Sau khi đến hoàng cung, nàng mang theo lệnh bài dẫn ông lão đến tìm Lý công công xin được diện kiến hoàng thượng.
Hoàng thượng xem tranh mà liên tục gật đầu khen ngợi: “Tranh vẽ rất đẹp, cứ như trẫm đang nhìn thấy thành Tây trước mắt, chữ viết rất điêu luyện tựa như rồng bay phượng múa giữa chốn tiên cảnh, bài thơ cũng khá hay vì đã lột tả được hết vẻ đẹp của hồ Tây trong hai câu thơ.
Trẫm rất hài lòng.” Ông quay qua Lý công công nói: “Mang hai mươi lượng bạc ra trả cho ông ấy và thưởng thêm mười lượng nữa vì trẫm rất thích bức tranh này.” Lý công công nhận lệnh và lui ra.
Ông lão và cô gái vội quỳ xuống: “Đa tạ hoàng thượng, nhưng bài thơ đó là do Cao tiểu thư ứng khẩu mà thành chứ không phải thảo dân ạ!”
Hoàng thượng ngạc nhiên nhìn nàng: “Hửm? Ngươi còn tài nghệ nào mà trẫm không biết nữa không vậy?”
Khiết Anh ngượng ngùng cúi đầu, Ông lão nói tiếp: “Bẩm hoàng thượng, Cao tiểu thư còn giúp thảo dân trừng trị ác bá nữa ạ!” Khiết Anh vội nhìn sang ông ra dấu nhưng đã muộn rồi.
Hoàng thượng ngồi trên long kỷ hứng thú hỏi: “Có chuyện này sao?”
Khiết Anh gật đầu: “Dạ đúng ạ.”
Ông hiếu kỳ nói: “Hãy kể ta nghe xem.” Ông cũng không quên phất tay cho lão bá đứng dậy, Khiết Anh cúi đầu vâng lời rồi đem hết mọi chuyện kể lại không xót một chi tiết nào cả.
Nghe xong hoàng thượng đập bàn cười:
“Hay! Hay lắm! Nhưng về chuyện vị quan của phủ Lâm An thì qua yến tiệc trẫm sẽ cho người điều tra.
Được rồi, cho mọi người lui.”
Khiết Anh cùng ông lão và cô cháu gái quỳ xuống cúi đầu: “Dân nữ(thảo dân) xin phép cáo lui ạ!” Rồi cả ba bước ra lên xe ngựa hồi phủ.
Sau khi nàng ra về thì hoàng thượng vội vàng chạy đến Từ Ninh cung gặp thái hậu.
Ông vừa đến thì thấy bà đang cùng hoàng hậu thưởng trà, ông bước đến cúi đầu: “Mẫu hậu.”
Các cung nữ quỳ xuống: "Hoàng thượng vạn phúc kim an ạ!” Ông phất tay: “Bình thân đi.” Mọi người lục đục đứng lên ngay ngắn.
Hoàng hậu cúi đầu: “Hoàng thượng.” Ông cũng