Tiêu Lĩnh Vu mừng thầm reo lên:
-Bằng huynh! Bằng huynh! Mau lại đây cõng tiểu đệ xuống để hái mấy trái cây ăn cho đỡ đói.
Chàng thấy con chim to lớn hiếm có và giống như chim bằng ở trong sách nên kêu nó là Bằng huynh.
Con chim khổng lồ không lý gì đến lời kêu gọi của chàng. Nó cụp hai cánh lại xà xuống đáy hang.
Tiêu Lĩnh Vu ước lượng chỗ con chim đậu ở gần căn nhà gỗ thì thầm nghĩ:
-Chim không phải là người thì hiểu tiếng người thế nào được?
Lúc này những ráng chiều trên trời đã lờ mờ và có ánh sao thưa thớt mà chưa thấy văn sĩ trở về.
Tiêu Lĩnh Vu thở dài tự nói một mình:
-Xem chừng tối nay lão lại không về nữa.
Trong lòng thất vọng, chàng ngồi vận khí hành công.
Thời gian vùn vụt. Lại ba ngày trôi qua. Tiêu Lĩnh Vu nhịn đói ba ngày, nhưng cuộc luyện công của chàng rất có hiệu quả.
Chàng cố chịu đựng đói khát tập trung tinh thần vào việc luyện công. Chàng cảm thấy chân khí lưu thông ra khắp tứ chi rồi quên cả đói khát.
Tuy chàng có nghị lực hơn người, tư cách rất kiên cường, nhưng chẳng thể chống mãi với sự đói khát nó hành hạ cực kỳ đau khổ. Dù chàng đã đi vào chỗ quên cả thân mình, nhưng lửa xxxxx thỉnh thoảng chỗi dậy làm cực khổ. Chỉ còn một cách để lãng quên đau khổ là bỏ hết tạp niệm trong đầu óc, quên cả mình còn sống.
Nhưng muốn đi vào trạng thái này phải trải qua một phen đau khổ cùng cực mới đến được lãnh vực vô ngã.
Hôm ấy chàng toạ tức rồi tĩnh tâm lại, bỗng ngửi thấy mùi thịt thơm ngát xông vào mũi.
Chàng quay đầu nhìn lại thấy văn sĩ trung niên đứng ở sau lưng nét mặt tươi cười. Tay lão cầm một con gà rừng nướng chín rồi.
Tiêu Lĩnh Vu thèm quá những muốn giựt lấy mà ăn cho đã, nhưng chàng cố nhẫn nại.
Văn sĩ cầm con gà đưa cho Tiêu Lĩnh Vu vừa cười vừa nói:
-Hài tử! Gian nan lắm phải không?
Tiêu Lĩnh Vu nhớ tới mấy ngày qua vừa nhịn đói lại phơi nắng gió khổ sở vô cùng, nhưng bản tính quật cường, chàng cười mát đáp:
-Phải nhịn đói một chút đã lấy gì làm gian nan?
Văn sĩ gật đầu nói:
-Hài tử! Cuộc thành tựu của ngươi vượt xa hơn sự tiên liệu của ta. Ngươi hãy cầm lấy con gà đồng này mà làm bữa.
Tiêu Lĩnh Vu nghĩ thầm:
-Lão bỏ ta sắp chết đói rồi đây.
Chàng đón lấy con gà ăn ngấu nghiến. Vì chàng đói quá nên ăn hết cả con gà.
Lúc Tiêu Lĩnh Vu ngửng đầu lên nhìn thì văn sĩ đã bỏ đi từ lúc nào rồi.
Chàng nghĩ thầm:
-Chuyến này lão lại ra đi không biết đến bao giờ mới trở lại. Ta liệu mà chuẩn bị nhịn đói phen nữa.
ở nơi lơ lửng chân không đến đất cật không đến trời này, đáng lo nhất là đói khát. Nếu đã khắc phục được đói khát thì rất dễ trừng thanh tạp niệm. Ðó là căn bản để xây dựng nội công tâm pháp của nhà Phật.
Quả nhiên chuyến này văn sĩ ra đi bốn ngày mới trở lại, lão đem về con gà rừng nướng chín và khá nhiều trái cây.
Nội công của Tiêu Lĩnh Vu tiến bộ rất mau, sức chịu đựng cũng lâu dài hơn trước. Những cái đau khổ về xác thịt giảm bớt dần dần.
Ngày tháng thoi đưa. Bất giác chàng ngồi trên võng mây đã được ba tháng.
Trong ba tháng này Tiêu Lĩnh Vu rút kinh nghiệm đủ về những sự chịu đựng mưa to gió lớn sấm sét ầm ầm, chiếc võng mây tựa hồ con thuyền nhỏ chơi vơi giữa biển cả sóng to gió lớn nhô lên hụp xuống. Lúc nào cũng cảm thấy tử thần kề
cận bên mình, bắt đi lúc nào cũng không biết.
Về sau mỗi lần chàng gặp nguy hiểm lại dùng phép thiền định đi vào chỗ vô ngã để tránh những cảm giác kinh tâm động phách. Nhưng đó lại chính là định lực về nội công tâm pháp.
Chàng trải qua ba tháng nguy hiểm tức là xây dựng được nền móng vững chắc về môn nội công.
Hiện thời sau khi nhập định, chàng tỉnh táo lại thấy khí huyết trong toàn thân chu lưu rất khoan khoái.
Một hôm trời đã tối rồi, bóng trăng chiếu xuống một làn ánh sáng êm dịu. Tiêu Lĩnh Vu tỉnh lại không hiểu văn sĩ về từ lúc nào. Mắt lão chiếu ra những tia kỳ quang nhìn Tiêu Lĩnh Vu rồi gật đầu khen:
-Hài tử! Ngươi được trời ban cho tư cách phi thường, không cần mượn sức người ngoài mà qua được cửa quan hiểm trở thứ nhất.
Tiêu Lĩnh Vu ngơ ngác hỏi:
-Cửa quan hiểm trở nào đâu?
Văn sĩ hỏi lại:
-Phải chăng vừa rồi ngươi rạo rực trong mình như muốn bay lên?
Tiêu Lĩnh Vu đáp:
-Ðúng thế! Vãn bối sợ ở trong cái võng này té xuống, nên phải dẹp ngay sự xúc động đi.
Văn sĩ nói:
-Giữ được lòng bình thản là một yếu quyết về tâm pháp thượng thặng.
Tiêu Lĩnh Vu gật đầu nói:
-Vãn bối chưa hiểu nhiều về đạo lý này.
Văn sĩ ngửa mặt nhìn vừng trăng tỏ trên trời nói:
-Hiện chưa đủ thời giờ để nói cho ngươi biết. Chúng ta đi thôi.
Tiêu Lĩnh Vu hỏi:
-Ði gặp nghĩa phụ của vãn bối phải không?
Văn sĩ đáp:
-Cả Liễu Tiên Tử nữa.
Lão thò tay ra nắm lấy tay Tiêu Lĩnh Vu chạy rất lẹ trên đường mây.
Tiêu Lĩnh Vu cúi đầu nhìn xuống cảm thấy váng óc, vội nhắm mắt lại.
Chàng tưởng chừng đang chơi vơi trên không. Gió mạnh quạt vào mặt, chàng những sợ văn sĩ bồng mình thêm nhiều trọng lượng có thể làm cho đứt dây mây té xuống ắt phải tan xương nát thịt.
Chàng còn đang ngẫm nghĩ bỗng thấy thân mình dừng lại. Chàng mở bừng mắt ra coi thấy chỗ dừng bước là một nơi đầy băng tuyết trên ngọn núi cao nhất.
Ðỉnh núi này rộng chừng hai trượng vuông. Băng nhẵn như gương mà trơn tuột.
ánh trăng chiếu vào tưởng chừng thấu qua được.
Mé tả cách chừng 7, 8 thước một phu nhân đứng tuổi mặt mũi xinh đẹp tóc xoã xuống bên vai đang ngồi xếp bằng.
Mé hữu là lão áo vàng Nam Dật Công.
Hai người đều nhắm mắt. Vẻ mặt nghiêm nghị khác thường.
Văn sĩ từ từ đặt Tiêu Lĩnh Vu xuống rồi cũng nhắm mắt lại, chẳng lý gì đến chàng nữa.
Tiêu Lĩnh Vu đứng xuống rồi cất bước thì thấy mặt băng rắn chắc mà trơn tuột cất bước khó khăn.
Nam Dật Công mở bừng mắt ra nhìn Tiêu Lĩnh Vu tủm tỉm cười nói:
-Trang huynh phải một phen vất vả.
Văn sĩ đáp:
-May mà không đến nỗi nhục mạng. Lệnh lang đã luyện được yếu quyết về nội công tâm pháp của tiểu đệ. Nếu đêm nay tiểu đệ không chết thì trong vòng ba năm có thể truyền hết tuyệt nghệ cho gã được.
Liễu Tiên Tử lạnh lùng nói:
-Ðêm nay mà chúng ta không phân thắng bại thì e rằng chẳng còn cơ hội nào nữa.
Văn sĩ trung niên bật lên tiếng cười sang sảng hỏi:
-Tiểu đệ cũng nghĩ như vậy.
Nam Dật Công nói:
-Nội công cùng kiếm thuật của Trang huynh cao hơn tiểu đệ một bậc. Tiểu đệ tự biết mình khó thắng nổi y...
Liễu Tiên Tử cười lạt ngắt lời:
-Còn ta thì chắc lão thắng rồi.
Mụ liền phóng chỉ điểm tới Nam Dật Công.
Nam Dật Công phóng chưởng đánh ra để đón tiếp chỉ phong. Hai người cùng chuyển động không tự chủ được phải lùi lại nửa thước.
Liễu Tiên Tử hững hờ nói:
-Chưởng lực của lão sau năm năm rèn luyện tiến bộ rất nhiều.
Mụ giơ hai tay lên hai ngón điểm ra.
Nam Dật Công:
-Tiên tử dạy quá lời. Chỉ lực của Tiên tử cũng chẳng kém gì chưởng lực của tiểu đệ.
Lão vừa nói vừa vung song chưởng đánh liên tiếp. Chưởng phong nặng như trái núi xô ra ngăn cản năm luồng chỉ phong.
Tiêu Lĩnh Vu đang đi về phía nghĩa phụ, nhưng mặt băng trơn quá cất bước khó khăn. Chàng chưa tới nơi thì Liễu Tiên Tử và Nam Dật Công đã xảy cuộc động thủ. Chỉ phong và chưởng lực đụng nhau quyện lại cản trở bước đường của Tiêu Lĩnh Vu. Ðứng nói chàng không thể đi được mà có ngồi xuống cũng không ngồi yên được. Ðó là Nam Dật Công đã lưu tâm đến chàng cố đẩy luồng chỉ phong của Liễu Tiên Tử để khỏi tổn thương đến chàng.
Lúc này hai người đi vào giai đoạn kịch chiến. Liễu Tiên Tử phóng chỉ điểm ra không ngớt.
Nam Dật Công hoàn toàn giữ thế thủ. Lão phóng chưởng chỉ để hoá giải chỉ lực của Liễu Tiên Tử.
Tuy lão có thể phản kích nhưng còn lo cho Tiêu Lĩnh Vu. Lão thấy chàng giơ tay ra sờ soạng như không có vật gì để nắm lấy làm điểm tựa.
Văn sĩ đột nhiên vươn tay ra chụp. Tiêu Lĩnh Vu thấy một luồng cường lực hất người chàng lôi đi.
Chàng đưa tay áo lên lau mồ hôi trán khẽ nói:
-Ða tạ lão tiền bối đã cứu cho.
Văn sĩ trung niên không trả lời mà cũng không chuyển động cặp mắt. Dường như lão không có thì giờ.
Tiêu Lĩnh Vu nhìn kỹ lại thì thấy đỉnh đầu lão dường như có luồng bạch khí thoát ra. Vẻ mặt rất trang nghiêm, chàng biết lão hành động đến lúc khẩn yếu.
Vừa rồi lão ra tay giải cứu là một việc rất mạo hiểm. Chàng không dám làm kinh động lão.
Tiêu Lĩnh Vu nghĩ thầm:
-Ba người đi vào cuộc tỷ đấu khó mà giải khai được. Nếu ta còn vọng động thì chỉ làm bận chân tay cho họ và phát sinh ảnh hưởng không phải tầm thường.
Nhưng chàng coi cuộc tỷ đấu nguy hiểm lại lo thay cho nghĩa phụ.
Bây giờ chỉ còn biện pháp duy nhất là chàng nhắm mắt lại vận khí điều dưỡng,không nghĩ gì đến chuyện đấu võ ở bên cạnh.
Nhưng lần này chàng khó lòng được như nguyện vì chân khí không điều hoà được. Thuỷ chung chàng không tĩnh tâm được, phải giương mắt lên nhìn.
Lúc này Nam Dật Công và Liễu Tiên Tử dường như không tỷ đấu kịch liệt nữa.
Lâu lâu mới phóng ra một chiêu mà chưởng chỉ cũng không mãnh liệt như trước,vừa phát chiêu chưởng phong đã réo lên.
Chàng có biết đâu cách đấu bên ngoài coi hời hợt mà thực ra lại là lúc rất nguy hiểm. Cả chưởng lẫn chỉ đều vẫn hết toàn thân công lực. Nếu ai công lực kém một chút là lập tức bị trọng thương ngay đương trường, nhẹ cũng thành tàn phế, nặng thì đến mất mạng.
Hai người đấu nhau 13 chiêu rồi đột nhiên dừng tay lại.
Không hiểu thời gian trôi qua đã bao lâu. Vừng trăng đã xế về tây mà cả hai người vẫn đưa tay ra tấn công.
Ðột nhiên Liễu Tiên Tử cất tiếng lạnh lẽo:
-Trang Sơn Bối! Năm năm nay không hiểu kiếm thuật của lão ra sao?
Trang Sơn Bối tủm tỉm cười hỏi lại:
-Phải chăng Liễu Tiên Tử muốn so kiếm thuật với tại hạ?
Liễu Tiên Tử đáp:
-Lão thân muôn lãnh giáo mấy cao chiêu. Vậy Trang lão nhi lấy kiếm ra đi.
Trang Sơn Bối thò tay vào bọc lấy ra một thanh đoản kiếm dài 5 tấc 8 phân, rút ra khỏi vỏ nói:
-Liễu Tiên Tử! Tiên Tử hãy coi chừng!
Liễu Tiên Tử cười lạt đáp:
-Trang lão nhi cứ tuỳ tiện mà làm, chắc lão không đả thương được ta đâu.
Tiêu Lĩnh Vu thấy thanh đoản kiếm của Trang Sơn Bối chỉ bằng lưỡi đao truỷ thủ thì nghĩ thầm trong bụng:
-Thanh bảo kiếm của lão đã nhỏ bé lại ngắn chủn như vậy thì đả thương người thế nào được?
Chàng còn đang ngẫm nghĩ bỗng thấy Trang Sơn Bối vung tay một cái. Thanh đoản kiếm tuột tay bay ra quanh trên không một vòng rồi nhằm đâm vào Liễu Tiên Tử.
Tiêu Lĩnh Vu lẩm bẩm:
-Té ra thanh đoản kiếm này dùng làm ám khí.
Bỗng thấy Liễu Tiên Tử giơ ngón tay lên điểm vào thanh đoản kiếm.
Thanh đoản kiếm bị luồng chỉ lực chấn động xoay quanh trên cao hai lần rồi lại nhằm Liễu Tiên Tử đâm tới.
Bỗng thấy Liễu Tiên Tử phóng chỉ lực điểm loạn xạ. Thanh đoản kiếm tựa hồ mọc cánh vẫn không rớt xuống.
Trang Sơn Bối lại phát ra một luồng chưởng phong hút thanh đoản kiếm đứng lại một chút. Ðoạn lão vung tít cánh tay. Thanh đoản kiếm cũng xoay theo.
Sau một lúc lâu, Trang Sơn Bối đột nhiên vung bàn tay phải lên đánh về phía chính Tây.
Một luồng bạch quang nhanh như điện chớp vọt ra. Tiếp theo nghe