Tuổi trẻ thật tốt
......
Trước khi đến Thượng Hải, Du Nhậm muốn đến tỉnh lỵ một chuyến, nhưng cuối cùng chỉ hoá thành một dòng chữ trên Q: Mão Sinh, mình đi nhập học đây.
Đợi hai ngày vẫn không thấy phản hồi từ Mão Sinh - người luôn chủ động để lại tin nhắn. Ngồi một lúc, Du Nhậm thoát phần mềm, lúc này Nhậm Tụng Hồng gọi điện tới: "Bố đang đợi con ở phòng riêng trong quán ăn, địa chỉ là chỗ hôm kia đã bàn."
Không đau đớn cùng cực như Du Hiểu Mẫn, Nhậm Tụng Hồng không hề can thiệp vào sự lựa chọn trường đại học của con gái, khi mọi người nói "chúc mừng", ông xua tay: "May mắn thôi". Về mặt khiêm tốn này, cặp vợ chồng cũ đúng là có tướng phu thê.
Cách một khoảng thời gian, Nhậm Tụng Hồng nói với Du Nhậm, rằng có cậu con trai của một người bạn cũ cũng học cùng trường đại học với Du Nhậm, năm nay là sinh viên năm cuối: "Con qua nói chuyện với người ta, nếu có câu hỏi hãy tranh thủ nhờ người ta chỉ bảo."
Du Nhậm rất giỏi xin nhờ chỉ bảo trong chuyện học tập, cho dù tính cách có phần trầm mặc hơn từ sau năm lớp 11 vì thất tình, cô vẫn luôn giữ thái độ cầu thị khi nói đến những điều mình không biết. Quả thực, cô cảm thấy có chút hoang mang sau khi nhận được thông báo nhập học, là một người luôn xuất phát trước lệnh, Du Nhậm bỗng không biết phải làm gì.
Do đó cô sẵn sàng đồng ý lời mời của Nhậm Tụng Hồng, đến tủ quần áo chọn đồ trước khi ra ngoài, treo bộ đồng phục trường Số 8 sang một bên, ở giữa là vài bộ váy liền thân được Du Hiểu Mẫn mua cho. Du Nhậm nghĩ mắt thẩm mỹ của mẹ có hơi già, thế là cô vẫn mặc áo phông trắng và quần yếm denim ra ngoài.
Thấy con như vậy, Du Hiểu Mẫn đuổi theo: "Con vẫn ăn mặc giống học sinh tiểu học à."
Phụ huynh vẫn mong con giống học sinh tiểu học khi con vào cấp 3 ở độ tuổi 17, 18, nhưng kỳ thi đại học vừa trôi qua, họ sẽ bới móc trang phục của con mình thật không trưởng thành, thật mất thể diện. Du Nhậm kéo nảy dây quần yếm: "Mẹ, mẹ đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ mấy mà nghiêm khắc thế?"
Bước vào phòng riêng, các bàn bên trong vẫn chưa được ngồi đầy, Du Nhậm thấy ngay một chàng trai có đôi mắt sáng ngời ngồi trên ghế sofa bên phải đang nhìn mình, Du Nhậm gật đầu với cậu ấy, sau đó chào Nhậm Tụng Hồng: "Bố."
Nhậm Tụng Hồng giới thiệu, hôm nay không phải bữa tiệc chia tay vào đại học mà là cơ hội cho hai sinh viên cùng trường giao lưu nhân dịp tụ họp giữa những người bạn cũ của ông.
Thiếu niên đó tên Liêu Huống, vừa nghe đến họ Liêu, Du Nhậm không khỏi nghĩ đến người vợ Liêu Hoa hiện tại của Nhậm Tụng Hồng. Biết ngay, cậu ấy là cháu của Liêu Hoa.
Nếu không bàn đến thân phận, Liêu Huống là một người rất cởi mở, khéo nói, ngoại hình nhã nhặn, trông như một học sinh sinh viên ngoan, nhưng sau khi trò chuyện một lúc, Du Nhậm cảm thấy anh ấy không chỉ đơn giản là học giỏi.
"Thường thì với thành tích của em, nên ưu tiên vào Học viện Quản lý nếu vào Đại học Phúc Đán, em chọn vào Học viện Văn học chắc là vì đam mê nhỉ?" Liêu Huống cho biết anh ấy học trong Học viện Quản lý và đã thực tập ở các công ty khác nhau suốt hai mùa hè: "Chỉ cần năm cuối anh không mất đà, chắc hẳn sẽ đủ điểm học lên thạc sĩ." Anh hỏi Du Nhậm, em đã chuẩn bị sẵn sàng chưa.
Thực ra khi nhìn thấy Du Nhậm, Liêu Huống đã cảm thấy đây là một cô em gái chưa được tiếp xúc với thế giới, nhiều cô gái lần đầu gặp mặt đều ngượng ngùng và im lặng, nhưng trả lời câu hỏi của Liêu Huống, Du Nhậm rất ra dáng trưởng thành: "Đúng là phải chuẩn bị tinh thần. Em đoán khi mới vào đại học, ít nhiều sẽ có sự khác biệt so với kỳ vọng ban đầu, em cũng có hai câu hỏi muốn nhờ anh chỉ bảo..."
Câu hỏi của Du Nhậm là điều mà Liêu Huống chỉ bắt đầu nghĩ đến vào năm thứ hai: "Em có nên hy sinh một chút về điểm số để tham gia hoạt động xã hội thực tiễn không? Nên đi đâu và nên tìm cơ hội thực tập phù hợp như thế nào?"
Liêu Huống nhìn Du Nhậm, gật đầu chắc nịch: "Em sẽ làm tốt thôi, em tư duy rất khá." Anh ấy nói về kinh nghiệm của bản thân, vì liên quan đến chuyên ngành nên anh tìm thực tập trong lĩnh vực tài chính hoặc quản lý tư vấn, nhưng anh không dám hy sinh điểm số, nếu bắt buộc phải chọn một trong hai, anh sẽ chọn điểm số.
"Có thể điều này liên quan đến thói quen ứng xử của mỗi cá nhân. Khi em đã quen với sự xuất sắc, em sẽ không cho phép điểm số của bản thân sa sút. Có vài sinh viên năm nhất để số điểm tụt xuống dưới 3.5, đến năm hai mới bắt đầu vội vàng nước đến chân mới nhảy, như thế mệt lắm." Anh kiến nghị Du Nhậm nên tìm nhịp độ học tập phù hợp và duy trì xuất sắc ngay từ năm nhất.
"Tất nhiên thực tập cần kết hợp định hướng việc làm tương lai và sở thích cá nhân, cơ hội thực tập của anh là nhờ các anh chị khoá trên giới thiệu, trên BBS của trường có rất nhiều thông tin. Vì vậy, đối với sinh viên đại học mà nói, tham gia hoạt động xã hội không chỉ để làm đẹp CV, quan trọng hơn cả là học cách hợp tác và xã giao."
Liêu Huống biết gì nói đó, anh cũng nói thêm về một số đặc trưng của trường: "Năm nhất của các em học giáo dục phổ thông, cho nên nhất định nên đăng ký chọn những môn mình thích. Giáo dục phổ thông thường không đi sâu vào kiến thức, vì vậy em phải làm rõ điểm bắt đầu của mỗi môn học, nên chọn và tìm hiểu sâu những cuốn sách mà em có hứng thú."
Du Nhậm cảm thấy anh ấy nói có lý, bữa này cô ăn không nhiều, chủ yếu là người lớn nói chuyện người lớn, trẻ con nói chuyện trẻ con. Trong lần nâng ly chúc mừng cuối cùng, Nhậm Tụng Hồng nhờ vả bạn bè thân thiết: "Nếu con gái tôi muốn thực tập trong một tổ chức hoặc công ty nào đó, nhờ mọi người chiếu cố nhiều hơn." Ngoài Nhậm Tụng Hồng ra, những người tham dự hầu hết là các cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao của doanh nghiệp nhà nước có hoạt động kinh doanh tại các thành phố cấp tỉnh hoặc Thượng Hải.
Làm gì có chuyện chiếu cố suông, cuối cùng, Du Nhậm nâng chén riêng với Nhậm Tụng Hồng và nói lời cảm ơn với bố.
Sau khi tiễn khách, trước khi hai cha con tạm biệt nhau, Nhậm Tụng Hồng vỗ vai Du Nhậm: "Bố con năm đó thi trượt Phúc Đán, thay vào đó bố học Đại học Lũng Tây, hy vọng con sẽ giỏi hơn bố." Ông rất lo lắng về cơ hội việc làm của Du Nhậm: "Con đã nghĩ về định hướng tương lai chưa? Định học thạc sĩ, tiến sĩ hay ra nước ngoài du học? Hay làm việc ở đâu?"
Đôi mắt sau cặp kính của Du Nhậm lộ ra nụ cười nhàn nhạt: "Con muốn thi tuyển chọn công chức." Vấn đề này cô đã suy nghĩ rất nhiều lần, nhưng vẫn chưa quyết định được nên thi ở đâu.
Là một nhân viên công chức, ông bố bất ngờ: "Hả? Vậy, bố có thể hỏi tại sao con lại muốn đi theo con đường này không?"
Du Nhậm vỗ vai Nhậm Tụng Hồng: "Bố, bố từng dạy con cách quan sát và huy động mọi người, con luôn suy nghĩ, trong xã hội ngày nay, thế nào mới là cách điều động mọi người tốt nhất để thực hiện lý tưởng của mình." Có đáp án xuất hiện trong đôi mắt cô, Nhậm Tụng Hồng hít một hơi, biểu cảm phức tạp: "Được... được rồi, vậy lý tưởng của con là gì?"
"Xem liệu có thể tạo nên sự khác biệt ở cấp độ chính sách nhằm giúp đỡ càng nhiều người càng tốt hay không." Du Nhậm nói với Nhậm Tụng Hồng về kế hoạch mà cô chưa nói với mẹ mình: "Con từng về nhà ông bà ngoại trồng trà hai lần, thấy họ làm việc rất vất vả nhưng rất khó tạo nên một thị trường thống nhất. Ngoài ra, con cũng từng chứng kiến cảnh cha mẹ bỏ rơi con gái để sinh con trai..."
Ngoài ra còn rất nhiều bất công mà cô đã trải qua và rất nhiều bất hạnh mà cô đã tận mắt chứng kiến: "Nên con đang nghĩ, nếu con muốn giúp đỡ mọi người nhiều hơn, thì con phải tìm được điểm tựa, cũng chính là việc hiện tại bố đang làm."
Nhậm Tụng Hồng đã từng thấy rất nhiều bê con non nớt trong biên chế, nhưng chưa bao giờ thấy một đứa trẻ nào có tư duy vấn đề thú vị như vậy, ông sờ cái đầu bắt đầu hói của mình: "Không đơn giản đến vậy, bố đã ngụp lặn nhiều năm, cũng chưa làm được đến mức con nói." Nhưng không nên đả kích đứa trẻ: "Có mục tiêu là tốt. Lên đại học cố gắng nhé."
Sau khi tiễn Du Nhậm lên