Tĩnh dưỡng mấy ngày Tống Kiều Thư đã có thể xuống giường đi lại, không biết có phải thân thể nữ tôn mạnh khoẻ hơn người ở thế giới mình không, dù không được khám chữa cũng hồi phục nhanh vậy.
Thanh Nhạn mỗi ngày đều ra ngoài nhặt củi để đổi gạo, bữa cơm họ chỉ ăn cơm nát với rau dại hắn hái lúc đi nhặt củi, một màu xanh nhớt một mùi nghèo nàn.
Nghe nói Tống Đại lêu lổng đánh bạc trộm cắp bên ngoài, thi thoảng sẽ mang về ít tiền để Thanh Nhạn chi tiêu, chỉ những lúc đó bữa cơm mới có rượu thịt.
Có đợt thua bạc quá nhiều, nàng ta tức giận trút lên chính phu, ném bát đập bàn mắng chửi, cho rằng suốt ngày ăn rau nên vận khí mới đen đủi, khiến hắn chỉ có thể núp một góc xin tha.
Tống Kiều Thư cảm thấy khó hiểu, sao hắn không bỏ quách đi, khoẻ mạnh như hắn hoàn toàn có thể tự nuôi sống bản thân, cần gì trông vào Tống Đại.
Thanh Nhạn lắc đầu sợ hãi, hắn giải thích nam nhân không được phép sống một mình, phải theo hầu hạ thê chủ hoặc con cái.
Nếu tự ý ra ngoài sống độc lập, sẽ bị nữ nhân tuỳ ý tìm tới lăng nhục, quan phủ không can thiệp vì cho rằng nam nhân đó không có đức.
Không cha mẹ, chủ thê, con cái, chẳng khác nào đồ bỏ, đồ vô chủ ai muốn làm gì thì làm.
Loại nam nhân này dễ dàng bị bắt đi lao động khổ sai như gia súc, đỡ hơn thì chiêu binh, làm quân lính tiền tuyến vì đất nước hi sinh máu thịt.
Càng nghe càng cạn lời với thế giới này.
Mấy ngày nay nhờ giả vờ đau đầu mơ hồ, nàng moi được khá nhiều thông tin từ Thanh Nhạn, nghĩ mình biết kha khá rồi nàng muốn ra ngoài xem xét tình hình.
Hiện đang thái bình thịnh thế, hai năm trước triều đình loan tin chiến thắng ở biên giới, miễn thuế ba năm, bách tính hân hoan làm ăn suôn sẻ, cộng với mưa thuận gió hoà, vụ mùa bội thu.
Nhìn nét mặt ai cũng nhẹ nhàng, thân hình có da thịt, dường như chỉ có nhà mình nghèo túng, nàng xấu hổ sờ mũi.
Phải nhanh chóng kiếm tiền mới được.
Đây là trách nhiệm của nữ nhân mà.
Tống Kiều Thư dạo một vòng, phát hiện sau nhà có khu vườn to.
Dựa vào tường bao chắc chắn bồi đắp mà nhận ra đó là mảnh vườn nhà mình, phần lớn bị bỏ hoang, phần nhỏ được đào xới trồng mấy thứ rau củ thường ăn.
Trông thấy rau củ đã có thể thu hoạch, nàng xách cái rổ bắt tay vào làm việc.
Nhổ củ cải, hái rau.
Áng chừng số rau này đủ ăn trong hai ngày, củ cải có thể ngâm muối ăn dần.
Công việc đồng ruộng tương đối dễ dàng, tốt xấu ở hiện đại nàng cũng lớn lên tại cô nhi viện, những đứa trẻ ở đây không lạ lẫm với công việc chân tay.
Sắp xếp ổn thoả xong nàng xem trong góc nhà có cây lao, bèn vác theo nó, men theo con đường sau nhà đi vào rừng bắt cá.
Con suối chảy tới rìa thôn có một chỗ trũng, dân làng thường tụ tập ở đây giặt quần áo.
Thấy Tống Kiều Thư không ai lên tiếng chào hỏi, chờ nàng đi qua bọn họ lập tức xì xào, loáng thoáng cái gì mà "lưu manh, đáng chết".
Tống Kiều Thư cười khổ, nàng biết bọn họ đang mắng mình.
Tới đoạn suối to hơn, nước sâu, thấp thoáng bóng dáng tôm cá tung tăng bơi lội dưới mặt nước.
Nàng phấn khởi xắn tay áo, cầm cây lao ném.
Đánh bậy đánh bạ nửa ngày mới bắt được hai con cá to bằng bàn tay, lại nhặt thêm ít tôm ốc trong khe đá mới miễn cưỡng chấp nhận đi về.
Chậc, có vẻ công việc lao động chân tay không phù hợp với mình lắm, hi vọng kinh doanh buôn bán khả quan hơn.
Mà để bắt đầu buôn bán phải có chút vốn, đầu năm nay làm gì cũng khó khăn cả.
Chiều tà, những người giặt đồ đã về gần hết, chỉ còn lẻ loi một nam nhân đang vắt quần áo.
Thấy nàng, hắn lập tức bỏ đồ vào thau, vội vàng bê thau chạy biến.
Hận không thể mọc cánh bay luôn, sợ chậm trễ một phút thì tên lưu manh Tống Đại sẽ lột sạch hắn chơi đùa vậy.
"..." Vâng, tôi là đồ cặn bã khốn kiếp, xin lỗi được chưa?
Cổ đại dậy sớm ngủ sớm, trời chưa tối thôn làng đã thổi lửa nấu cơm, khói bếp du lãng bay lên trời, tạo thành bức tranh đồng quê yên bình.
Tống Kiều Thư bước nhanh về nhà, nàng sợ Thanh Nhạn đã nấu xong cơm, cá tôm của nàng phải để đến mai mất.
Quả thật Thanh Nhạn đang xào rau, hắn mơ hồ đoán được số rau này là Tống Kiều Thư hái, trong lòng dao động khó nén.
Nghe tiếng cổng kêu cót két, vội bỏ lại chảo rau chạy xem.
Tống Kiều Thư một thân quần áo ướt đẫm bẩn thỉu, tay trái xách hai con cá xỏ dây cỏ, tay phải cầm cái áo khoác