Xin Chào - Ta Đây Là Nữ Phụ

181: Cảnh Quay Cuối Cùng


trước sau


《Muốn ăn tết mà bị réo quá, thôi bãi hai chuingw đón giao thừa nha, mai tui nghỉ thiệt hà.》
☆☆Trần Tuyết rời khỏi khách sạn đã là 2 giờ sáng, cô mệt mỏi tựa người bên cửa xe nhìn những con đường lấp lánh ánh đèn.

Bảy Thạnh vẫn im lặng lái xe dù trong lòng có vô vàng câu hỏi cũng không lên tiếng.
"Chú không hỏi sao, sao cháu muốn nắm tất cả thế lực của nhà họ Lý."
"Vì sao?"
Ông thật sự muốn biết rút cuộc đang xảy ra chuyện gì.
"Nếu cháu nói, có người muốn nhắm đến nhà họ Lý, bọn họ sắp đạt được mục đích rồi.

Hiện tại Cảnh Phong đã bị bọn họ kiểm soát, chỉ cần cháu chết một khi cô ta bước chân vào nhà họ Lý, thì toàn bộ nhà họ Lý trên dưới máu chảy thành sông chú có tin không?"
Tay đang cầm vô lăng của Bảy Thạnh khẽ run, ông vội đạo phanh xe dừng lại bên đường quay ra phía sau nhìn cô.
"Cháu nói thật sao, cô ta đã làm gì Cảnh Phong?"
"Cháu cũng không biết cô ta đã làm gì, chỉ biết phía sau cô ta có thế lực rất lớn đang nhắm vào nhà họ Lý."
Bảy Thanh định hỏi làm sao mà cô biết được, nhưng thiết nghĩ bây giờ điều đó quan trọng sao, quan trọng là nếu những gì cô nói là thật, vậy nhà họ Lý phải làm sao.
Mấy ngày sau cô dồn toàn lực để thực hiện những cảnh quay cuối cùng.
Sau khi vua Quang Trung đột ngột băng hà,
tháng 5 Tân Dậu 1801 trong lúc đại bộ phận tinh binh tướng giỏi của Tây Sơn đang tập trung vây hãm hòng chiếm lại Quy Nhơn, thì Nguyễn Ánh bất ngờ đánh vào Phú Xuân.
Lúc này lực lượng bảo vệ Kinh đô còn lại rất mỏng, nên quân Tây Sơn nhanh chóng bị thất thủ Phú Xuân lọt vào tay nhà Nguyễn.

Nàng bảo vệ vua Cảnh Thịnh và toàn bộ hoàng thân gia quyến rút ra Bắc thành.

Mất Phú Xuân, cục diện chiến tranh Tây Sơn - Nguyễn Ánh thay đổi hoàn toàn.

Từ đây Tây Sơn bị chia cắt làm hai, không thể ứng cứu cho nhau.
Đầu năm Nhâm Tuất 1802, vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn tức Quang Toản mở một đợt tiến công tổng lực vào Trấn Ninh, Ðâu Mâu, Nhật Lệ.

Đây là ba căn cứ quân sự rất trọng yếu ở trấn Thuận Hóa, nhưng trước sức mạnh áp đảo đến từ phía quân Nguyễn Ánh, chiến dịch này đã thất bại tổn thất vô số.
Trần Quang Diệu khi đó đang cố thủ ở Quy Nhơn, được tin quân Tây Sơn bị thua thảm, Nguyễn Ánh đã hoàn toàn làm chủ đất Thuận Hóa thì thất kinh, chàng cùng nhau họp bàn với các tướng sĩ.
“Binh mã đã bị hao ở Trấn Ninh và Nhật Lệ quá nhiều, lực lượng ở Bắc Thành nay không còn mấy.


Nếu Nguyễn Ánh kéo quân đến đánh, thì Bắc Thành không thể trì thủ được lâu.

Ta phải đem quân về cứu, kẻo Bắc Thành thất thủ nữa thì Quy Nhơn có giữ vững cũng không ích gì.

Vậy nên chúng ta buộc phải bỏ thành Quy Nhơn.”
Sau khi các tướng lĩnh đồng ý, Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng cùng các bộ tướng theo đường thượng đạo sang Lào để ra Nghệ An.

Ðường đi hết sức khó khăn và nguy hiểm, nên đoàn tùy tùng Trần Quang Diệu bị hao hụt dần dần.

Khi đến Nghệ An, mười phần chỉ còn lại ba bốn, tướng sĩ hầu hết đều bị sốt rét rừng.

Trần Quang Diệu thì bị phù thũng, đi đứng cũng đã thập phần khó khăn, nhưng vẫn kiên quyết kéo quân xuống Hương Sơn.
Tướng nhà Nguyễn là Võ Doãn Văn, Lê Ðức Ðịnh dẫn Man binh đến đánh bất thình lình.

Trở tay không kịp, quân sĩ bị giết sạch! Trần Quang Diệu cùng các bộ tướng Từ Văn Chiêu, Nguyễn Văn Giáp, Lê Văn Ðiềm, Nguyễn Văn Miên, Võ Văn Dũng đều bị bắt.
Ở Diễn Châu, nàng hay tin chồng đã bị bắt giữ, liền đem đội nữ binh đi giải cứu.

Ðến Giáp Sơn thì giải cứu được.

Nhưng vừa chạy đến sông Thành Chương thì bị quân nhà Nguyễn chặn đánh.

Quân Tây Sơn liều chết giải vây cho chủ tướng, nhưng quân Nguyễn quá đông, quân Tây Sơn dần dần bị yếu thế.
Các tùy tướng lớp bị chết, lớp bị bắt trở lại.

Chỉ có nàng, Trần Quang Diệu và Võ Văn Dũng thoát khỏi.

Song Trần Quang Diệu kiệt sức đi không nổi nữa.

Nàng một bên bảo vệ chồng, một bên chống cự cùng binh tướng nhà Nguyễn, cuối cùng sức cùng lực kiệt cả hai vợ chồng đều bị bắt.

Trần Quang Diệu, nàng và Võ Văn Dũng đều bị đóng cũi giải về Nghệ An nộp cho Nguyễn Ánh.

Dọc đường Võ Văn Dũng phá cũi thoát thân được, ông muốn cứu nàng, nhưng nàng không nỡ bỏ chồng, nên chấp nhận ở lại để cùng chết.
Tháng 7 năm Nhâm Tuất 1802, Nguyễn Ánh trở về Phú Xuân, đem vua tôi nhà Tây Sơn ra báo thù.

Tất cả các võ tướng đều bị tử hình, Trần Quang Diệu bị lột da, các tướng khác đều bị voi chà, hoặc trảm quyết.

Riêng đối với nàng Nguyễn Ánh đã dùng hình phạt khốc liệt nhất cổ kim từng có.
Nguyễn Ánh ra lệnh đem nàng đến để xem mặt, hắn ngồi trên hình đài dưới lọng vàng phất phơ nghiêng ngang tự đắc hỏi nàng.
“Trẫm nghe nói ngươi là nữ tướng hùng mạnh nhất trong Ngũ Phụng Thư, trẫm hỏi ngươi giữa trẫm và Nguyễn Huệ ai hơn ai?”
Nàng cười nhìn hắn ánh mắt đầy chế giễu, lạnh nhạt buông lời.
“Nói về tài ba thì tiên đế ta bách chiến bách thắng, hai bàn tay trắng dựng nên cơ đồ.

Còn nhà ngươi bị đánh phải trốn chui trốn nhủi, phải cầu viện ngoại bang, hết Xiêm đến Pháp.

Chỗ hơn kém rõ ràng như ao trời nước vũng.

Còn nói về đức độ, thì tiên đế ta lấy nhân nghĩa mà đối xử với kẻ trung thần thất thế, như đã đối với Nguyễn Huỳnh Ðức, tôi nhà ngươi vậy.

Còn nhà ngươi lại dùng tâm của kẻ tiểu nhân mà đối với những bậc nghĩa liệt đã hết lòng vì chúa.

Chẳng nghĩ rằng ai có chúa nấy, ái tích kẻ tôi trung của người tức là khuyến khích tôi mình trung với mình.

Chỗ hơn kém cũng rõ ràng như ban ngày và đêm tối.

Nếu tiên đế ta đừng mất sớm, thì dễ gì nhà ngươi trở lại được đất nước này.”
Nguyễn Ánh tức đến không chịu nỗi vẫn nghiến răng hỏi nàng.


Truyện Đô Thị
“Nhà ngươi có tài sao không được giữ ngai vàng cho Cảnh Thịnh?”
Nàng cười, tiếc nuối lớn nhất của nàng chính là điều này đây.

Nàng dõng dạc nhìn

hắn lớn tiếng.
“Nếu có thêm một nhi nữ như ta nữa thì cửa Nhật Lệ không dễ gì mà lạnh.

Cửa Nhật Lệ không để lạnh, thì nhà ngươi cũng khó mà đặt chân lên đất Bắc Hà này."
Nguyễn Phúc Ánh cho dù tức giận nhưng hắn vẫn muốn chiêu mộ nàng bởi nàng có tài điều khiển tượng binh.
"Trẫm hỏi ngươi lần cuối, ngươi có muốn xin ân xá không?"
Ân xá sao nàng cần chi ân xá bởi kẻ lòng lang dạ thú.
“Ta đâu có sợ chết mà phải chịu nhục, hạ mình trước một kẻ tiểu nhân đắc thế như ngươi?”
Nguyễn Ánh nhìn thấy sự khinh thường trong đáy mắt nàng, đã không thể chịu đựng được.

nếu nàng đã muốn chết vậy hắn ta sẽ cho nàng tọa nguyện.
“Không chịu nhục? Trẫm sẽ làm cho ngươi biết thế nào là nhục.”
Hắn truyền lệnh đem nàng về Bình Ðịnh, cởi bỏ hết quần áo, cột đứng trên tù xa đẩy đi khắp các nơi thị tứ, sau đó lại bị giải về Phú Xuân.
Hắn lại hỏi nàng lần nữa.
“Ðã biết nhục chưa?"
Nàng vẫn chỉ cười nụ cười lạnh nhạt như nước, trong trẻo như mây.
“Nhục nào có vương vào thân ta, mà chính là đang đổ lên đầu nhà ngươi đấy, con người tánh độc hơn sài lang, lòng nhớp hơn cẩu trệ.”
Nguyễn Ánh tức giận, truyền bắt con của nàng đem ra giết trước mặt nàng, mấy đứa nhỏ thì sai lực sĩ bỏ vào bao vải, đánh nát thây.

Còn người con gái lớn thì cho voi xé xác, thấy voi đến, con gái hoảng sợ khóc lóc nhìn nàng, mong mẹ cứu giúp.
Nàng nhìn con lòng đau như cắt, nước mắt đầm đìa, nhưng vẫn gắng gượng mà quát lớn.
“Đã sinh ra là con nhà tướng thì không được khiếp nhược trước kẻ thù.”
Con gái nàng nghe vậy liền nhắm mắt chịu hình, không một tiếng rên rĩ, hiên ngang lẫm liệt như ý muốn của nàng mà rời khỏi thế gian.

Ðến lượt nàng chúng trói nàng để nằm ngửa trên bãi cỏ.

Ba hồi trống dứt, một con voi to lớn hung hăng chạy đến, giơ chân toan chà.

Nàng trợn mắt hét một tiếng như sấm nổ, con voi hoảng sợ lui về phía sau.

Bị đánh con voi đau quá bước tới một lần nữa, nhưng vừa bước mấy bước liền dừng bước ngay, cho dù người phía sau có thúc thế nào nơ cũng không tiến lên thêm nữa.

Quân lính thấy vậy lấy giáo đâm vào nó con voi rống lên một tiếng rồi bỏ chạy.

Nguyễn Ánh tức mình, sai dùng hình phạt điểm thiên đăng.

Chúng lấy vải nhúng sáp nóng đem quấn khắp mình nàng, rồi đem cột nàng nơi trụ sắt dựng giữa trời, đoạn châm lửa đốt.
Nàng bình tĩnh, nét mặt không chút thay đổi.

Đời này của nàng đã sống hết mình vì nhà Tây Sơn, Chúa công, chồng con nàng điều đã đi trước, bọn họ còn đang đợi nàng ở bên kia vong xuyên, nàng còn có chi để sợ.

Bùi Thị Xuân nàng cả một đời hùng ngang thiên hạ, thứ duy nhất nàng hối tiếc là không thể giữa vững cơ đồ mà chúa công một tay gây dựng.
Một mồi lửa được đốt lên, cả người nàng tựa như một cây đuốt trong đêm tối, ngọn lửa này hoà cùng lòng căm thù của nàng cháy rực thấy tậng chín tầng mây.

Lửa cháy hồi lâu bốn bề lặng ngắt.
"Cắt."
Cảnh quay cuối cùng kết thúc, Trần Tuyết đứng bên trong cả thân người như bị ngọn lửa nuốt trọn.

Dù đã phủ lên người tầng tầng lớp lớp chất chống cháy và đồ bảo hộ, vẫn cản thấy như từng tất da thịt của mình đang thật sự bị thiêu đốt
Khi đạo diễn hô cắt, cô một thân chật vật bước ra từ trong đám lửa, cảnh tượng này càng khiến những ngườu có mặt tại phim trường chấm kinh.

Cô lúc này chẳng khác nào một con phượng hoàng lửa nép bàn trùng sinh.

Nếu không phải cảnh quay đã hết cuộc đời của nữ tướng đã chấm dứt, Danny thật sự muốn cho cảnh này lên hình, quá rung động, qua kinh diễm.
Tiếng đạo diễn vang lên từ trong loa, Thái Huy, Linh An và chú Bảy vội vàng chạy đến, nhìn thấy cô an toàn bước ra mới có thể thở phào nhẹ nhỗm.
《 Nguồn: Việt sử tân biên, Phạm Văn Sơn
Nhà Tây Sơn, Quách Tấn – Quách Giao.

Mình thêm những sự kiện lịch sử vài là để tái hiện chân thực cuộc đời của nữ tướng Bùi Thị Xuân và cái chết kiên trung của bà.

Những tư liệu được lấy từ lịch sử, không có ý phê phán hay chỉ trích vua Gia Long Nguyễn Ánh.

Thế sự xoay vòng, lịch sử mỗi thời đại đều có ý nghĩa riêng của nó, chúng ta không phải người xưa, không ở trong hoàn cảnh đó thì không thể dùng con mắt của thế nhân đánh giá chuyện đời trước.

Những bạn không yêu thích lịch sử sẽ cảm thấy chương này buồn chán, nhưng mình vẫn quyết định đưa vào mình thích vậy á, rángmà đọc nha.


trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện