Hiểu Linh một mình ngồi ở bậc hè thưởng thức bát nước chè xanh, nhìn xuống gian nhà dưới đông vui nhộn nhịp.
Hôm họp làng, Hiểu Linh đưa ý kiến làm máy tuốt lúa công của làng vô cùng được hoan ngênh.
Vị tiên chỉ của làng còn ngay trước mặt mọi người khen ngợi Hiểu Linh biết đại nghĩa, lo cho người dân.
Chuyện này làng chắc chắn sẽ có thưởng.
Không những thế, bà còn nói sẽ viết lá thư cho huyện lệnh để mở rộng thứ này cho toàn dân.
Giúp ích được cho nông nghiệp không chỉ Hiểu Linh được ghi nhận công lao mà làng Trần gia cũng được nức tiếng.
Ngày hôm đó đình làng vui chưa từng có.
Và cũng từ ngày hôm đó địa vị của Hiểu Linh ở làng Trần gia này cao hơn rất nhiều.
Phần lớn mọi người đều gọi cô là Phạm tu văn.
Đi tới đâu cũng được người làng chào hỏi.
Cô không còn là cái bóng mờ nhạt của cái làng này nữa.
Địa vị của Hiểu Linh lên thì địa vị Phạm gia cũng tăng theo.
Các gia đình trong làm cũng qua lại nhà cô nhiều hơn.
Tiểu Đông cũng dần có một vòng tròn nhỏ của mình.
Hắn cười càng lúc càng nhiều.
Tiểu Hàn và Lập Hạ cũng không ngoại lệ.
Hai đứa nhỏ trở thành người vô cùng được hoan nghênh trong đám trẻ con.
Phạm gia đột nhiên nhộn nhịp hơn nhiều lắm.
Hôm nay Hiểu Linh sửa soạn trầu rượu cùng tiền để sang nhà Lý trưởng hỏi về chuyện mua đất.
Danh tiếng của cô đang rất tốt, tranh thủ đợt này mua là hợp lý nhất rồi.
Cánh cửa gỗ nhà Trần lý trưởng đóng chặt.
Đây là lần đầu tiên Hiểu Linh nhìn thấy một ngôi nhà giàu ở làng quê nơi này: tường đá vây quanh, cửa gỗ cao ngất.
Cô đứng ngoài nhìn ngắm một chút rồi gõ cửa.
Chỉ một lát sau, tiếng cạch cửa vang lên, một người ló đầu ra nhìn.
Vừa thấy người tới là Hiểu Linh đã vội chào hỏi:
- Phạm tu văn đến tìm thầy Lý có việc sao ạ?
Hiểu Linh không biết là ai nhưng cũng gật đầu đáp lại:
- Vâng… phiền vị tỷ tỷ vào báo với Trần lý trưởng một tiếng, ta có chuyện muốn gặp.
Nữ nhân đứng tuổi kia luống cuống mở rộng cánh cửa, nép qua một bên nói:
- Ấy ấy.
Phạm tu văn gọi tỷ tỷ làm tôi tổn thọ mất.
Tôi chỉ là kẻ ăn người ở cho thầy Lý, tên gọi là Sửu.
Phạm tu văn gọi tôi A Sửu là được rồi.
Hiểu Linh lễ phép đáp lời:
- Vâng..
thật xin lỗi.
Nữ nhân tên A Sửu kia chờ Hiểu Linh vào nhà thì đóng cửa cài then lại rồi vội vàng băng lên trước.
Người đó dừng lại ngay bậc thềm đá của nhà chính, kính cẩn nói:
- Bẩm thầy Lý, có Phạm tu văn sang gặp.
Trần lý trưởng đang nằm ngả lưng ở phản nghe thấy báo thì ngồi dậy tự mình ra đón:
- Phạm tu văn đến có việc gì sao?
A Sửu thấy thầy Lý đã dậy thì cũng lui ra sau.
Hiểu Linh khẽ cười nói:
- Mọi người trong làng tôn trọng ta mới gọi ta như vậy, thầy Lý gọi lại thành chiết sát Hiểu Linh ta rồi.
Xét ra thì với chút chữ nghĩa ít ỏi, ta đứng trong hàng ngũ Tu văn thật xấu hổ.
Trần Đại Nương thấy Phạm Hiểu Linh có phần khiêm nhường thì khá hài lòng.
Danh tiếng của nữ tử này gần đây rất thịnh, bà còn nghĩ rằng Phạm Hiểu Linh cố tình hiến máy tuốt lúa cho làng để mưu cầu chức vị nào đó.
Nhưng hóa ra không phải.
Thái độ của Trần Đại Nương cũng có phần dịu xuống:
- Vào nhà uống nước đã.
Hiểu Linh khẽ cúi đầu rồi đi vào.
Cô đặt lễ trầu rượu lên bàn rồi ngồi xuống đối diện với Trần Đại Nương.
Bà ấy lấy ấm nước vối rót ra rồi đẩy về phía Hiểu Linh một chén.
Cô lịch sự uống ngụm nước rồi mới nói chuyện:
- Hôm nay vãn bối qua là muốn nhờ Trần Lý trưởng giúp cho việc mua một mẫu đất quanh nhà.
Chả là ta thấy xung quanh nhà vẫn còn nhiều đất trống, mà Phạm gia lại có ý định trồng dâu nuôi tằm nên cần phải xây lán tằm nữa.
Diện tích hiện tại có phần không đủ dùng nên muốn mở rộng hơn.
Vì thế hôm nay vãn bối có chút lễ mọn đến nhờ cậy ngài.
Trần Đại Nương nhìn sơ qua đồ mà Hiểu Linh mang tới.
Đồ lễ không hề nhẹ.
Bà đáp:
- Chuyện mua đất thổ cư không khó cũng không quá đắt.
Nhưng sao Phạm cô nương không dành tiền mua ruộng tốt có phải hơn không?
Hiểu Linh khẽ nhún vai đáp:
- Phạm gia ta toàn nam nhân sức yếu lực nhỏ, nếu dành dụm mua đất ruộng thì sợ rằng cũng phải cho thuê đi chứ chẳng tự làm nổi.
Mà Trần Lý trưởng cũng biết, đang yên đang lành, mùa vụ tốt tươi, ai lại có ý định bán ruộng chứ.
Nhà hiện giờ có phần hơi chật nên ta nghĩ nên mua mở rộng trước, không nhỡ sau này người làng đông lên mua mất thì lại không liền dải.
Trần Đại Nương nghe giải thích cũng gật gù đáp:
- Phạm cô nương tính toán cũng phải.
Vậy còn đất trồng dâu? cô nương định trồng trong đất nhà luôn sao?
Hiểu Linh không nghĩ Trần Lý trưởng lại nhắc đến chuyện này luôn.
Nếu đã vậy tiện nước cô cũng hỏi:
- Ta định hỏi ngài xem còn phần đất bồi phù sa nào chưa chia cho dân canh tác không để thuê lại trồng dâu trên đó.
Ngài xem thế nào ạ?
Trần Lý trưởng lắc đầu đáp:
- Đất phù