Sau khi ăn cơm xong, Dương Gia Nghi dựa theo chỉ dẫn chỉ thím Lan mà tìm đến nhà ông cụ bán đồ gỗ.
Ông cụ này trước kia làm thợ mộc.
Sau lại, nhà nước cấm buôn bán, cây cuối trên rừng đều bị quản lí, đội trưởng cho phép ông tiếp tục làm nghề mộc, nhưng tiền bán được sẽ quay về ngân sách của thôn.
Bù lại, ông lão và con trai của ông ấy đều nhận được đầy công điểm cho mỗi ngày.
Thôn dân muốn mua gì thì có thể qua đây đặt trước, rất tiện lợi, không cần phải đi vào trong huyện hoặc vào tận thành phố xa xôi.
Dương Gia Nghi quan sát một vòng.
Ở đây không chỉ bán vật dụng bằng gỗ mà còn bán những thứ được làm bằng tre, nứa.
Cô lấy danh sách ra đưa cho ông lão.
Ngoài hình dáng ra thì bên trong còn có ghi sẵn kích thước.
Đồ vật chiếm trọn hai trang giấy.
Tủ quần áo, tủ bát, bàn, ghế, thau chậu, thùng nước, muỗng đũa, cối chày...
Tổng cộng hết tám mươi đồng.
Dương Gia Nghi đưa tiền mà đau ở trong lòng.
Lúc trưa đã đưa cho đội trưởng chín mươi đồng tiền xây nhà, giờ thêm tám mươi đồng này nữa, thành ra chỉ trong một ngày mà cô đã tiêu hết một trăm bảy mươi đồng.
Nhưng đây đều là những thứ cần thiết, không mua không được.
Hơn nữa, lúc sau cô còn phải đi Cung Tiêu Xã mua thêm nệm, chăn, gối, nồi, chảo...!và các vật dụng bằng gốm sứ như bát, tô, bình...
Một trăm ba mươi đồng còn sót lại cũng chẳng thể giữ lâu được.
À, cô còn phải trả tiền gạch, ngói và xi măng cho chú Hữu Đức nữa.
Ba trăm đồng tiền không đủ đâu vào đâu.
Đó là chưa tính tiền mua lương thực để ở trong nhà đấy.
Thảo nào người thời bây giờ phải tiết kiệm thật nhiều năm mới có tiền xây nhà, mỗi lần xây mỗi lần khó, gia đình lớn nhiều thế hệ đều chen chúc trong một không gian nhỏ hẹp.
Đều là vì cái nghèo.
Đặt hàng xong, Dương Gia Nghi quay về.
Người trong thôn nhìn thấy cô thì rất lấy làm lạ.
Chỉ một buổi chiều thôi mà chuyện cô xây nhà đã đồn khắp thôn.
Ai cũng nói cô phá của, ăn xài hoang phí.
Kể cả đám thanh niên trí thức cũng vậy.
Bởi họ còn hy vọng có thể nhanh chóng trở về thành.
Trong lòng bọn họ thì nơi này chỉ là chốn tạm mà thôi, Dương Gia Nghi lại làm như muốn định cư khiến cả thôn chẳng thể hiểu nổi.
Dương Gia Nghi cũng chẳng cần họ hiểu.
Cô dời ra riêng vì hai lý do.
Thứ nhất là cô ngại phiền phức, ở chung người nhiều mắt tạp, chén úp trong sóng còn khua huống gì con người.
Mười mấy hai mươi cá nhân bị bắt sống chung với nhau, mỗi người mỗi ý thế nào cũng xảy ra chuyện.
Cô không sợ chuyện nhưng nếu tránh được thì tránh cho nhẹ lòng.
Thứ hai nữa, nếu ở một mình thì cô có thể thoải mái làm chuyện riêng mà không ai dòm ngó, muốn ăn