Xích Quỷ Truyền Thừa

Bi Thương Quỳnh Giao


trước sau

Tối hôm đó, Huỳnh Giao kể cho Đặng Lâm nghe rất nhiều chuyện của cô. Nhà cô ở trong một xóm nhỏ ở Phú Điền, Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp cách Mỹ Tho 70km. Cô lớn lên trong một gia đình gia giáo từ nhỏ.

Lúc cô vào lớp 4, cô bệnh liên tục. Có khi cô phải ở trong bệnh viện cả tuần đến nửa tháng. Mà bác sĩ cũng không biết cô bị bệnh gì. Họ nói là cô bị viêm phế quản. Nhưng điều trị ngày này qua tháng nọ mà không hết. Cứ tối đến là cô lại ho, ho liên tục không dứt. Mỗi lần cô ho, cô nghẹt mũi, cô không thở được cô chỉ muốn mình chết đi cho xong. Cha mẹ đưa cô đi hết bệnh viện này đến bệnh viện khác, đi từ bác sĩ này đến bác sĩ khác, đi từ Bến Tre qua tới Tiền Giang, Vĩnh Long, Tp.HCM nhưng vẫn không sao trị hết. Tiền bạc cha mẹ bỏ để đi chữa bệnh cho cô ngày một nhiều lên. Cô không biết có phải vì thế mà cha mẹ ngày càng khó chịu với cô không. Mỗi lần cô làm sai cái gì là cha mẹ cô lại nói “Bao nhiêu tiền của để mua thuốc cho mày hết vậy mà mày lại không biết nghe lời” hay đại loại như thế.

Một đứa bé mới hơn chục tuổi đầu, hằng ngày đối diện căn bệnh mà bác sĩ không chữa được đã cực kì khó chịu. Cha mẹ, người thân lại ngày một xa lánh. Cô bị trầm cảm nặng.

Từ đó về sau, cô chỉ có đi học rồi về nhà. Không nói chuyện với ai, không có lấy một người bạn.

Sang đến cấp hai, do cô vốn nóng tính từ nhỏ cộng thêm trầm cảm, nên năm 12 tuổi cô từng bỏ nhà đi bụi. Sau khi đi từ sáng đến tối không nghỉ ngơi chút nào, khát nước thì cô xuống mương uống nước. Đó là lần đầu cô uống nước lợ (nước sông không mặn như nước biển nhưng cũng không phải nước ngọt). Chiều tối hôm đó, cô ngồi nghỉ trên đường trước cửa nhà người lạ. Người ta thấy cô rất lạ nên có người đến hỏi. Sau một lúc thì cô cũng nói thật, người ta thương cô nên cho cô bánh bao để ăn. Sau đó, bắt xe đò và nhờ lái xe gửi cô về nhà. Lúc đó trong đầu cô trống rỗng, mặc cho người ta làm gì thì làm. Nếu như lúc đó gặp người xấu chắc là cô cũng chẳng biết đường mà bỏ chạy.

Khi cô đi khỏi nhà từ lúc hơn 8 giờ sáng, nhưng đến chập tối 5 – 6 giờ thì nhà cô mới biết cô đã biến mất. Cả nhà cô và người trong xóm chia nhau ra tìm khắp nơi nhưng không ai tìm thấy.

Người thì leo xuống giếng để kiểm tra xem cô có bị lọt xuống dưới hay không? Người thì tìm trong kẹt tủ, gầm giường,... Người thì đi qua khu mồ mã tìm kiếm. Nói chung những nơi có thể kiếm thì mọi người đều xem xét qua. Ban đêm 7 8 giờ tối mà đèn pin chiếu sáng khắp mọi nơi trong xóm.

Chuyến xe chở cô về là đoàn xe mà mọi người trên đó thuê để đi du lịch. Sau khi nói chuyện trên xe với cô, có người nhận ra cô. Một bác sĩ tên Hạnh, có mở phòng khám tư cách nhà cô hơn 2km. Cô cũng từng được cha mẹ đưa đến đây khám bệnh vài lần, do bệnh của cô khá đặc biệt nên bác sĩ Hạnh nhìn qua là nhận ra ngay.”Huỳnh Giao đúng không con? Sao lại bỏ nhà đi tới tận đây vậy con?”

Cô thẩn thờ nhìn bác sĩ Hạnh rồi cúi đầu không trả lời. Cô rươm rướm nước mắt nhưng không khóc ra tiếng.

Bác sĩ Hạnh ôm cô an ủi. Nhưng giờ phút này lỗ tai của cô nó cứ ù ù. Cô không nghe thấy được gì nữa. Tất cả giác quan của cô dường như đã phong bế lại. Cô ngồi trong lòng bác sĩ Hạnh mềm nhũng không một chút sức sống, ánh mắt lờ đờ.

Khoảng 7 giờ 40 phút, xe chạy về đến nhà và cũng là phòng khám của bác sĩ Hạnh. Sau khi cùng với cậu con trai của cô để hành lí vào phòng. Bác sĩ Hạnh dặn dò con mình coi chừng nhà rồi sau đó lấy xe máy đưa Quỳnh Giao về nhà.

Trên đường chạy đến nhà cô, thì phía đối diện có một chiếc xe chạy ngang qua. Trên xe là một anh nhà hàng xóm và cô Tư của Quỳnh Giao. Cô Tư nhìn thoáng qua thấy có cô gái ngồi trên xe giống Quỳnh Giao nên định gọi. Nhưng mà xe đã chạy xa nên cô Tư cũng không đuổi theo. Bởi vì cô Tư cho là mình nhìn nhầm do Quỳnh Giao không thể nào đi cùng xe với người khác được.

Lúc 7 giờ 55 phút, cô được đưa về đến nhà. Cha mẹ cô đã phải cám ơn bác sĩ Hạnh rất nhiều. Cô đứng trước cửa nhà không dám đi vào. Cô sợ bị cha đánh, cô sợ bị mẹ chửi.

Vì mỗi lần cô làm sai dù là một việc nhỏ cũng sẽ phải ăn rất nhiều nẹp tre. Cha cô đánh cô không có chút nương tay nào. Những lần đòn roi như vậy cứ ngày một tăng lên giống như số lần đi nhậu của cha cô vậy. Những vết thâm tím khắp cả người cô, từ đầu đến chân chỉ trừ ra khuôn mặt.

Có những lần cô còn không thể ngồi được. Có những lần vết bầm tím chưa tan thì lại có vết mới chồng vào. Có những lần đầu cô bị nẹp tre gõ đến chảy máu.

Có lúc mẹ cô cũng che chở cho cô thì mẹ cô cũng bị đánh. Cho nên về sau cũng không dám đứng ra can ngăn. Chỉ có nội cô thường hay bênh vực cho cô. Nhưng mà nội đã già, mà cha cô mỗi lần nhậu say thì nội cũng không cản được.

Hôm nay, cô làm chuyện rất lớn có thể coi là chuyện tài đình nhưng cô không bị ai mắng chửi hay đánh đập làm cô cảm thấy vô cùng khó hiểu.

Mẹ cô đến gần cô nói “Vô ăn cơm xong tắm rửa rồi đi ngủ đi con”. Đây dường như là lần đầu cô cảm giác mẹ cô lại hiền hoà đến vậy. Cha cô không nói lời nào nhưng không đánh cô là cô cảm thấy hạnh phúc lắm rồi.

Lúc này cô Tư của cô mới về đến, sau khi nói chuyện mới biết ban nãy là cô Tư nhờ hàng xóm chở đi 1 vòng xem cô có đi đâu trên đường không. Mà cô bây giờ đang mặc trên người cái áo thun rách 1 bên vai, mặc một cái quần thun đến đầu gối. Hai chân của cô thì mang 1 đôi dép đứt quai. Tay cô còn xách 1 bịt ni lông chứa cái bánh bao người ta cho cô mới cắn 1 cái. Cô Tư cười cười an ủi, dạy dỗ cô vài câu.

Rồi cô đưa bánh bao cho em mình, còn cô thì lủi thủi đi tắm.

Sau chuyện đó, gia đình
cô cũng hoà hoãn với cô hơn. Điều đó làm cho cô rất vui vẻ. Mặc dù bệnh của cô ngày càng nặng hơn, nhưng cô cố gắng chịu đựng không ho lớn tiếng để cha mẹ không đưa cô đi khám nữa.

Thành tích học tập của cô cũng khá hơn. Lúc này cô bắt đầu có 1 vài người bạn trong lớp và cũng có tình cảm với một anh chàng nhỏ con trong lớp.

Nhưng mà, không được bao lâu thì cô lại bắt đầu trở lại với những trận đòn roi và mắng chửi.

Năm cô vào học cấp ba, bà nội cô dành dụm tiền lương để cho cô mua một chiếc xe đạp. Vì từ nhà cô đến trường cấp ba gần 5 cây số. (Ông nội Quỳnh Giao là liệt sĩ, cho nên bà nội Quỳnh Giao mới được nhận lương liệt sĩ hàng tháng do chính sách của nhà nước cấp).

Đối với Quỳnh Giao mà nói, bà nội là người thương cô nhất. Do vậy cô cũng rất yêu quý bà nội của mình.

Xe đạp bà nội cho, cô chạy rất kỹ lau chùi cẩn thận. Cô vẫn giữ nó cho đến tận bây giờ.

Năm cô học lớp 11, vào ngày 20/11 là ngày Nhà Giáo Việt Nam. Cô có xin nội đi thăm thầy cô. Nên sau khi dự lễ 20/11 xong, cô cùng với mọi người trong lớp đạp xe đến nhà thầy chủ nhiệm để tặng quà. Do nhà thầy cũng khá xa, nên hôm đó cô về đến nhà thì đã là 6 giờ chiều.

Vừa về đến nhà, cô đã bị cha cô đang có mùi rượu trong người mắng chửi cô: “Tại sao giờ này mày mới về đến nhà. Cơm nước giờ này còn chưa nấu, mày tính bỏ đói tao hay sao? Hả?”. Cha cô gằng từng chữ một, ánh mắt như muốn ăn thịt cô vậy.

“Dạ, con đi thăm thầy cô, hôm nay là ngày Nhà Giáo Việt Nam. Con có xin phép bà nội rồi mà cha!” – Cô run sợ trả lời.

Sau đó cha cô nói tiếp: “Mày xin bà nội mà mày có xin tao chưa? Hôm nay tao chém chết mẹ mày... thứ mất dạy. Tao cho mày ăn học để mày mất dạy với tao à?”

Rồi cha cô đi đến sau nhà, xách theo cây mác (Dao có cán dài khoảng 30 cm, phần lưỡi nhọn dài 25cm, rất sắc bén, cha cô hay dùng để chặt tre) đi đến trước nhà tìm cô.

Thấy như vậy, nội cô khóc lên, kêu cô chạy đi.

Cô rất sợ, nước mắt cô chảy ướt cả áo. Cô vừa bỏ chạy ra khỏi nhà vừa khóc. Cô không mang theo dép, đạp lên từng hòn sỏi đá, từng ngọn cỏ, cây gai,.. chân của cô thì chảy máu rất nhiều nhưng cô không dám dừng lại.

Cha cô đi lên không tìm thấy cô, liền tức giận cầm mác chém cái giường và cánh cửa 3 4 nhát để lại nhiều vết dao trên đó. Sau đó cầm cây mác đi khắp xóm tìm cô.

Cô chạy đến nhà một bà hàng xóm. Bà thấy cô vừa chạy vừa khóc liền hỏi:

“Sao vậy Giao? Sao con chạy gì mà dữ vậy? Lại không mang dép, chảy máu hết rồi. Vô đây, để bà băng lại cho.”

Cô vừa nấc vừa nói trong tiếng khóc:”Bà Hai ơi, cha con cầm dao chém con. Bà cho con trốn một chút nha bà”

Nghe cô nói vậy bà Hai cũng liền tức giận, nhưng không phát tác ra:”Con trốn lẹ vô trong buồng(phòng ngủ) nhà bà đi. Có bà ở đây nó không làm gì được đâu”.

Cô chạy vào trong buồng nhà bà Hai trốn, còn bà Hai thì giả vờ ngồi uống nước trà một mình.

Cô trốn trong buồng nhưng lòng không yên. Nước mắt cô đã không rơi nữa, nhưng vẫn còn dính đầy mặt cô. Cô ngồi co ro trong căn phòng đó, không biết mình phải làm gì, không biết mình phải chờ đến khi nào.

Vài phút sau, cha cô tìm đến nhưng bị bà Hai cản ở ngoài. Cô nghe thấy tiếng cha mình thì liền vô cùng hoảng sợ. Khi cha cô muốn đi vô nhà để kiểm tra thì bà Hai kịch liệt phản đối. Cô thì càng không xong, cô leo lên vách tre nhà bà Hai ra bên ngoài. Sau đó cô chạy băng băng trên cánh đồng mà người ta đã gặt lúa xong. Cô chạy thẳng lên đầu xóm trên, trên đó là nhà cô Tư của cô.

Cô trốn ở đó cho đến ngày hôm sau mới cùng cô Tư trở về nhà. Lúc này cha cô đã tỉnh rượu, cô Tư và mọi người khuyên hết lời, rồi cô xin lỗi cha cô mọi chuyện mới êm xuôi xuống.

Nhưng cũng từ ngày đó, mỗi giây, mỗi phút cô đều sống trong sợ hãi. Cô không nghĩ được vì sao cha cô lại ác liệt với cô như vậy.

Cô quyết định, cố gắng xong hết lớp 12 cô sẽ đi thật xa. Tránh khỏi cha mẹ của cô. Vì cô rất sợ hãi phải sống ở đây.

Rồi cái ngày đó cũng đến, cô tốt nghiệp lớp 12 xong. Cô một mình lên Tp.HCM thi đại học. Cô đậu vào trường Sân Khấu Điện Ảnh ngành diễn xuất.

Cô cùng với bạn thân của mình ở trường cấp ba mướn 1 căn phòng để vừa học vừa làm cùng nhau.

Nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đó. Cô đi làm thêm chỉ đủ tiền sinh hoạt còn tiền đóng học phí vẫn phải xin ở nhà. Cha cô gia trưởng, mẹ cô thì ki bo nên mỗi lần như vậy cô lại bị chửi rất nhiều.

Về sau việc làm thêm ổn định hơn, cô mới không phải xin thêm tiền từ nhà. Trong lúc cô cảm thấy được giải thoát thì người bạn trai cô quen trên Tp.HCM lại bị chính bạn thân của cô cướp mất.

Rồi bạn thân cô cũng dọn đi. Cô không mắng chửi hay nói gì nặng lời với bạn thân.

Cũng giống như đối với cha mẹ cô vậy. Cô không giận họ, cô không thù họ mà cô chỉ cảm thấy trong lòng cô đơn và rất rất buồn mà thôi.

*Xưa có câu:”Hổ dữ không ăn thịt con”. Nhưng trong xã hội loài người chuyện gì cũng có thể sảy ra. Cha giết con, mẹ giết con, con giết cha mẹ không phải là ít. Trên đây là dựa một câu chuyện có thật mà tôi tận mắt chứng kiến, chỉ là tên nhân vật được sửa đổi thôi.

Tôi cũng không biết nói sao nữa. Tôi chỉ muốn mọi người nên đối xử tốt với con của mình hơn. Dù con mình có bệnh tật hay lì lợm quậy phá đi nữa thì nó cũng là con của mình. Yêu thương, dạy dỗ con cái của mình mới là điều mà bậc cha mẹ nên làm chứ không phải dùng con để làm trút giận hay phát tiết như ở câu chuyện trên.

***Xin Hết-Cám ơn***

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện