Trên xe ngựa ngủ bù một giấc nên lúc đến nơi, Tần Tranh lại tràn trề sức lực, có điều mang theo món có màn che đi trắc địa thì quá là bất tiện.
Muốn có được số liệu hoàn chỉnh về dòng chảy, đo lường địa hình trên bờ, địa hình dưới nước, diện tích lưu vực con sông chảy qua… là chuyện không dễ.
Không có những công cụ đo đạc tiên tiến và tinh vi ở hiện đại, chỉ dựa vào cách thô sơ nhất để đo thì kết quả chắc chắn phải có sai số.
Cũng lúc này, Tần Tranh mới thật sự ý thức được những quan viên xây dựng, trị thủy ở cổ đại trí tuệ đến cỡ nào.
Trong điều kiện không có bất kỳ một kỹ thuật tiên tiến nào, họ vừa tìm tòi vừa xây dựng, còn lưu giữ lại những số liệu quý giá để đời sau có thể tham khảo.
Để tránh sai sót, sau mỗi lần đo đạc được những số liệu nào, Tần Tranh đều đối chiếu với số liệu mà người đi trước để lại, nếu không có chênh lệch quá lớn thì có thể đo đạc tiếp, nếu có chênh lệch lớn, đo đạc lại nhiều lần vẫn thế thì sẽ dựa vào thủy triều, lũ lụt mấy năm gần đây để suy đoán nguyên nhân.
Tần Tranh dẫn những quan viên am hiểu trị thủy lăn lộn trong bùn nước cả buổi sáng, mới hoàn thành số liệu trắc địa của một khúc sông ngắn thì đầu bếp đã bắt đầu nổi lửa.
Lúc Tần Tranh mà chuyên tâm làm việc thì không ai được làm cô phân tâm.
Tống Hạc Khanh và một đám quan viên vây quanh Tần Tranh, kẻ cầm bút, người mài mực, giở sổ sách cũ ra tìm những số liệu trước đó, cả đám người bận rộn không ngơi tay.
Lúc giăng dây đo đạc, Sở Thừa Tắc còn có thể giúp một tay nhưng khi họ nói đến những việc mang tính chuyên môn này, y không chen vào được.
Y đứng xa xa nhìn Tần Tranh ngồi giữa đám đông.
Bộ quần áo cô vừa thay sáng nay đã dính đầy bùn đất, nhưng dường như từ giờ phút đó, cô trở nên vô cùng chói mắt.
Giống như một chú chim ưng, cuối cùng tìm được độ cao thích hợp để bay lượn.
Môi Sở