Xuyên Vào Sách Toán Học Phải Làm Sao Đây?

Chương 42


trước sau

“Ai cho phép cậu đụng vào máy ảnh của tôi?”

Giọng nói có vẻ lạnh lùng lọt thẳng vào trong cổ áo của Đồ Hoá. Toàn thân cậu cứng đờ, tóc gáy dựng đứng, đầu óc trống rỗng. Cậu thả máy ảnh xuống và vọt đi trốn sau lưng Tô Cách Trì.

Thậm chí cậu còn không dám mở mắt mà chỉ biết run rẩy kéo cánh tay Tô Cách Trì.

Anh vội vỗ nhẹ vào lưng cậu như an ủi, sau đó nói với người đàn ông: “Đừng doạ em ấy.”

Giọng nói vừa rồi bỗng trở nên oan ức: “Tôi không có doạ cậu ta… Tôi chỉ sao cậu ta lại lấy máy ảnh của tôi…”

Đồ Hoá căng thẳng đến mức tim sắp nhảy ra khỏi cổ họng. Cậu thận trọng mở mắt ra, thò đầu liếc nhìn nơi phát ra âm thanh, vẻ thập thò như thể đang đối mặt với thiên tai hay thú dữ. g

Người đó chính là người đàn ông đang cầm chiếc máy ảnh trong bức tranh ở phòng ăn. Anh ta nhặt chiếc máy ảnh Đồ Hoa ném dưới đất lên, cẩn thận phủi bụi rồi mở ra kiểm tra lại lần nữa mới thở phào nhẹ nhõm. Anh lẩm bẩm: “May mà không hỏng…”

Lúc này Đồ Hoá mới nhìn rõ diện mạo của anh. Anh ta có nước da hồng hào, ngũ quan hài hoà, đi đứng bình thường chứ không bồng bềnh trôi nổi. Anh ta không phải ma, mà là người bình thường. Đồ Hoá thở phào nhẹ nhõm, bước ra từ phía sau Tô Cách Trì rồi mang theo nỗi sợ hãi còn sót lại hỏi: “Sao anh lại giả ma giả quỷ hù doạ người khác vậy?”

Người đàn ông cầm máy ảnh chẳng hiểu gì mà nhìn cậu: “Tôi giả ma giả quỷ hồi nào???”

Đồ Hoá chỉ vào anh, nói: “Tờ báo trên bàn cà phê chứng minh anh đã chết, còn có bức tranh anh đứng ở nghĩa trang với sắc mặt tái nhợt cạnh phòng ăn, toà lâu đài này đầy bụi như thể đã lâu không có người ở. Ai ngờ tự nhiên có người lên tiếng sau lưng tôi, không phải ma quỷ thì là gì? Anh đáng sợ như vậy thì làm sao tôi không nghĩ linh tinh?!”

Người thanh niên cũng chỉ tay phản bác: “Người chụp ảnh trên báo không phải tôi. Ảnh trong máy tôi copy từ người khác để học cách lấy nét với tìm góc chụp thôi. Cậu thấy bức tranh trong phòng ăn kinh dị là bởi cậu chẳng hiểu gì về nghệ thuật sất. Tranh ảnh phong cách gothic mà cũng không biết! Với cả… Nhà bụi bặm ấy hả? Anh ơi cái lâu đài này to như vậy, tôi thì ở một mình. Mỗi ngày đều quét dọn chắc tôi mệt chết.”

“Cuối cùng…” Chàng trang chỉ vào hướng phòng ăn: “Cậu đã vào phòng ăn thì thôi ghé nhà bếp luôn đi? Có khi vào thấy tôi nấu mì tôm thì sẽ không sợ nữa đâu.”

Đồ Hoá:

Đồ Hoá không biết xấu hổ chọc vào Tô Cách Trì bên cạnh, nhỏ giọng nói: “Không phải anh nói tầng này có ma sao?”

“Anh đồng ý với nhận định của em về nhà ma không có nghĩa là có ma.” Tô Cách Trì vô tội nhún vai, “Đây cũng là một trò chơi khoa học phù hợp với giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội đấy nhé. Làm sao mà có mấy cái mê tín dị đoan được.”

Đồ Hoá: …

Cuối cùng, Đồ Hoá và chàng trai quay lại phòng ăn. Cậu vừa nhìn anh ta ăn mì gói, vừa nghe anh ta kể chuyện. Lâu đài cổ kính này là tài sản thừa kế mà chàng trai trẻ nhận được. Sau khi chuyển đến đây, anh ta phát hiện cánh cổng đã bị khóa bằng một chiếc khóa kì lạ. Nếu muốn mở cửa thì cần phải nhấn đúng nút. Cơ hội chỉ có một lần nên nếu ấn nhầm thì lâu đài sẽ đóng lại, hệ thống bảo vệ tự động sẽ được kích hoạt và mãi mãi không có cách nào mở cổng được.

Và, tấm hình trong máy ảnh của anh ta là manh mối đầu tiên Đồ Hoá tìm thấy. Chàng trai xụ mặt rồi ngẩng đầu nói với Đồ Hoá: “Sau đó các cậu phải tự mình tìm ra 4 manh mối còn lại. Nếu không thì các cậu phải ở trong lâu đài với tôi cả đời.”

Đồ Hoa không khỏi bĩu môi: “Lần đầu tôi gặp NPC cần người chơi giải cứu như anh.”

Chàn trai kích động nhìn cậu: “Vậy là tôi đặc biệt hả?”

“Ừ.” Đồ Hoá vẫn còn đang bị dọa sợ nên quyết định trả đũa: “Đặc biệt vô dụng.”

Chàng trai: …

Không lâu sau, Vương Bác Vũ từ trên lầu chạy xuống. Hình như hắn tìm được manh mối nên hưng phấn gọi tên Đồ Hoá. Khi nhìn thấy thanh niên đang ăn mì, hắn sững người trong giây lát rồi hỏi: “Ai đây?”

“Một NPC vô dụng.” Đồ Hoá đứng dậy đi theo hắn, hỏi: “Mày tìm được manh mối ở đâu?”

Vương Bác Vũ dẫn cậu lên lầu hai mà cứ liếc nhìn tô mì của chàng trai kia. Hắn thèm thuồng: “Tao cũng muốn ăn…”

Đồ Hoá đáp lại: “Mày mà ăn mì gói nhiều là sẽ trở nên vô dụng như anh ta.”

Chàng trai ăn mì và khóc không ra nước mắt. Anh ta nói với Tô Cách Trì đang ngồi đối diện: “Cái bạn người chơi này làm sao ấy?”

Tô Cách Trì đứng dậy đi theo bọn họ, cười với chàng trai rồi nói: “Tôi thấy dễ thương mà.”

Chàng trai: …

Manh mối mà Vương Bác Vũ tìm thấy ở tầng hai là một chiếc điện thoại với tờ giấy dán bên cạnh: [Nhân số điện thoại này với 5, cộng 6, sau đó nhân tổng với 4, cộng 9, rồi nhân với 5 và lấy kết quả trừ đi 165 để ra kết quả cuối cùng. Che 2 chữ số đuôi của kết quả cuối cùng để trở về số ban đầu.]

Gợi ý trên tờ giấy này dường như đang yêu cầu người chơi suy ra số điện thoại dựa trên các phép tính dài dòng. Vương Bác Vũ gần như bó tay: “Tao nghĩ số điện thoại phải là manh mối. Tao nghĩ mình phải lấy điện thoại gọi vào số này, sau đó đầu dây bên kia sẽ cho mình biết manh mối. Chưa nói đến nhân chia cộng trừ gì, bọn mình còn không biết số điện thoại có mấy chữ số nữa.”

Đồ Hoá cũng cảm thấy hơi bối rối. Thứ nhất, họ không biết số điện thoại có bao nhiêu chữ số. Thứ hai, nếu họ muốn tìm một con số khớp với phép tính gợi ý khi mọi thông tin đều mù mờ thì chẳng khác gì mò kim đáy bể.

Đề bài này không khó, nhưng nhìn vào thì không ai muốn làm.

Vương Bác Vũ cũng có chút khó chịu: “Để manh mối này qua một bên nhé mày? Tìm mấy cái khác trước.”

Đồ Hoá cau mày: “Nhưng cả toà lâu đài này chỉ có năm manh mối thôi, thiếu 1 cái cũng không được. Bài toán này… Nhìn vào mắc ói thật nhưng vẫn phải giải thôi.”

Đồ Hoá vuốt cằm, trầm ngâm nhìn những con số trên tờ giấy.

Độ phức tạp của câu hỏi này dường như không giống với phong cách của ‘Bứt phá toán học’. Cho đến tận bây giờ, Đồ Hoá đã ‘bắt bài’ trò chơi này: Các đề toán mà người chơi bắt gặp khi làm nhiệm vụ trông thì khó nhưng thật ra kết quả rất bất ngờ.

Vì vậy, câu hỏi này… Có giống những câu hỏi trước không?

Đồ Hoá im lặng kiểm tra những con số trên tờ giấy. Đầu tiên, nhân số điện thoại với 5 và cộng 6; sau đó lấy kết quả nhân với 4 và cộng 9; phép tính thứ ba yêu cầu lấy kết quả nhân với 5 và trừ 165. Tất cả các phép tính đầu đến là tính toán các số tự nhiên đơn giản có một chữ số, chỉ có một số có ba chữ số 165 ở cuối… Chẳng lẽ vấn đề nằm ở con số 165 này?

Đồ Hoá từ trong ngăn kéo bên cạnh lấy ra hai tờ giấy nháp, chuẩn bị tính toán.

Đặt x là số điện thoại cần tìm. Sau phép tính đầu tiên, ta được 5x + 6; sau phép tính thứ 2, ta có (5x + 6) × 4 + 9. Sau khi bỏ ngoặc, ta được 20x + 33.

Cuối cùng, thực hiện phép tính cuối cùng trên biểu thức 20x + 33.

Đồ Hoá cuối cùng cũng hiểu được ý nghĩa của câu hỏi này, và nó đúng là một câu hỏi ‘xoắn não’! (20x + 33) × 5 – 165. Sau khi bỏ ngoặc, ta được biểu thức 100x + 165 – 165. Hai số 165 triệt tiêu lẫn nhau, chuỗi phép tính tưởng chừng rất dài dòng này thực ra cuối cùng chỉ được kết quả cơ số ban đầu nhân với 100, là 100x.

Và, câu cuối cùng trong gợi ý là ‘che 2 chữ số đuôi của kết quả cuối cùng để trở về số ban đầu’. Đối với 100x, dù x có lớn đến đâu thì 2 chữ số đuôi vẫn là 0.

Che 2 chữ số 0 ở đuôi thì được x nghĩa là số điện thoại này có thể là bất kỳ dãy số nào, quá trình tính toán cũng không tác động gì đến nó.

Nghe Đồ Hoá giải thích, Vương Bác Vũ cũng hiểu: “Điều đó có nghĩa là chúng ta có thể gọi bừa một số điện thoại nhỉ?”

Đồ Hoá gật đầu.

Vương Bác Vũ lập tức cầm điện thoại lên và bấm 1 dãy số ngẫu nhiên. Trong ống nghe truyền đến một giọng nữ máy móc: [Nút B là nút thứ ba bên phải nút C].

Đồ Hoá khựng lại một lúc. Ban nãy, gợi ý của cậu là ‘nút A ở bên trái nút B’ nên cậu phán đoán các nút được sắp xếp theo thứ tự A-B-C-D-E-F theo bản năng. Nhưng, gợi ý thứ 2 xuất hiện chứng minh nhận định của cậu là sai. Nút B đứng thứ ba bên phải nút C, hoặc C cách B ba nút về bên trái; nếu xếp như cậu thì C không thể đứng bên trái được.

Vương Bác Vũ lấy tờ giấy trên bàn, kết hợp với gợi ý mà Đồ Hoá nói với hắn rồi phân tích: “A ở bên trái của B, và B là đứng thứ 3 ở bên phải C nghĩa là A được xếp giữa B và C. Theo thứ tự này, chúng ta có thể sắp xếp được 2 dãy tương ứng: C, A, X, B, X, X hoặc C, X, A, B, X, X.”

Đồ Hoá gật đầu: “Ừ, nhưng chúng ta vẫn không có đủ tất cả thông tin nên không thể đảm bảo rằng C là nút đầu tiên. Có thể có một hoặc hai nút đứng trước nó.”

Hai người quyết định tìm các manh mối khác càng sớm càng tốt. Vương Bác Vũ vừa tìm kiếm toàn bộ tầng hai và chỉ tìm thấy một manh mối này. Lần này, bọn họ sẽ cùng nhau hành động và lên tầng ba tìm trước.

Cả tầng ba có 7 phòng, phần lớn đều là phòng dành cho khách hoặc phòng của người hầu bị bỏ hoang. Ở trong đó chỉ có giường và tủ. Tuy nhiên, có một phòng gần góc cầu thang trông rất quái dị.

Đồng hồ ở khắp mọi ngóc ngách trong căn phòng này.

Có đồng hồ treo tường chạm khắc theo phong cách châu Âu, đồng hồ bánh răng cơ, các loại đồng hồ thạch anh và đồng hồ điện tử. Trên tường đầy đồng hồ, dưới đất cũng đầy đồng hồ. Thời gian chỉ trên tất cả các đồng hồ đều giống hệt nhau, chính xác đến cái kim giây.

Hàng trăm nghìn kim giây chuyển động cùng nhau, và tiếng tích tắc nhỏ xíu trở thành âm thanh vang vọng. Hai người tò mò đến xem phòng đồng hồ. Mỗi chiếc đồng hồ như kể một câu chuyện của một thời đại, nhiều loại đồng hồ với các đặc điểm lịch đại và phong cách từ khắp các vùng địa lí tụ lại ở đây và tạo nên một bức tranh thời gian đặc sắc.

Đồ Hoá vẫn đang đắm chìm trong dòng chảy dài của thời gian thì
Vương Bác Vũ ngạc nhiên nói: “Đồ Hoá, đến xem cái đồng hồ này!”

Nhìn theo hướng ngón tay của Vương Bác Vũ, có một tấm bảng hình chữ nhật trông không quá đặc biệt ở góc tường. Trông nó không giống một chiếc đồng hồ, trên mặt của nó cũng không có kim hay số chỉ thời gian mà chỉ chỉ có bốn dòng phép tính kỳ lạ.

24 + 36 = 1

11 + 13 = 1

158 + 207 =1

46 + 54 = 1

“Cái này hẳn là manh mối đúng không mày?” Vương Bác Vũ gãi đầu, nói: “Mấy phương trình này kì quá. Dấu bằng đâu có xảy ra được.”

Cho dù vế trái có tính như thế nào thì vế phải cũng không thể bằng 1 được. Đồ Hoá ngồi xổm xuống để tự mình quan sát tấm bảng kỳ lạ này. Nó có ý nghĩa gì giữa nhiều đồng hồ như vậy? Và bốn công thức trên mặt bảng đại diện cho điều gì?

Vương Bác Vũ cau mày và nghĩ: “Có khi nào là mấy trò đố vui không? Kiểu như di chuyển một con số hoặc ký hiệu để hai bên bằng nhau?”

Sau khi nói xong, hắn thử với phương trình đầu tiên thì nhận ra bất kể hắn di chuyển các con số và ký hiệu như thế nào thì hai vế của phương trình cũng không thể bằng nhau. Vương Bác Vũ bối rối, thậm chí còn muốn mở toang tấm bảng ra xem bên trong có manh mối gì không.

Đồ Hoá cũng cảm thấy rằng nếu đây là đề bài thì thông tin rõ ràng không đầy đủ. Một bài toán không chỉ quan trọng phần nội dung mà còn quan trọng cả câu hỏi nữa. Chỉ khi có câu hỏi thì người ta mới biết phải làm gì để có câu trả lời.

Vương Bác Vũ ngồi phịch xuống đất, loay hoay hồi lâu vẫn không tìm ra cách ‘giải mã’ tấm bảng nên có chút bực bội: “Thật sự không có thông tin gì khác sao?”

Đồ Hoá ngồi xuống cạnh hắn, tiếng tích tắc của chiếc kim giây bên tai khiến tâm trí cậu rối bời.

Khoan đã… Thời gian sao?!

Tấm bảng khó hiểu được đặt trong một căn phòng đầy đồng hồ nhưng không liên quan gì đến đồng hồ. Tuy nhiên, nếu đây thực sự là gợi ý thì chắc chắn nó phải cung cấp manh mối cho người chơi. Nếu nó được đặt trong một căn phòng đầy đồng hồ thì hẳn là nó phải liên quan đến thời gian. Nếu không thì hệ thống đặt nó ở đâu cũng được chứ chẳng cần thiết lập không gian phức tạp như thế này cho nó.

Cùng lúc đó, Vương Bác Vũ cũng phát hiện ra vấn đề trong bốn phương trình này. Hắn hào hứng đứng dậy, chỉ vào những phép toán trên tấm bảng và nói: “Mày nhìn đây, 24 + 36 = 60; 11 + 13 = 24; 158 + 207 = 365; 46 + 54 = 100. Kết quả của 4 phép tính này dường như không liên quan gì đến 1, nhưng ở một phạm trù nào đó thì nó vẫn là 1.”

Đôi mắt Đồ Hoá trong nháy mắt sáng lên: “Thời gian.”

Vương Bác Vũ gật đầu và hào hứng nói: “60 phút chính xác bằng 1 giờ, 24 giờ là 1 ngày, 365 ngày là một năm và 100 năm… Là 1 thế kỷ.”

Đồ Hoá ngồi xổm trước tấm biển, nhẹ nhàng dùng lòng bàn tay phủi bụi trên tấm biển: “Thì ra bốn phương trình này yêu cầu chúng ta tìm ra đơn vị để dấu bằng xảy ra. Chúng ta đang ở trong một căn phòng tràn ngập thời gian, đây cũng là gợi ý hệ thống đưa ra.”

Bụi trên tấm bảng từng chút một được lau sạch. Những con số trên tấm bảng trở nên rõ ràng, phía sau mỗi con số đều có một bánh xe cuộn nhỏ. Sau khi lớp bụi mờ đi, hình dạng của bánh xe cuộn cũng lộ ra.

Đồ Hoá thử chạm vào con lăn đầu tiên và thấy những đơn vị được in trên con lăn bao gồm giây, phút, giờ, ngày, năm, thế kỉ. Cậu nhanh chóng di chuyển con lăn phía sau các con số đến đúng đơn vị để nhận được đáp án đúng:

24 (phút) + 36 (phút) = 1 (giờ)

11 (giờ) + 13 (giờ) = 1 (ngày)

158 (ngày) + 207 (ngày) = 1 (năm)

46 (năm) + 54 (năm) = 1 (thế kỷ)

Sau khi các dấu bằng xảy ra, tiếng ‘cách’ vang lên. Tấm bảng vốn được khoá chặt đột nhiên bung ra.

Vương Bác Vũ kinh ngạc nói: “Hèn chi mở mãi không ra, thì ra là có cơ chế!”

Hắn lấy mảnh giấy trong khoảng trống giữa tấm bảng ra. Đây chính là manh mối thứ 3: [Nút C ở bên phải nút D].

Cả hai nhanh chóng kết hợp mẩu thông tin thứ ba mà họ có được với hai mẩu thông tin đầu tiên và cố gắng phân tích câu trả lời.

Vương Bác Vũ nói: “Vừa rồi tao đoán sáu nút theo thứ tự C, A, X, B, X, X hoặc C, X, A, B, X, X, nhưng không chắc liệu C có ở vị trí đầu tiên hay không. Vì vậy, có thêm 4 trường hợp sau: (1) X, C, A, X, B, X; (2) X, X, C, A, X, B; (3) X, C, X, A, B, X; (4) X, X, C, X, A, B.”

“Bây giờ có manh mối thứ ba: C ở bên phải D, điều này chứng tỏ rằng 2 thứ tự đầu tiên sai rồi. D phải đứng trước C, còn nó đứng vị trí thứ nhất hay thứ hai thì cần phải xem xét thêm.”

Đồ Hoá gật đầu: “Ừ. Dựa vào ba phần thông tin vừa rồi, chúng ta có thể kết luận D có thể là nút đầu tiên hoặc nút thứ 2. Có 6 trường hợp như vậy nên chúng ta phải đi thêm một bước nữa để xác định cho chính xác.”

Lấy được 3 manh mối, hai người tràn đầy tự tin quyết định lập tức tìm kiếm manh mối tiếp theo.

Tòa lâu đài cổ này thật sự quá lớn. Bọn họ rất may mắn khi tìm được manh mối ở tầng một, tầng hai và tầng ba nên sau đó, vận may không mỉm cười với họ nữa. Bọn họ tìm 3 tầng tiếp theo không thấy bất kì thông tin hữu ích nào.

Ngay khi 2 người nghĩ rằng bọn họ có thể đã bỏ lỡ điều gì đó ở 3 tầng vừa rồi, bọn họ đã đến phòng làm việc ở tầng trên cùng.

Đồ Hoá đã mơ ước một căn phòng làm việc giống như thế này từ lâu. Cậu thích đọc sách từ nhỏ nên tuần nào cũng đến thư viện học bài. Đối với những người mê đọc sách thì việc sở hữu một phòng làm việc chứa hàng nghìn cuốn sách là ước mơ lớn nhất.

Đồ Hoá không ngờ cậu lại nhìn thấy nơi mình mơ ước trong trò chơi này.

Toàn bộ tầng trên cùng là không gian mở với diện tích ba, bốn trăm mét vuông. Đây không hẳn là phòng làm việc mà là một cái thư viện. Đẩy cửa phòng ra là gặp ngay những giá sách từ vách cửa nối dài thành một vòng. Giá nào cũng chất đầy sách với đủ loại màu sắc và kích thước khiến người ta phải choáng ngợp.

Bên cạnh giá sách còn có một chiếc thang màu đen. Nếu không thể với tới những cuốn sách ở giá trên cùng thì có thể leo thang và lấy chúng. Đồ Hoá ghen tị đi loanh quanh phòng làm việc. Sách trên giá trông cũng rất chân thực. Chúng phân loại rất cẩn thận thành các thể loại như lịch sử, nhân văn, khoa học kỹ thuật, triết học, v.v.

Đồ Hoá còn nghĩ nếu không thể rời khỏi trò chơi thì hãy để cậu chết trong phòng làm việc này.

Có một số quyển sách đã rất cũ, Đồ Hoá rất muốn lôi ra một cuốn để nội dung trong sách có phải là thật hay không. Lúc này, Vương Bác Vũ phát hiện ra một số vấn đề.

Manh mối này rất rõ ràng, nhưng đáng tiếc người bên cạnh hắn nhìn thấy sách thì đã thoả mãn rồi nên cậu ta chẳng thèm chú ý. Hắn đành túm lấy đầu của Đồ Hoá và hướng lên trên: “Mày xem mấy cuốn sách tầng trên cùng kìa!”

Sau đó, Đồ Hoá mới để ý những cuốn sách này cũng là những câu đó. Gáy của một số cuốn sách trên giá cao nhất đều có màu đỏ, nhưng giữa chúng có một số gáy màu trắng. Những quyển sách gáy trắng tạo thành các chữ cái sau:

QE

AS

Z

Toàn bộ khu vực gáy màu đỏ có thể được chia thành ba dòng, đại khái tạo thành một hình vuông. Những chữ cái này không nằm cạnh nhau trên các dòng. Dòng đầu tiên là hai chữ cái Q và E, giữa Q và E có khoảng cách. Căn cứ vào kích thước của các chữ cái thì có thể điền thêm một chữ cái nữa vào chỗ trống.

Dòng thứ hai là hai chữ A và S viết liền nhau và chừa khoảng trắng. Dòng thứ ba chỉ có một chữ Z đứng ngay trước, chừa hai khoảng trắng phía sau.

Vì vậy, hình dạng các gáy sách có thể được viết như sau:

Q _ E

A S _

Z _ _

Mặc dù Đồ Hoá vẫn còn mê mẩn phòng làm việc khổng lồ này nhưng những chữ cái hiện lên trên gáy sách quá rõ ràng. Đây ắt hẳn có chứa thông tin về manh mối

Nhưng năm chữ cái này có ý nghĩa gì? Người chơi muốn ghép lại hay sắp xếp thứ tự là tuỳ ý sao? Hay bọn họ phải dựa vào những chữ cái này để tìm ra mấy cuốn sách chứa đựng thông tin bọn họ cần?

Lại là một đề toán không có câu hỏi khiến Đồ Hoá bối rối. Cậu chỉnh thang đến độ cao phù hợp, nhờ Vương Bác Vũ đỡ rồi leo lên để kiểm tra tình hình.

Ngay sau đó, cậu phát hiện ra bìa và gáy của những cuốn sách này không có nội dung gì. Bìa của những cuốn sách chữ cái đều là màu trắng, còn những cuốn sách nền thì có màu đỏ. Trên bìa không có thông tin hữu ích nào.

Thông tin nằm bên trong sao? Đồ Hoá mở một cuốn sách nhưng trang bên trong cũng trống không y hệt như bìa.

Vương Bác Vũ đỡ thang và cười nói: “Thì ra chủ nhân toà lâu đài này chỉ ra vẻ đạo mạo thôi. Tao tưởng anh ta thông thái lắm chứ. Ai ngờ chỉ là giả danh tri thức!”

Đồ Hoá cảm thấy mọi chuyện không đơn giản như vậy. Cậu lật xem những quyển sách khác trên giá sách thì thấy rõ ràng chúng có nội dung. Tại sao những quyển sách cung cấp manh mối lại không có gì cả? Hệ thống đã không ngại thiết lập một thư viện như thế này với tất cả các cuốn sách đều có nội dung thì việc bỏ trống những cuốn sách cung cấp manh mối quả là bất hợp lý.

Vì vậy, cậu cảm thấy rằng những cuốn sách này phải có những gì họ cần. Vì vậy, cậu bắt đầu lật từng cuốn sách gáy trắng. Sau 1 khoảng thời gian, Vương Bác Vũ đang dựa vào thang gần như ngủ thiếp đi thì Đồ Hoá cuối cùng cũng tìm thấy nội dung trong cuốn sách ở giữa.

Trang bìa cuốn sách in mấy chữ lớn: Nguyên lí hoạt động của máy tính.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện