Không tránh khỏi cuộc sống
......
Mỗi khi Du Hiểu Mẫn phải trực ca đêm, buổi chiều tan học Du Nhậm sẽ đến ăn trong căn tin bệnh viện trung tâm.
Khi mẹ đi kiểm tra phòng hoặc có giờ làm, Du Nhậm sẽ làm bài tập về nhà và ôn bài trong văn phòng.
Thực ra làm bài tập không tốn bao nhiêu thời gian, Du Nhậm dựng cuốn sách giáo khoa tiếng Anh thật to lên rồi nghiên cứu các tác phẩm kinh điển, trong đó thường kẹp cuốn "Mặt trăng và đồng sáu xu" hoặc "Huyền thoại về những anh hùng dải ngân hà".
Sở thích đọc sách của cô khá đa dạng, trừ những cuốn tiểu thuyết lãng mạn không rõ nguồn gốc hay tác phẩm khai sáng giới tính tuổi trẻ thuê từ hiệu sách nhỏ trước cổng trường trung học Nhân tài, còn lại cô không từ chối bất cứ thể loại gì.
Mỗi tuần Du Hiểu Mẫn đưa cô 20 tệ tiền ăn sáng, cô sẽ dùng số tiền đó mua sách và thuê sách, nhiều lần Du Nhậm kêu rằng không đủ tiền và phải chịu đói vào buổi sáng.
Nhưng cũng với 20 tệ mỗi tuần, Bạch Mão Sinh gặp nỗi phiền muộn y chang, chỉ có điều Bạch Mão Sinh tiêu hết tiền vào đồ ăn vặt: "Không đủ ăn."
Đôi khi các y tá khoa sản phụ đi qua văn phòng của Du Hiểu Mẫn thấy Du Nhậm đang "học bài", ai cũng khen ngợi: "Tiểu Thái Thái thật là chăm chỉ."
Du Nhậm xấu hổ rời mắt khỏi cuốn sách: "Chị/cô khen em/cháu quá."
Mặc dù Du Hiểu Mẫn có nói: "Làm gì có chuyện con bé học? Chẳng biết có đang để tâm hay không." Nhưng về cơ bản cô cũng yên tâm với điểm số của Du Nhậm.
Sở dĩ nói "về cơ bản" là vì kết quả kiểm tra tiếng Trung và toán hàng tháng của Du Nhậm đều nằm trong top 3 toàn khoá, mỗi tội môn tiếng Anh có chật vật đến mấy cũng chỉ đứng thứ mười mấy trong lớp.
Du Hiểu Mẫn biết đây là món nợ mà con gái cô phải trả - làm sao một đứa trẻ một thời học trong trường tiểu học làng có thể sánh với một đứa trẻ luôn ngâm mình trong lớp học thêm mỗi cuối tuần? Du Hiểu Mẫn quyết định sẽ dành chút thời gian bổ trợ tiếng Anh cho Du Nhậm.
Hôm nay Du Nhậm đang bí mật đọc sách cảm thấy có chút tinh thần bất an, vì hồi chiều giáo viên dạy toán mang tờ kiểm tra đến tìm cô Trương chủ nhiệm, cuối cùng Du Nhậm và Bạch Mão Sinh lần lượt bị gọi lên văn phòng nói chuyện.
Nguyên nhân rất đơn giản, do không thể cưỡng lại ánh mắt đáng thương của Bạch Mão Sinh, Du Nhậm đã cho Bạch Mão Sinh chép bài trắc nghiệm toán.
Sau đó lại không nỡ nhìn thấy bộ dạng Bạch Mão Sinh khổ sở suy nghĩ nhìn câu hỏi tự luận với đôi mắt đờ đẫn, Du Nhậm thúc cùi chỏ, để lộ đề kiểm tra cho bạn mình xem.
Cô bé đạt 99 điểm bị giáo viên từng bước thuyết phục: "Du Nhậm, xét về thành tích của em trong lớp, thầy tin rằng em đã tự mình làm bài kiểm tra.
Nhưng em phải thành thật, có phải em đưa bài cho Bạch Mão Sinh chép không?" Giáo viên dạy toán trên lớp rất nghiêm khắc, phấn phủ trắng mái đầu, cứ hễ gầm lên cả cả lớp run bần bật.
Thành tích giảng dạy môn toán của ông quanh năm thuộc hàng tốt nhất thành phố, là giáo viên được nhiều phụ huynh đánh nhau sứt đầu mẻ trán tranh suất muốn gửi đến nhà dạy kèm.
Du Nhậm và Bạch Mão Sinh đã ghi nhớ đạo đức và chính nghĩa giang hồ ngay cái hôm "núi non gặp suối chảy" trong quán bánh hoành thánh: "Không, thưa thầy.
Em và Bạch Mão Sinh ai làm bài người nấy."
Giáo viên dạy toán và cô Trương nhìn nhau: "Thầy cô không muốn em nói dối.
Hơn nữa, em có biết em đang làm hại Bạch Mão Sinh không? Đừng cho rằng thầy cô là đứa trẻ ba tuổi, bằng chứng rõ ràng đến vậy mà vẫn muốn phủ nhận?"
Với bài kiểm tra bày ra trước mặt, Du Nhậm phát hiện Bạch Mão Sinh chỉ được 86 điểm, nhìn kỹ hơn mới thấy tên ngốc này đã chép nhầm chép nhọt lũy thừa bậc 4 của tất cả các câu tích phân thành lũy thừa bậc 2, tự ý viết thiếu một đến hai dòng trong quá trình giải phương trình bất đẳng thức nhưng kết quả vẫn giống của Du Nhậm.
Chưa hết, tại chỗ trống của tờ giấy kiểm tra, Bạch Mão Sinh còn vẽ một hình người nhỏ xoã ống tay áo.
Giáo viên dạy toán gõ lên bài kiểm tra: "Nhìn đây! Đáp án câu hỏi trắc nghiệm của Bạch Mão Sinh giống hệt của em, kết quả câu tự luận cũng giống nhau.
Nhất là câu tự luận cuối cùng, trong cả lớp chỉ có hai kết quả giống hệt nhau.
Nói là chỉ có hai, em xem, cũng chỉ có em và Bạch Mão Sinh.
Bằng chứng sao chép rõ ràng thế này mà em vẫn cứng đầu? Thầy ghét nhất những học sinh nói dối không chịu thừa nhận!" Giáo viên dạy toán nghiêm túc đẩy gọng kính: "Em nói đi, Bạch Mão Sinh đã thừa nhận."
Tim Du Nhậm đột nhiên đập mạnh, cô không thể tin được, quay đầu lại nhìn Bạch Mão Sinh vừa bước tới một bước, tên ngốc đến cả chép bài cũng chép sai và không quên vẽ bậy lại đang khóc lóc trong góc tường, lắc đầu để chứng minh mình không bán đứng Du Nhậm.
Hai người không học hai tiết cuối cùng, bị phạt đứng trong văn phòng, nhân lúc giáo viên ra ngoài đi vệ sinh, Bạch Mão Sinh thì thầm: "Mình nói là mình chép bài cậu, nhưng cô giáo không tin, nhất quyết nói chúng mình thông đồng."
Du Nhậm dựa vào tường cười thành tiếng: "Mình biết." Trường Nhân tài với mệnh danh thực hiện quản lý trường nghiêm ngặt rất nghiêm khắc với học sinh.
Đối mặt với sự thật phũ phàng, Bạch Mão Sinh đã nhận sai, Du Nhậm chỉ đành ngầm thừa nhận sự thật.
Hình phạt là mỗi người viết một bản kiểm điểm và Bạch Mão Sinh bị phạt đứng đọc sách buổi sáng trong một tuần.
Nhưng Du Nhậm biết chuyện này có lẽ vẫn chưa kết thúc.
Khi một đêm bận rộn vừa đi đến hồi kết, điện thoại trên bàn làm việc của Du Hiểu Mẫn reo lên.
Cô cầm cốc nước nhận điện thoại, nghe xong vài câu đã nặng nề đặt cốc nước xuống bàn, vẻ mặt vừa nhũn nhặn vừa xấu hổ, chốc chốc lại nói: "Cảm ơn cô giáo, tôi sẽ dạy dỗ đứa trẻ này thật tốt."
"Hả? Con bé lại còn đọc sách không liên quan đến bài học trong tiết học? Tôi sẽ quản con bé thật tốt.
Vâng, vâng, cô nói..."
"Hả? Con bé lại còn nhận thư tình?...!Vâng, vâng, cô giáo nói đúng.
Tôi đã ly hôn với bố con bé, đúng là mọi ngày tôi chưa để ý những chi tiết này.
Cô giáo nhắc nhở đúng..."
"Hả? Lần này kiểm tra môn tiếng Anh chỉ đứng thứ 30 trong lớp? Xếp hạng cả năm tụt xuống dưới 100 à?"
Nghe liên tiếp những "thành tích" lần này của con gái, Du Hiểu Mẫn hoàn toàn choáng váng, khuôn mặt cô như bị bôi một lớp nước xanh.
Cúp điện thoại, thẫn thờ trước bức tường một lúc, ngay sau đó, ánh mắt sáng quắc ấy bao trùm Du Nhậm.
Du Hiểu Mẫn là bác sĩ trong khoa sản phụ, bệnh nhân là phụ nữ già, trung niên hay trẻ tuổi đủ cả, cùng người nhà và bạn bè bệnh nhân, ánh mắt nhìn người của cô có thể nhìn thấu xương cốt tất cả.
Có người phụ nữ đến tái khám nói đây là lần đầu mình mang thai, vẻ mặt của Du Hiểu Mẫn vẫn như thường lệ: "Phải không? Tôi thấy cô đã phá thai ít nhất bốn đến năm lần.
Cổ tử c ung đã bị thương thành ra thế này, không thể nạo phá nữa, cô biết chưa? Phá nữa là không đẻ được đâu."
Có cô gái đương độ tuổi kết hôn đến muốn nghe tư vấn vá màng trinh, bị Du Hiểu Mẫn tức giận: "Tôi đã nói rồi, phẫu thuật kiểu này chỉ là khâu những phần rách lại thôi, cái đó của cô đã sớm chỉ còn lại một ít mẩu vụn, khâu lại làm gì? Không thể khâu được, cô biết chưa? Về nhà lựa lời mà nói, đừng có ý định này nữa."
"Cái gì? Cô lại còn mang thai? Vậy sao không khám thai mà còn yêu cầu vá cái gì? Càng không làm được."
Có cặp nam nữ tranh cãi ở hành lang bệnh viện về chi phí phá thai, Du Hiểu Mẫn dài mặt ra, gầm lên: "Thứ nhất, nếu đứa trẻ không được sinh ra thì ai biết có phải con của bạn nam không? Thứ hai, một người đàn ông tranh cãi với chị về chi phí phá thai thì chị còn cần anh ta làm gì? Thứ ba, không được đến phòng khám nhỏ, nếu xảy ra chuyện sẽ không ai gánh vác nổi hậu quả."
Có người phụ nữ nằm trên giường còn chưa kịp tan thuốc mê đã khóc vì bé gái mới sinh, Du Hiểu Mẫn càng cục cằn hơn: "Khóc cái gì mà khóc? Đẻ con gái là mong ước của bao nhiêu người, đừng tự mình