Tiết tử
Phía bắc Tống triều năm Thiên Hi.
Khắp trong ngoài thành Khai Phong, nếu có người hỏi phủ doãn phủ Khai Phong là ai, người qua đường có khi sẽ không trả lời được, nhưng nếu hỏi ở phủ Khai Phong nhà giàu nhất là nhà nào, tức thì ngay cả trẻ con cũng có thể nói ngay, đương nhiên là nhà họ Bạch.
Từ con đường trước cửa lầu Tuyên Đức theo hướng nam, đến cổng Nam dọc theo đường cái đi về hướng Đông, ngang qua Đại Tướng Quốc Tự, cửa hàng Cao Dương, ngõ Điềm Thủy, cây ngô đồng của Hàn gia, 13 gian lâu, ra khỏi Tống Môn cũ gần sông Biện không xa hơn 100 mẫu đất về hướng Đông – Nam, đó là đất riêng của Bạch phủ
Bên trong Bạch phủ nổi tiếng nhất không phải là cây cối xanh tươi, kỳ hoa rực rỡ chợt ẩn chợt hiện, không phải tượng điêu khắc bằng đá trắng, hành lang chín khúc, cũng không phải nước trong uốn khúc quanh co, lối đi lát đá, mà là sự sắp xếp bố cục chằng chịt xen lẫn vào nhau một cách tinh diệu giữa vườn hoa và lầu các, mỗi một viện đều có kiến trúc và kết cấu vô cùng khéo léo.
Người đương thời có câu thơ: Phủ thời rợp bóng mát, mái cong vươn ngàn dặm
Bạch phủ giàu có thực ra là có nguyên nhân sâu xa
Bạch lão thái gia đã qua đời là nghĩa huynh của Lưu Thái hậu đương triều, cậu họ của Lưu Mỹ, lúc Lưu Thái hậu còn là Hoàng hậu trẻ tuổi, Lão thái gia ở trong thành Biện Lương đã có không ít tiền của, mà lúc đó Lưu Hoàng hậu vừa mới được phong vị muốn nắm trọn quyền hành trong hậu cung, không thể tránh khỏi cần chuẩn bị một lượng lớn tiền của để mua chuộc lòng người, mà nguồn cung cấp tài lực chính là vấn đề đau đầu nhất của bà.
Triều đình có luật lệ phi tần không được qua lại thân thiết với bên ngoại, cánh chim chưa đủ cứng cáp để tung bay của Lưu Hoàng hậu nhằm tránh bị người đời lên án, đã tìm đến Bạch lão thái gia người không phải dòng dõi trực hệ hoàng thân quốc thích, cứ thế cùng mật đàm với ông mấy canh giờ.
Không lâu sau, Bạch lão thái gia ‘thần không biết quỷ không hay’ tiếp nhận vài xưởng gốm lớn ở kinh đô và các vùng lân cận.
Nhờ Bạch lão thái gia bí mật đưa vào trong cung số lượng lớn vàng bạc để ủng hộ, Lưu Hoàng hậu rốt cuộc đạt được ước muốn, chỉ trong vòng vài năm đã độc bá hậu cung, thậm chí còn có thể can thiệp vào triều chính.
Sau khi Bạch lão thái gia qua đời, việc buôn bán của Bạch phủ trong tay Bạch lão gia rất nhanh được khuếch trương.
Chẳng những ở bên trong thành Khai Phong phồn hoa náo nhiệt có được một lượng lớn quán rượu, khách sạn, quán ăn, quán trà, chuồng ngựa, mà ở các huyện phụ cận gần kinh thành còn có hằng hà khế ước ruộng đất cùng nhà cửa trên danh nghĩa đều thuộc về Bạch phủ, đại danh vang xa, thực sự so với Thất phủ các loại cũng là vô số sản nghiệp.
Bạch lão gia không chỉ chuyên kinh doanh gốm sứ, mà còn vươn tới vùng đất Giang Nam của bến Thái Hồ, nhận các thợ thêu có tay nghề dệt vải xuất sắc, đồng thời xuất tài lực cho người trong dòng tộc có tài hoặc giỏi võ nghệ vào triều làm quan, mỗi khi gặp nạn hạn hán lũ lụt hoặc mùa màng thất thu, càng hưởng ứng kêu gọi của triều đình mở kho lúa tiếp tế bá tánh.
Trải qua hai đời Bạch lão thái gia và Bạch lão gia tích đức phúc thiện, địa vị của Bạch phủ tại Khai Phong đã vô cùng được tôn sùng, gần như là chỉ dưới hoàng cung, đến cả quan lại trong triều cũng nhượng bộ ba phần.
Năm Thiên Hi thứ hai, Lưu Hoàng hậu nhận Hoàng tử do thị nữ Lý thị sinh ra cho làm con mình sắc phong là Hoàng thái tử, lúc đó Thái tử Triệu Trinh tròn bảy tuổi.
Suy tính kỹ càng Bạch lão gia thỉnh cầu với Hoàng hậu, muốn đem con trai độc nhất mấy đời của Bạch gia cùng tuổi với Thái tử là Bạch Thế Phi đưa vào cung hầu Thái tử học hành, Lưu Hoàng hậu sau khi nắm quyền đã giáng chức không ít trọng thần, nhưng vẫn không quên ân tình năm đó nhờ có Bạch gia viện trợ cho bà, lúc này hạ chỉ cho phép Bạch Thế Phi tiến cung.
Đứa trẻ Bạch Thế Phi chẳng những thông minh cơ trí hơn người, càng thêm tài nghệ siêu quầng, sau khi tiến cung rất được Hoàng hậu yêu thương.
Vào năm Hưng Nguyên, Tiên đế băng hà tại điện Diên Khánh, Thái tử mới mười hai tuổi đăng ngôi làm Thánh Đức hoàng đế, Lưu Hoàng hậu trở thành Hoàng Thái hậu, tại điện Cần Chính cùng nhau xử lý quốc sự, cứ thế chỉ sau vài năm, Lưu Thái hậu đã nắm quyền thiên hạ, duy ngã độc tôn.
Mà sau khi Lưu Thái hậu buông rèm chấp chính nắm giữ triều đình, Bạch lão gia lại nhẹ nhàng từ chối ý muốn của Thái hậu cho Bạch Thế Phi phong quan, thay đổi ý định muốn đón hắn trở về phủ, để hắn bắt đầu học tập kinh doanh.
Lúc này Bạch phủ đã giàu có khắp thiên hạ, cả nước không ai bằng rồi.
Lại nói mùa đông năm đó sau khi vào đông, thành Khai Phong nổi lên gió lớn suốt mấy ngày liền, bầu trời mây đen dày đặc, tuyết rơi càng ngày càng nhiều, suốt mấy ngày mấy đêm, tuyết rơi như hoa bay đầy trời, mái hiên nhà khắp các nơi bị đóng băng, ban công đều trắng xóa một màu.
Trời đông giá rét, hoàng hôn mau tối, chưa đến hoàng hôn nội thành đã gần như không một bóng người, nhưng sâu trong ngõ nhỏ dường như ẩn hiện có một đám khói bếp mờ nhạt, làn khỏi mỏng lượn lờ ẩn trong tuyết rơi dày, tạo thành một mảnh tối tăm mờ mịt.
Lúc này trên đường cái ở cổng Nam không một bóng người, một thiếu niên mặc áo xanh