dần, và cuối cùng bại trận.
Phần thắng thuộc về pháp sư Tuấn Lang.
Sau khi giành chiến thắng, y hướng vào quán chúng vòng tay vái chào, rồi mới đi vào trong, do đó giành được nhiều hảo cảm của mọi người.
Trận tiếp theo, một vị vu sư và một vị pháp sư cùng đối chiến.
- Nam hiệp Dương Thiên quyết đấu cùng nam hiệp Phú Giáp Thiên Hạ.
Trận đấu bắt đầu.
Đây cũng là một trận đấu “kinh điển”.
Sau khi trọng tài hô bắt đầu, vu sư Dương Thiên lập tức phóng độc vào đối thủ, rồi quay lưng bỏ chạy ngay.
Vu sư phóng độc tốc độ hơi chậm hơn pháp sư thi pháp, nhưng hiệu quả khá cao, bởi phạm vi hiệu quả không phải là điểm như phong tiễn, mà là khoảng.
Phú Giáp Thiên Hạ trúng độc, sinh mạng liên tục giảm, tuy chỉ vài điểm sinh mạng mỗi giây, nhưng cũng đủ khiến y lo lắng.
Không chút chần chừ, Phú Giáp Thiên Hạ vội đuổi theo phía sau, phóng xuất pháp thuật.
Phong tiễn rít gió đuổi sát theo sau đối thủ.
Cả hai đều sử dụng viễn trình công kích, nên ưu thế sẽ thuộc về người nào linh hoạt hơn hoặc sinh mạng nhiều hơn.
Cuối cùng, vu sư Dương Thiên nhờ ưu thế mẫn cao thể cường, đã “vinh quang” chiến thắng.
Trận thứ tư : nam hiệp Hà Ngân đối chiến nam hiệp Hoàng Kim Thiếu Gia.
Cả hai đều là khinh trang chiến sĩ, một người dùng trường kiếm, một người dùng đoản kích.
Hoàng Kim Thiếu Gia tuy cao ngạo lãnh mạc, nhưng cũng có phần trầm ổn.
Sau khi trọng tài hô bắt đầu, Hoàng Kim Thiếu Gia lập tức bộc phát, đoản kích múa tít, xuất kích, phòng ngự phối hợp nhịp nhàng, bức Hà Ngân chỉ biết bị động chống đỡ.
- Trùng Thiên Kích.
Hoàng Kim Thiếu Gia thét lớn, kích ảnh từ màn lưới dần hội tụ thành điểm, khí thế trùng thiên bức tới đối thủ.
Hà Ngân cố vung kiếm ngăn đỡ, nhưng vô vọng, bị đoản kích xuyên tâm, hóa bạch quang truyền ra khỏi trường đấu.
Hoàng Kim Thiếu Gia toàn