Cho đến khi ánh mắt của Trầm Khinh Trạch nhìn về hướng của hắn cùng lúc nhóm dân binh vây quanh y trừng mắt nhìn sang thì Chiêu Lập đang đứng ngốc ra đó mới như bừng tỉnh từ trong đại mộng, hắn vội vã bảo các em của mình quỳ xuống.
Còn chưa kịp cúi người thì một vạt áo trắng tinh xuất hiện trước tầm mắt của Chiêu Lập.
"Đứng lên hết đi."
Giọng nói của người đang nói trầm thấp ôn hòa.
Chiêu Lập ngẩng đầu, người đó chắn lại ánh sáng phía sau lưng, đưa tay ra đỡ lấy mình.
Trầm Khinh Trạch không thích được một nhóm người vây vào chính giữa mà hành lễ, thế nhưng sau khi nhiều lần nhắc nhở không có kết quả thì chỉ đành từ bỏ thôi.
Y nhìn nhìn lên tấm biển tuyển dụng nhân sự vào vị trí giáo viên phía đối diện, lại nhìn sang Chiêu Lập với dáng vẻ đầy nhã nhặn và danh giá, giọng nói càng mềm mỏng hơn:
"Cậu là giáo viên mới đến ư?"
Hắn tiện đó mà tra xét một cái:
"Chiêu Lập, tiểu quý tộc đã phá sản tại thành Nam Tế, ngộ tính 333, mị lực 198, sở trường là sử học, toán học, có khả năng nhìn qua là không quên."
Trầm Khinh Trạch nghi ngờ rằng điểm may mắn đã tăng lên của con ngư long nhỏ trong chậu cá trong phòng kia cũng đã được tăng cả điểm tìm được nhân tài luôn rồi, nếu không thì sao mỗi lần như thế đều cực kỳ chuẩn xác tại lúc trong phương diện giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn kia chứ?
Đứa nhóc này chẳng phải là học giả trời sinh sao?
Chiêu Lập luống cuống tay chân mà "a" lên một tiếng, trông thấy dân binh tuyển dụng kia không ngừng đưa ánh mắt ra hiệu với mình thì mới vội vã gật đầu:
"Đúng, đúng vậy, tôi biết chữ, tôi tên là Chiêu Lập, em trai và em gái của tôi cũng biết chữ, có thể làm giáo viên."
Ánh mắt của Trầm Khinh Trạch hơi sáng lên:
"Mọi người có biết toán học không?"
Chiêu Lập chớp chớp mắt:
"Biết, chúng tôi đều biết ạ."
"Thế thì tốt quá, trường học trong thành Uyên Lưu của chúng tôi vừa hay đang thiếu giáo viên."
Trầm Khinh Trạch nhẹ vỗ lên vai của hắn, bởi vì thiếu dinh dưỡng quá lâu nên quá gầy và yếu ớt, tựa như gió thổi một cái thôi là có thể ngã luôn vậy.
Một lát sau lại có thêm bốn, năm người giáo viên đạt chuẩn hiếm hoi, tâm tình của Trầm Khinh Trạch chớp mắt tăng lên theo cấp số nhân, lên đến mấy chục phần trăm, ngay cả giọng nói cũng nhẹ nhàng hơn nhiều:
"Nếu có chuyện gì cần thì cứ nói, nếu có người ăn hiếp mọi người thì cứ nói trực tiếp với tôi."
Nhân tài hiếm thấy, đương nhiên là đối tượng cần được bảo vệ quan trọng!
Ánh mắt của mọi người xung quanh nhất thời hướng về phía này đầy ngưỡng mộ, hóa ra biết chữ là quý đến như vậy sao?
Bọn họ thì hết hy vọng rồi, chỉ đành trông chờ vào đám con cháu sau này của mình đều có được cơ hội được chủ tế đại nhân để ý đến giống như Chiêu Lập mà thôi, trong một chốc thôi đã từ một kẻ tị nạn trôi dạt bấp bênh mà được lên như diều gặp gió.
Lồng ngực của Chiêu Lập dâng trào lên một cuộn máu nóng, sự đau buồn, tủi thân, đói khát và sợ hãi từ sau khi gia đình phá sản, người thân qua đời kia không có thời khắc nào mà không dày vò hắn, từ một cậu ấm không rõ thế sự mà trưởng thành trong một đêm, mùi vị chua ngọt đắng cay hỗn loạn trong lòng, từ trước đến nay chưa từng có ai an ủi, không một ai bảo vệ.
Hắn cắn chặt răng, dằn lại cảm xúc đang dâng trào, ngoài một chữ "vâng" ra thì chẳng nói được gì nữa, đợi cho đến khi hắn bình tĩnh lại được tâm trạng, lúc vội vàng tìm kiếm theo bóng dáng của Trầm Khinh Trạch một lần nữa thì đối phương đã đi tuần tra ở nơi khác mất rồi.
Chiêu Lập có hơi thất vọng, nhanh chóng lên tinh thần, tìm đến vị dân binh tuyển dụng ấy mà trịnh trọng ký một chữ ký lớn mang tên của mình lên tờ khế ước.
Hắn ngẩng đầu nhìn lên bức tường thành cao lớn màu xám đậm gần bên cạnh, cùng với lá cờ đen vàng đang tung bay phấp phới.
Sau này, nơi đây chính là ngôi nhà mới của bọn họ rồi.
※ ※ ※
Trầm Khinh Trạch cưỡi trên một con tuấn mã đen tuyền, trên đường đi không nhanh không chậm mà đi qua đường dành cho ngựa mới được mở, sau lưng là Lạc Tân và hai anh em Lan Tư theo sau.
Sau khi có được lượng lớn nhân lực bổ sung vào, thành Uyên Lưu giống như một chiếc đồng hồ báo thức đã được lên hết dây cót, bắt đầu điên cuồng xoay tròn suốt ngày đêm.
Tường thành được mở rộng thêm 10km ra ngoài, bao lại toàn bộ những ngôi làng vốn tập trung lẻ tẻ tại ngoại thành lại, ngôi thành lúc trước trở thành nội thành, phần tòa thành mới trở thành nơi cư trú mới của người ngoại ô.
Chẳng qua là Trầm Khinh Trạch không dự tính học hỏi thành Minh Châu mà phân cách cấp bậc trong ngoài thành để làm nổi trội lên địa vị của nội thành, thành Uyên Lưu sau này đã có sức mạnh quân sự lớn mạnh, sau khi không còn sợ hãi đối với sự đe dọa đến từ nhân thú nữa thì y sẽ hạ lệnh dỡ bỏ tường thành của nội thành, để cho nội ngoại thành trì đều hòa làm một một cách triệt để.
Phòng học của trường học đã được dựa theo bản thiết kế mà hệ thống cung cấp cho mà được xây lên thành hai tòa nhà, một tòa ở thành đông, một tòa ở thành tây, cả hai đều là trường công lập, tiền lương của giáo viên đều do phủ thành chủ thống nhất phân phát, toàn bộ trẻ em đến tuổi trong thành đều bắt buộc phải nhập học.
Để giảm bớt sự áp lực, trường học chấp nhận cung cấp cho bọn trẻ một bữa trưa miễn phí, và đồng ý miễn gần như toàn bộ học phí, mỗi gia đình chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ dành cho sách tập giấy bút, nếu đứa trẻ học tập tốt thì còn có thể nhận được học bổng.
Thế nhưng cho dù là thế, cái khái niệm "học tập là độc quyền của quý tộc" vẫn ăn sâu vào trong tâm của mọi người, đa số người dân đều không hiểu được việc học tập có ý nghĩa gì với bản thân, với trẻ nhỏ và với thành Uyên Lưu sau này.
Đại đa số bọn họ đều chỉ ôm lấy sự tôn sùng và tin tưởng mù quáng đối với chủ tế đại nhân, và ham muốn bữa cơm trưa miễn phí đó mà thôi.
Trầm Khinh Trạch cũng không thể quá khắt khe đối với việc này nhiều hơn được, giáo dục là một quá trình to lớn và có hệ thống, không có công lao mười năm thì không thể nhìn thấy được thành quả.
Cho dù là bên trong phủ thành chủ thì cũng có rất nhiều những quan viên không hiểu được, hiện lương thực là tiền vàng trong kho lưu trữ của phủ thành chủ cũng không được tính là dư dả, rất nhiều công xưởng mới sắp mở, có nhiều dân tị nạn cần được sắp xếp hơn, thế nhưng chủ tế đại nhân lại muốn tiêu tốn một khoản tiền lớn để đi làm cái loại việc vất vả không dễ dàng này.
Lấy học phí cực kỳ thấp mà để cho bọn trẻ trong thành đến trường, một lần như thế là sáu năm liền.
Khoảng thời gian mà phủ thành chủ phải không ngừng lãng phí nhân lực, tài sản và tài lực để lấp vào trong cái động không đáy này thì trong một khoảng thời gian ngắn là hoàn toàn không thể thu được bất kỳ sự hồi đáp nào, đây chẳng phải là buôn bán lỗ vốn rồi hay sao?
Đem số tiền này đi mở một khu vườn thực vật mới, một công xưởng mới chẳng phải là tốt hơn ư? Ngay tức khắc là có thể cung cấp được những vị trí làm việc mới, đem về được một khoản thu thuế lớn rồi. Dù sao thì làm công nhân và trồng ruộng cũng chẳng cần biết chữ mà, có sức khỏe là được thôi.
Đối với việc này, Trầm Khinh Trạch chẳng giải thích nhiều, chuyện này quá xa xôi đối với mọi người, cứ vẽ ra thì cũng chẳng có tác dụng gì, chỉ đành dựa theo danh tiếng tại thành Uyên Lưu của mình mà dốc sức ra làm thôi.
Cũng may là Nhan Túy ở bên cạnh y vô điều kiện, lá cờ rực rỡ duy trì việc này. Các vị quan viên trông thấy hai vị đại lão đều ủng hộ lẫn nhau thì cảm thấy phản đối cũng chẳng có tác dụng nữa, chỉ đành nghe lệnh mà hành sự.
※ ※ ※
Xây dựng trường học không chỉ là một lớp học và đủ giáo viên rồi là được, mà còn có một loạt các công xưởng đồng bộ cần phải hoàn thiện.
Xưởng chế tạo giấy ban đầu đã không còn có thể đáp ứng được nhu cầu trong thành từ lâu, mở rộng rồi lại mở rộng thêm nữa, sau khi trải qua thực hành dài kỳ thì các thợ thủ công đã tổng kết ra được một công nghệ chế tạo giấy hoàn thiện, mẫu giấy sau cùng đem đi phơi nắng mà thành hình chẳng kém chút nào so với giấy mà đội bán hàng mang đến từ Đế quốc Đại Hạ.
Có giấy rồi, còn cần có in ấn nữa. Chỉ toàn dựa vào nhân công chép tay là chuyện tuyện đối không thể được.
Cây khoa học kỹ thuật mà hệ thống trực tiếp đưa cho Trầm Khinh Trạch có hai loại kỹ thuật in: bản khắc và chữ rời.
Bản in khắc thì đầu tiên là dùng một miếng gỗ bằng gỗ táo hoặc gỗ lê...trơn lán, bào thành một tấm gỗ, dán bản giấy mẫu lên trên, dùng sức mà khắc hoàn chỉnh một bản chữ nổi rồi trực tiếp in lên từng trang giấy một. Bản in gỗ dùng để in những tài liệu sách vở có thay đổi không lớn, cực kỳ tiết kiệm.
In bằng bảng chữ rời thì mài nhẵn gỗ hoặc là sắt thép, khắc chữ nổi lên một đầu, tuy rằng vốn bỏ ra có hơi cao, thế nhưng có thể tái sử dụng được, tính linh hoạt cao, thích hợp để dùng trong việc in báo.
Sau khi có được một lượng lớn sách giá rẻ, từng cửa tiệm bán sách lẻ cũng mở cửa kinh doanh tại chợ đông thành, ngoài một loạt các loại sách chuyên ngành như sách lịch sử, sách học làm nông, sách y học ra thì tiểu thuyết kể chuyện, nhân vật truyền kỳ và các câu chuyện kỳ lạ cũng bắt đầu được lưu truyền trên phố.
Toàn soạn báo đầu tiên của thành Uyên Lưu -- Uyên Lưu Tuần Báo, mở cửa đúng dịp. Do hạn chế bới việc nhân viên biết chữ có hạn nên tờ báo mới tạm thời quyết định phát một tuần một lần, giá bán ra rất rẻ.
Chủ yếu là tổng hợp lại những chính sách mới, thông báo mới, giải thích chính sách gần đây của phủ thành chủ, và còn có những chuyện mới trong thành, thậm chí là
tin tức tuyển dụng và quảng cáo nữa.
Tin tức mới về sự ra đời của báo chí đã lập tức thu hút được sự nhiệt tình bàn tán từ đầu đường đến cuối ngõ.
Trong quán rượu, quán trà nhỏ trong thành dần dần nổi lên nghề mới như đọc sách kể chuyện và đọc báo, cho dù là người không biết chữ thì đi ngang qua đó cũng không nhịn được mà ghé tai vào nghe một cái.
Mọi người sau một ngày dài làm việc mệt mỏi vô hình trung có thêm được không ít các loại hoạt động giải trí, đồng thời cũng có được sự hiểu biết khách quan hơn về những thay đổi hằng ngày hằng tháng trong thành.
Đừng thấy một tờ báo chỉ bán có một đồng, theo thói quen đọc dần được hình thành của mọi người, dưới tình huống lãi ít nhưng tiêu thụ mạnh, cộng thêm phí quảng cáo thì lợi nhuận thu được tương đối lớn.
Lạc Tân quả thực bái phục sát đất đối với năng lực sinh ra tiền của chủ tế đại nhân, đặc biệt là đồng thời kiếm ra được tiền mà còn cố gắng tạo nên những chuyện có ích cho người dân.
Nếu không có đôi mắt kiêu ngạo đầy áp lực của thành chủ đại nhân kia thì Lạc Tân đã hận không thể ngày nào cũng hô lớn lên rằng cha nuôi ơi mang con theo với, con muốn học kiếm tiền rồi.
※ ※ ※
Hiện tại, kinh tế của thành Uyên Lưu ước chừng được chia thành ba nhánh chính trụ:
Nhánh quan trọng nhất là nông nghiệp. Trầm Khinh Trạch từ trước đến nay chưa từng có một khắc nào thả lỏng việc chú trọng đối với việc làm nông, nơi mà tiền vàng được lãng phí vào nhiều nhất chính là để thăng cấp thổ nhưỡng, mua hạt giống chất lượng cao và chăn nuôi, nuôi trồng.
Phát huy toàn bộ những thứ tốt đẹp nhất một cách triệt để, làm ruộng! Trữ ruộng! Trữ lương thực!
Lúc đất ruộng vốn chưa được nhiều thì việc thăng cấp cho thổ nhưỡng cũng không tính là việc khổ não, thế nhưng đơn vị của đất nông nghiệp từ mẫu mà tăng lên đến héc ta thì việc thăng cấp lên đất phù sa một lần thôi cũng là chôn vào đấy hơn một vạn đồng vàng, hại Trầm Khinh Trạch ngày nào cũng ngấp nghé bên bờ vực nghèo đến cạp đất mà ăn luôn.
Tiếp theo là các loại ngành công nghiệp nhẹ, tỉ như thủy tinh, đồ gốm sứ, chế tạo đường, diêm, chế tạo giấy, tơ lụa, dệt may sợi bông, than tổ ong..., những ngành này đều là cây hái ra tiền của thành Uyên Lưu.
Cuối cùng là rèn đúc, có tinh luyện kim loại màu cùng với súng ống quân trang...
Số dư tài khoản của Trầm Khinh Trạch cứ chợt cao chợt thấp hệt như một bức điện tim đồ dựa theo tiến trình và số tiền phải bỏ ra cho các công xưởng lớn, có lúc thì giàu đến nứt đố đổ vách, có lúc thì lại nghèo đến hận không thể bán mông mình luôn.
Đối với nguồn lực của các loại công xưởng, có thể lợi dụng được sức nước thì cứ dùng, còn điều kiện không đủ thì cứ như cũ mà dừng lại tại sức lao động của con người và sức kéo của gia súc, cây khoa học kỹ thuật dài dòng, cơ chế chạy bằng hơi nước vẫn còn xa xôi không hẹn ngày gặp.
Tuy là vẫn còn cách con đường công nghiệp hóa chân chính tương đối xa, thế nhưng dù sao thì để hù dọa những thành phố khác thì vẫn còn sư sức lắm.
※ ※ ※
Thành Nam Tế.
Thành phố đáng thương này trong làn sóng nô thú mùa đông lần này bị nhân thú tàn nhẫn hung ác tàn sát càng quét tan hoang.
Đợi đến khi làn sóng nô thú rời đi, mùa đông sắp đến, tập thể các đại quý tộc lúc đầu tháo chạy lại mang theo thị vệ của họ mà rón rén trở về phủ thành chủ.
Rất nhanh sau đó, họ liền sững cả người. Tường thành nghiêng ngả đổ sụp, đồng ruộng thối nát, dân tị nạn tựa như những cái xác không hồn, còn có vách nát tường xiêu khắp nơi.
Tuy là căm hận đám quý tộc bỏ thành này, thế nhưng mắt thấy có người quay lại để tổ chức lại trật tự và sản xuất lại từ đầu thì những người dân còn lại trong thành vẫn dấy lên một tia hy vọng có thể xây lại gia viên như xưa.
Thế nhưng rất nhanh sau đó, hy vọng của bọn họ lại sụp đổ.
Đám quý tộc sẽ không vì ruộng vườn bỏ hoang không ai trú ngụ mà phân chia ruộng đất và nông cụ sắt và hạt giống cây cho họ để trồng trọt mà ngược lại, vì để nhanh chóng hồi phục lại được cuộc sống giàu có một cách nhanh nhất nên chúng giữ lại từng mảnh đất lớn lại cho mình, bóc lột người nông dân hung ác hơn, thuế đất không hề giảm mà ngược lại còn tăng thêm.
Lương thực và sức mạnh quân sự đều nằm trong tay của đám đại quý tộc, những người dân nghèo mất đi tài sản, vì để nhận được một miếng cơm thừa canh cặn mà không thể không trở thành nông nô về hình thức của đám đại quý tộc.
Những nông nô ấy chỉ dám hận mà không dám phản kháng, lúc vô tri vô giác mà làm việc trên đồng ruộng, một tin tức mới bắt đầu truyền đến từng làng mạc --- rằng thuế lương thực của thành Uyên Lưu từ bốn phần của năm ngoái nay giảm xuống còn ba phần!
Những nông nô thật sự không dám tin, thế nhưng mọi người đều nói chắc chắn, khăng khăng xác thực là có chuyện này.
Đến thành Uyên Lưu làm ruộng thôi!
Đợi đến khi những đại quý tộc thành Nam Tế phản ứng lại thì mới phát hiện ra rằng, phần lớn làng mạc ngoài thành, người dân đều đã chạy sắp hết luôn rồi.
Còn thành Uyên Lưu thì vốn chỉ là một ngôi thành nhỏ quê mùa ngay cạnh sông Xích Uyên, hiện nay lại mở rộng thêm, lại vây đất, không ngừng xâm chiếm từng bước về ba hướng đông, tây và nam.
Hiện tại lại lừa gạt rất nhiều nông hộ tại ngoại ô thành Nam Tế đến tìm nơi nương tựa, phạm vi thực lực thực tế của thành Uyên Lưu mạnh hơn gần gấp mười lần so với ban đầu!
Tận cùng vùng phía đông, ngay sát ngoại ô thành Nam Tế.
Nếu như cứ mặc kệ để họ tiếp tục mở rộng đến phía đông nam thì sẽ trực tiếp bị bao vây bởi "vùng nông thôn của thành Uyên Lưu" mất, thành Nam Tế cũng không muốn trở thành một hòn đảo đơn độc không có thành trì đâu nhé?!
Đám quý tộc của thành Nam Tế hoang mang, thành Bắc Tế cũng chẳng chạy đi đâu được, đám đại quý tộc hai bên cùng hợp kế, đi, sang thành Minh Châu cáo trạng thôi!
Trừng phạt thành Uyên Lưu vi phạm biên giới một lần cho thỏa đáng, để cho chúng biết được rằng ai mới là kẻ cầm quyền thật sự của vùng đất bắc này!
※ ※ ※
Thành Uyên Lưu.
Ngày về đêm, đường phố huyên náo dần dần khôi phục lại sự tĩnh lặng, mọi người bận rộn cả một ngày, sắp sửa ôm lấy bạn đời và con cái của mình mà đi vào giấc ngủ.
Tầng ba của phủ thành chủ.
Trầm Khinh Trạch và Nhan Túy, một người đứng trước đầu giường, một người thì nằm nghiêng trên giường, hai người im lặng giằng co với nhau.
Trên tay Trầm Khinh Trạch cầm một sợi dây xích mỏng, huơ huơ, âm thanh trong trẻo của kim loại va vào nhau phát ra tiếng leng keng:
"Hôm nay là đêm cuối cùng rồi, ráng nhịn đến nửa đêm thôi là được."
Nhan Túy chống một tay lên má, lười nhác mà ngáp một cái:
"Với điều kiện là anh ở lại đây với tôi."
Tay còn lại của cậu vươn về phía phần đệm phía trước của mình, nhẹ nhàng vỗ vỗ xuống giường.
Trầm Khinh Trạch trầm mặc trong giây lát, lặng lẽ lục lọi ra thứ gì đó kêu leng keng từ ngăn kéo tủ ngoài.
Nhan Túy rướn cổ qua, nghiêng đầu nhìn ra ngoài, đợi đến khi đối phương quay người lại thì lại nhanh chóng rụt người trở về, hệt như chẳng có việc gì mà tựa lên đầu giường.
Chỉ trông thấy chủ tế đại nhân đó của cậu nhấc hai tay lên, mặt không cảm xúc mà xách đến bốn sợi dây xích, mỗi một sợi đều mang một vòng chống ma sát có lông mềm mại, nó càng giống một loại tình thú nào đó hơn là trừng phạt.
"Thế thì cậu phải đeo hết lên."
"Bộ bổn thành chủ còn có thể ăn anh chắc?"
Trầm Khinh Trạch thế mà lại ăn không nói có mà gật gật đầu:
"Không cần biết là có ăn hay không, dù sao thì cũng không được."
Cuối cùng, y cảnh giác mà bổ sung thêm một câu nữa:
"Cũng đừng có nghĩ đến việc bị ăn!"
Nhan Túy: "..."