Đừng đối xử tốt
......
Triệu Lan vẫn nằm trong bệnh viện tỉnh và đã bắt đầu lên kế hoạch mua nhà ở đó, trải qua màn cho người thân vay tiền mà không được trả lại, cô lo mình sẽ đêm dài lắm mộng sau khi nhận khoản bồi thường.
Để lại đủ tiền dưỡng bệnh, Triệu Lan giải thích tình hình tài chính của gia đình cho Mão Sinh: "Tiền tiết kiệm những năm qua của mẹ cộng thêm tiền bồi thường vẫn đủ mua một căn hộ rộng 80m2 ở tỉnh lỵ.
Phục vụ cho việc học và làm việc sau này của con."
Ngoài ra, cô còn bảo con mình trả lại số tiền được Vương Lê đưa: "Sư phụ của con mua nhà xong không còn nhiều tiền.
Chắc chắn sư phụ con đã mượn số tiền này từ ai đó".
Về Vương Lê, Triệu Lan không thể hiện nhiều cảm xúc trước mặt con gái, cô biết Mão Sinh vẫn không chịu chuyển trường, bèn tính nợ làm khó con: "Vì chuyển trường cho con, mẹ đã phải đánh đổi một cái chân.
Đơn vị có ý muốn xem xét cho mẹ nghỉ dưỡng bệnh, mẹ có thể ở lại tỉnh với con, không về Bách Châu nữa."
Bạch Mão Sinh không kìm được nước mắt: "Vậy sư phụ thì sao?"
Cổ họng Triệu Lan nghẹn ứ: "Sư phụ con còn người thân và bạn bè ở Bách Châu, cô ấy...!cô ấy còn sự nghiệp ở đó." Tháng ngày chung sống hạnh phúc mà cô hằng mong tưởng chỉ kéo dài vẻn vẹn hai năm ngắn ngủi, tựa như một giấc mơ trên dòng sông dài của cuộc đời.
Mão Sinh mang sự phó thác của mẹ trở về Bách Châu, nhưng Vương Lê đã dẫn đoàn ra ngoài thành phố thi đấu.
Mão Sinh chỉ vừa đặt chân về nhà đã thấy bà ngoại tìm đến cửa.
Bà nói sợ đứa cháu ở nhà một mình không ai chăm sóc nên xách theo một giỏ đầy thức ăn đến.
Mới ăn được hai bữa, nước mắt bà rơm rớm, nắm tay Mão Sinh nói rằng bác trai cô rất khó khăn: "Cháu và mẹ cháu bây giờ không thiếu gì tiền, hãy giúp bác trai qua lần này đi, không phải bác ấy không trả nợ đâu, hay là, bà đảm bảo cho cháu nhé?"
Bạch Mão Sinh thì đang lo lắng vì không liên lạc được với Du Nhậm, bị bà ngoại ồn ào đến mức đau cả đầu, cô lẻn ra khỏi nhà nhân lúc bà đi chợ.
Trong túi xách của cô có vài bộ quần áo, có chiếc mũ hí kịch nhung đỏ, ngoài ra còn cẩn thận mang theo hộ khẩu, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm và chứng nhận nhà đất của hai mẹ con.
Bây giờ, số tài sản này đều được bày ra trên bàn trong phòng Ấn Tú: "Em...!hôm nay em không muốn ở nhà..." Cô đến tìm nơi ẩn náu.
Ấn Tú cầm chiếc mũ nhung đỏ lên, xoay một vòng trên ngón tay rồi đội lên cho Bạch Mão Sinh, thế là một thư sinh trẻ mặt mũi tuấn tú hiện hình: "Thật đáng tiếc, trông em đâu giống vẻ mặt kiêu hãnh của một người vừa đỗ trạng nguyên?" Ấn Tú lấy cho Bạch Mão Sinh một chiếc túi vải chắc chắn: "Những thứ quan trọng này em phải cất thật kỹ."
Ngồi xuống cùng Bạch Mão Sinh một lúc, Ấn Tú nói em chờ chị ra ngoài một lát.
Cô quay lại cửa hàng China Unicom tìm Viên Huệ Phương: "Người bạn này của em muốn ở lại phòng em vài ngày.
Mặc dù trong phòng vẫn còn một chiếc giường trống, nhưng em ấy không phải khách thuê..."
Viên Huệ Phương hiếm khi rộng lượng, song lần này không ngần ngại nói: "Không sao, chỉ vài ngày thôi mà, cứ ở đi." Từng có nhiều người đến xem căn phòng này của Ấn Tú, nhưng hầu hết đều nhạy cảm với giá thuê hoặc vị trí, cũng có cặp tình nhân là sinh viên Đại học Công nghệ Bách Châu đến thuê phòng, họ muốn Viên Huệ Phương làm việc với Ấn Tú, giao lại căn phòng này cho họ.
Nhưng tình cảm của Viên Huệ Phương không cho phép: "Ở đây tôi chỉ cho phụ nữ thuê".
Ấn Tú cảm ơn Viên Huệ Phương, quay lại phòng gọi dân tị nạn Bạch Mão Sinh ra ngoài.
Hỏi Mão Sinh muốn ăn gì?
"Hoành thánh." Mão Sinh mỉm cười, Ấn Tú cũng cười.
Vùng xung quanh làng trong phố có rất nhiều quán ăn vặt bán hoành thánh, cô vẫn gọi hai bát, nhưng đều nhường cho Bạch Mão Sinh.
Mão Sinh đổ mồ hôi vì nước súp hoành thánh nóng hổi, bàn tay tạo hình hoa lan cầm chiếc thìa nhỏ, dáng vẻ tao nhã nhưng ăn uống rất sảng khoái, thấy Ấn Tú trả tiền, cô ngậm hoành thánh trong miệng nói: "A, chị Ấn, em có tiền..." Vừa nói vừa lục tiền lẻ trong túi.
Ấn Tú đã trả tiền xong, quay lại ngồi trước mặt cô: "Ăn đi, chị vẫn mời được hai bát hoành thánh."
Ấn Tú đã nhìn thấy quá nhiều những bề ngoài quyến rũ, ngọt ngào, xấu xí, hung ác và buồn cười của thực khách trên bàn rượu, nhưng Bạch Mão Sinh, người đang ngồi trên chiếc ghế nhựa nhỏ cạnh chiếc bàn bốn chân cũ kỹ lại sở hữu vẻ dễ thương mà cô ít dịp được thấy.
Có lẽ vì đêm nay là đầu xuân, gió sưởi ấm lòng người.
Có lẽ vì dạo này không gặp phải ai lợi dụng mình trong công việc.
Cũng có lẽ vì tiền lương năm mới của Ấn Tú tăng 100 tệ.
Nụ cười của cô xuất phát từ trái tim, nhìn đôi môi đỏ và hàm răng trắng của Bạch Mão Sinh vội vàng nhai, cô nói: "Chậm lại chút."
"Năm ngoái chị đến dưới tầng chung cư tìm em, còn nhớ không? Trong hai bát hoành thánh có tám thìa dầu ớt." Bạch Mão Sinh bất ngờ trước khả năng ăn cay của Ấn Tú, Ấn Tú cũng mỉm cười: "Từ bé nhà chị ăn đạm bạc, thường bỏ thêm tương ớt mỗi khi miệng không cảm thấy mùi vị."
"Giống như kỹ năng trong hí kịch, đều cần được luyện tập theo từng ngày." Mão Sinh gật đầu: "Vậy ban ngày chị hãy cứ đi làm, hôm nay là thứ Sáu, em sẽ ở đến Chủ nhật rồi đi gặp Du Nhậm, sau đó trở về tỉnh." Hễ nghĩ đến phải rời xa Bách Châu và Du Nhậm, tinh thần Mão Sinh lại trầm xuống: "Chị Ấn, em không muốn học trường kịch trong tỉnh, nhưng mẹ em nói mẹ em đã phải đánh đổi bằng một cái chân."
"Em hiếu thảo." Ấn Tú nghĩ đến Ấn Tiểu Thường, chỉ cần 200 tệ cũng đủ để bà ấy đay nghiến rã họng cả ngày, huống chi là một cái chân.
Cô thư sinh trẻ trước mắt lại sắp phải cất bước rời đi, mối duyên kéo dài nhờ trơ trẽn đụng phải cơ may của họ cứ như vậy mà đứt đoạn sao? Trong mắt người khác, mối duyên này chỉ là một sợi chỉ nhạt nhoà giữa muôn nghìn chúng sinh, nhưng trong lòng Ấn Tú, đó là hòn đá tảng nặng trĩu và long lanh.
Bất cứ khi nào cảm thấy cô đơn trong một tâm trạng bất ổn, cô chỉ cần biết mình có người bạn như Mão Sinh là đã đủ.
Nhưng trong mắt Bạch Mão Sinh, giữa họ là cái gì?
Hai bát hoành thánh trước mặt Mão Sinh đều đã thấy đáy, Mão Sinh ợ lên: "Đi, chúng ta đi đến phố Ngân Thái đi." Phố Ngân Thái là trung tâm mua sắm cao cấp nhất Bách Châu trong những năm gần đây.
Ấn Tú không hề thoải mái vào trung tâm mua sắm như Mão Sinh, ngược lại, cô có chút phản ứng chống đối với những nơi thế này.
Từ nhỏ Ấn Tú chỉ mặc quần áo cũ được họ hàng cho, luôn bị các bạn chê cười là đồ nhà quê.
Sau khi vào trường Số 23, mắt thẩm mỹ của cô có lẽ đã thăng hạng, cô biết cách phối quần áo cũ sao cho vừa vặn nhất có thể, cũng tự học cách may quần áo cho bản thân bằng chiếc máy khâu cũ của bà ngoại để lại.
Nhưng hàng nghìn bộ quần áo đập vào mắt trong trung tâm mua sắm giống như những mặt gương đặt tứ phía, soi sáng Ấn Tú như bóc trần bộ dạng con chuột nhà quê chui rúc trong xó tối.
Những nghèo khó, mặc cảm, âm u và khát vọng đáng xấu hổ của cô đều phản ánh trong những tấm gương này.
Ấn Tú không muốn đối mặt với chính mình lúc ấy.
Nhưng Mão Sinh nói: "Em muốn chọn bộ quần áo đẹp cho chị."
Bộ quần áo đẹp nhất của Ấn Tú có lẽ là chiếc váy liền thân mà Ấn Tiểu Thường từng mặc hai lần khi còn là học sinh lớp 10.
Nó vừa khít với cơ thể cô, với hoạ tiết hoa và lá tre cùng sợi dây buộc eo bằng ren xếp nếp, nhấn nhá bờ