"Thôi vậy, ta vẫn nên giữ nó lại”.
Kim Phi lắc đầu, từ chối đề nghị của Khánh Hoài.
Tiền của triều đình đâu dễ lấy như vậy chứ?
Lấy ít thì chịu thiệt, chi bằng đổi ngọc bội, nếu thật sự muốn mở miệng đòi hỏi nhiều thì e rằng cái mạng nhỏ này cũng chẳng còn.
Còn việc đến nhậm chức ở phủ Tượng Tác, Kim Phi thậm chí còn không lười suy nghĩ.
Đời trước y mải miết làm thuê cho người khác đến lúc chết, đời này khó khăn lắm y mới có cơ hội làm ông chủ, ngu đần mới lại đi làm thuê.
"Tiên sinh muốn gì cứ việc nói”.
Khánh Hoài vẫn không chịu từ bỏ ý định: "Cho dù ta không trả được cái giá mà tiên sinh đưa ra, cũng có thể tấu lên triều đình, nhất định sẽ khiến tiên sinh hài lòng”.
"Cái này…"
Kim Phi ngẫm nghĩ một lát, rồi thử dò hỏi: "Nếu ta giao ra kỹ thuật chế tạo thì có thể đổi được tước vị không? Tước vị thấp nhất là được”.
Lớn lên ở thời đại tân tiến, lại tiếp nhận nền giáo dục hiện đại nhiều năm, ngoại trừ giao thừa và lễ cúng tổ tiên Tết Thanh Minh, Kim Phi chưa bao giờ quỳ gối trước bất kỳ ai.
Từ lúc sinh ra đã rất chán ghét nghi thức quỳ gối trong thời kỳ phong kiến.
Phân chia cấp bậc ở xã hội phong kiến quá nghiêm ngặt, là dân thường thì không có bất kỳ quyền lợi gì, phải quỳ lạy khi thấy một viên quan dù rất nhỏ bé, còn phải tự gọi mình là thảo dân.
Kim Phi miễn cưỡng được coi là một người đọc sách, Khánh Hoài cũng không quan tâm quá nhiều đến những quy tắc này.
Bình thường khi hai người gặp nhau trao đổi, Kim Phi chỉ chào hỏi cho có lệ, tự xưng mình là tiểu sinh, Khánh Hoài không để ý lắm.
Nếu Khánh Hoài thật sự nghiêm túc, trong lễ pháp của Đại Khang, biểu hiện của Kim Phi có thể coi là không có tôn ti trật tự, mạo phạm bề trên.
Cảm giác này khiến Kim Phi vô cùng khó chịu, do đó y mới đưa ra yêu cầu này.
Một khi trở thành quý tộc, cho dù là nam tước có cấp bậc thấp nhất cũng được coi là quý tộc.
Trừ khi gặp Hoàng đế và Hoàng hậu, bắt buộc phải quỳ lạy hành lễ.
Khi gặp những người khác, cho dù đối phương là quan viên nhất phẩm trong triều, chỉ cần là quý tộc thì không cần phải hành lễ.
Đương nhiên, các đại quan nhất phẩm trong triều đình, về căn bản đều là quý tộc từng lập được công lao lớn, hơn nữa còn là quý tộc Quốc công, lúc gặp mặt cũng cần hành lễ.
Nhưng chỉ cần khom người, chắp tay, không cần quỳ lạy.
Còn về Hoàng Đế, Kim Phi nghĩ rằng bản thân y chắc sẽ không có cơ hội gặp mặt.
Mặc dù kỹ thuật rèn sắt rất quan trọng, nhưng nếu có thể đổi được một tước vị thì Kim Phi sẵn sàng giao nó ra.
Đáng tiếc, Khánh Hoài lắc đầu nói: "Đại Khang thái bình hơn ba trăm năm, tích lũy quá nhiều tước hiệu quý tộc, cho nên ba mươi năm trước tiên đế đã đưa ra quy định, người không có công trong quân đội sẽ không được phong tặng tước hiệu”.
Ta không thể đáp ứng điều kiện này, tiên sinh đổi điều kiện khác đi”.
"Người không có công trong quân đội sẽ không được phong tặng tước hiệu ư?"
Kim Phi lặp lại lời của Khánh Hoài rồi hỏi: “Vậy có nghĩa là chỉ cần ta lập công trong quân đội thì có thể đổi lấy tước hiệu?"
“Đúng vậy, nhưng tiên sinh không phải là quân nhân, sao có thể lập công được chứ?” Khánh Hoài tò mò hỏi.
“Ta không phải là quân nhân, nhưng ngài là quân nhân mà”, Kim Phi hỏi: “Ta nghe Trương Lương nói, kỵ binh của Đảng Hạng luôn khiến Hầu gia phiền não không thôi.
Nếu ta giúp Hầu gia đánh bại kỵ binh của Đảng Hạng thì có được tính là có công lớn không?”
Nghe đến đây, Khánh Hoài đứng bật dậy.
Trong thời đại vũ khí lạnh, kỵ binh là vua của lục địa, là binh chủng bất khả chiến bại.
Đại Khang là vùng trung nguyên, không có ngựa tốt nên rất khó thành lập kỵ binh, chiến lực về cơ bản đều là bộ binh.
Vũ khí và phương pháp chiến đấu cũng rất nguyên thủy.
Khi đối mặt với kỵ binh, cách duy nhất có thể chống đỡ là cọc buộc ngựa, tấm khiên chắn và đội hình cây giáo dài, một khi bị đội kỵ binh mặc áo giáp phá vỡ vòng vây thì đội hình cây giáo dài chính là cái cối xay thịt.
Một điều rất đáng tiếc là người Đảng Hạng ở phía Tây và người Khiết Đan ở phía Bắc Đại Khang đều là những tộc người kiếm sống bằng nghề chăn thả, khắp nơi đều có ngựa tốt, thành lập đội kỵ binh chỉ đơn giản như uống nước.
Do đó, những năm gần đây binh lính của Đại Khang đã bị đám kỵ binh Đảng Hạng và Khiết Đan đàn áp thê thảm.
Gần như phải dùng sinh mạng để chất đống lên mới có thể ngăn chặn được đối phương.
Từ khi mười mấy tuổi, Khánh Hoài đã chiến đấu chống lại đám người Đảng