Bạch Mã Quan là cửa ải địa đầu trấn giữ cửa ngõ thông thương giữa Kinh triều và Man địa.
Thông thường ở đó luôn có 1 vệ binh tinh nhuệ trấn giữ.
Nhưng khi được tin Man binh tập trung đến mấy vạn tinh binh chuẩn bị tập kích quan ải, Châu phủ Phần Dương đã phái thêm 5 vệ binh tiến trú Bạch Mã Quan.
Bao nhiêu đó gần như đã là toàn bộ binh lực của Phần Dương Thành.
Châu phủ đã dốc toàn lực cố giữ cho được Bạch Mã Quan, bởi một khi quan ải thất thủ thì đất Phần Dương gần như hoàn toàn nằm trong sự uy hiếp của quân giặc.
Man binh mà chiếm được Bạch Mã Quan, tiến khả công, thoái khả thủ, nguy hại khôn lường.
Bình thường, với vị trí hiểm yếu của Bạch Mã Quan, với 6 vệ binh luân lưu phòng thủ, giữ vững quan ải trước sự tấn công của vài vạn Man binh là không thành vấn đề.
Hơn nữa, chỉ cần bọn họ cố thủ được hai ngày thì viện binh của triều đình sẽ đến kịp.
Lúc đó không ai nghĩ quan ải sẽ thất thủ.
Sau mấy đợt cường công, Man binh tử thương thảm trọng, đã có hơn một nghìn Man binh bỏ xác dưới chân thành, chiến quả chỉ là làm cho cổng thành tổn hao đôi chút, cùng với hơn hai trăm thành phòng quân thương vong.
Tỷ lệ tử vong là 5 : 1 cho thấy không phe nào chiếm được thượng phong.
Thấy cường công không đạt được như mong muốn, Man tướng truyền lệnh thu binh hưu chỉnh, cho Man binh nghỉ ngơi lấy lại sức, cứu chữa thương binh, đồng thời phái người đốn cây lấy gỗ chế tạo thêm công thành khí giới.
Trong quan ải, sau một thời gian kịch chiến, quan quân cũng cần phải hưu chỉnh, phục hồi sinh lực, vì thế song phương không hẹn mà cùng đình chỉ chiến đấu.
Trong đợt công phòng chiến vừa rồi, Thiên Lang cùng kỵ binh bỏ chiến mã, lên tường thành trợ chiến.
Pháp sư và cung thủ đều thiện trường viễn trình công kích, theo hiệu lệnh của Thiên Lang, cả năm người tập trung hỏa lực cùng công kích một mục tiêu, đội ngũ của y cũng lập được chút chiến công, sát tử được mười mấy Man binh, lập được công đầu.
Những người chơi khác không ai đạt được công huận trị bằng y.
Chiến tranh tạm thời chấm dứt, Thiên Lang đang dẫn binh sĩ xuống khỏi tường thành, định tìm chỗ nghỉ ngơi dưỡng sức, chợt có một sĩ binh vận sắc phục thân vệ đến tìm, nói :
- Đại nhân.
Vương tướng quân muốn gặp đại nhân.
Thiên Lang vội nói :
- Vâng.
Xin binh đại ca dẫn đường.
Gã thân vệ liên mang nói :
- Không dám.
Không dám.
Thân vệ binh dẫn Thiên Lang đến tướng quân phủ.
Lúc này quan ải đang trong tình trạng chiến tranh, địch quân áp cảnh, tướng quân phủ vô cùng nhộn nhịp, chư tướng nhóm họp bàn bạc kế sách, truyền lệnh binh ra vào liên tục, khẩn cấp truyền mệnh lệnh đến các vệ binh.
Thiên Lang vào trong Chính sảnh, hướng về Vương tướng quân hành lễ, nói :
- Tướng quân.
Không biết cho triệu vãn bối có điều chi phân phó ?
Vương tướng quân đang xem xét các hồ sơ, thấy Thiên Lang vào, khẽ gật đầu, hỏi :
- Nghe nói ngươi là học viên của Tử Long Học Viện, và rất được các vị Tôn sư xem trọng.
Phải vậy không ?
Thiên Lang cung kính nói :
- Vâng ạ.
Vãn bối may mắn được các vị Tôn sư ưu ái nhận vào Học Viện học tập.
Vương tướng quân nói :
- Ta có chút việc muốn nhờ ngươi giúp đỡ.
Có nhiệm vụ, Thiên Lang kinh hỷ, vội nói ngay :
- Dạ không dám.
Xin tướng quân cứ phân phó.
Vãn bối sẽ gắng hết sức mình.
Vương tướng quân thở dài :
- Thực ra ta cũng không dám làm phiền các vị Tôn sư, nhưng quân tình khẩn cấp, ngươi cũng thấy đó, giặc đã đến dưới chân thành, quan quân thương vong thảm trọng, quan ải đang gặp nguy.
Ta hy vọng ngươi về ngay An Phú Trấn cầu viện, cầu xin các vị Tôn sư phái tế tự đoàn đến đây hiệp trợ quan quân giữ ải.
Nếu được tế tự đoàn giúp sức, quan quân mới có thể giảm được thương vong, tăng cường khả năng giữ vững quan ải.
Thật ra từ Bạch Mã Quan đến An Phú Trấn, đi về phải mất cả ngày, nếu tế tự đoàn có đến được cũng phải sau viện binh.
Nhưng thấy binh sĩ tử thương khá nhiều, Vương tướng quân