Nếu chỉ nói về quân Đại Nam mà không nói về tình hình thực tế của quân Pháp lúc này thì quá thiếu sót. Tình hình quân Pháp tại Nam kỳ của đất Đại Nam rất là không xong. Thiếu tướng Louis-Adolphe Bonard kế nhiệm Léonard Charner đô đốc để quản lý tất cả sự vụ quân sự của Pháp tại Đông Nam á.
Các tiền nhiệm của Louis-Adolphe Bonard khá thành công khi đánh chiếm đất nước Đại Nam lạc hậu này. Ví như Đô đốc Rigault de Genouilly người tiến đánh Đà Nẵng tuy thất bại nhưng lại vòng quân xuống phía Nam và chiếm được Mỹ Tho, Chợ Lớn Gia Định, Tuy rằng sau đó Rigault de Genouilly phải để quyền chỉ huy lại cho tướng François Page và trở về Paris, cố gắng biện hộ cho sự thay đổi chiến thuật chiếm đóng thành Gia Định thay vì Đà Nẵng. Nhưng nói chi đúng thì Rigault de Genouilly đã thành công bước đầu giúp Pháp đặt chân lên mảnh đất Đại Nam có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế thuộc địa. Đại Nam được đánh giá là có vị trí chiến lược tối quan trọng lúc bấy giờ trong khu vực. ( vì sao qua trọng khỏi cần nói, đến giờ VN vẫn có được vị trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế lẫn quân sự). Tiếp theo sự thành công của Rigault de Genouilly thì người tiếp theo là đô đốc Léonard Charner cũng có chiến thắng rạng rỡ trước quân A nam khi đập tan phòng tuyến đại đồn Kỳ Hòa ( Chí Hòa) khiến cho Pháp quân có thể chếm gọn hai tỉnh miền Nam Đại Nam đó là Mỹ Tho và Sài Gòn. Cả một giải rộng lớn phía nam sông Đồng Nại ( sông Đồng Nai ngày nay) thuộc quyền kiểm soát của thực dân pháp.
Đến thời Thiếu tướng Louis-Adolphe Bonard lên thay các tiền nhiệm thì tất nhiên anh ta muốn mở rộng thêm chiến quả và chứng minh khả năng của bản thân. Nhưng vị thiếu tướng số đen đủi này lại nhận được chức vụ ngay khi Diêu thiếu xuyên về, lịch sử xoay vòng. Đáng lẽ các chiến dịch khuếch trương của Thiếu tướng Louis-Adolphe Bonard sẽ được thành công. Trong lịch sử thì trong tháng 12 năm 1861 vị này đã đánh chiếm được Biên Hòa và Bà Rịa. Đến tháng 3 năm 1862 hắn còn đánh được cả Vĩnh Long của Đại Nam.
Nhưng lúc này sự thật khốn cùng là quân pháp thất trận trên sông Đồng Nại, bị bắt giữ 4 tiểu chiến hạm. Sau đó họ mất kiểm soát hoàn toàn với sông Đồng Nại mà không thể đổ bộ qua bờ sông đối diện. Quân Đại Nam lúc này đã chiến đấu quá kiên cường, các bóng ma A nam thoắt ẩn thoắt hiện thu gặt sinh mệnh người Pháp cũng như binh lính đánh thuê Tây Ban Nha. Thêm vào đó tiểu chiến hạm của quân Pháp không dám vào sông Đồng Nại vì quân A nam đã có một loại thuốc nổ quá kinh khủng. Họ có thể dùng thuyền nhỏ có các bao tải cát chống đạn bảo vệ sau đó lao đến tung thuốc nổ lên tàu, hoặc là dùng keo bằng da trâu nấu, hay gạo nếp, nhựa cây mà gắn thuốc nổ lên thành chiến hạm mà phá hủy chúng.
Theo tỉ lệ tính toán. Bốn thuyền nhỏ không đáng tiền của quân A nam cộng thêm chấp nhận hi sinh 4 đến năm sinh mệnh của binh sĩ thì người A nam có thể kéo theo một chiến hạm đắt tiền cộng thêm vài chục sinh mạng quân Pháp. Bài toán quá dễ tính toán, sau một thời gian thì quả thật sông Đồng Nại không hề có bóng dáng chiến Hạm Pháp quốc.
Đỉnh điểm của lối đánh boom tự sát của quân Đại Nam là một trung hạm của quân Pháp đậu hơi gần bờ ở Vịnh Gành Rái bị đánh chìm bởi thuốc nổ trong đêm bời các cao thủ bơi lội người A nam gói thuốc nổ, bật lửa trong túi da dê mà bơi ra biển tập kích.
Lối đánh của Hoàng Diệu rất ác ma, không coi trọng sinh mệnh binh sĩ, nhưng không hiểu ông có được ma lực gì khiến cho binh sĩ nghe lời mà hi sinh tính mệnh như vậy. Nhưng lối đánh mạng đổi mạng này làm quân Pháp kiếp sợ không thôi. Thời này việc đục chiến hạm là không khả thi, nổ chiến hạm bằng thuốc nổ đen cũng khó với lớp thiết giáp dày đặc như vậy. Nhưng với Dynamite thì mọi chuyện khác hẳn. Quân Pháp phải hoang mang kéo ra ngoài xa của Vịnh. Tuy rằng vẫn là phong tỏa nhưng tuyệt đối không thể đến gần.
Thời gian cò cưa một năm trời người Pháp thiệt hại đến 9 chiếc tiểu chiến hạm một chiếc Trung Hạm ở Nam kỳ.
Nhưng nói về thủy chiến thì không dừng ở đó, Vì bất lợi và không có một bước đột phá nào ở Nam Kì nên Louis-Adolphe Bonard dựa theo kế sách của giám mục Retord: “định tạo ra một ông vua theo đạo Thiên Chúa dưới sự bảo trợ của Pháp, và ông đã nghĩ ngay đến Tạ Văn Phụng”. Vậy là Louis-Adolphe Bonard đồng ý ngay với việc can thiệp vào Bắc Kỳ theo cách trên nhằm tạo đột phá. 1 trung hạm và hai tiểu hạm được cử đi hỗ trợ lần này chiến dịch ( chỉ cử hai tiểu hạm vì quân Pháp đã thiệt quá nhiều tiểu hạm ở Nam Kỳ). Và tất nhiên nhóm tàu này có đi không về, không những thế toàn bộ thủy thủ đoàn của Trung Hạm Hủy Diệt bị tóm gọn, chiến hạm thì không hư hỏng rơi vào tay quân A nam. Đây là cái tát vang dội vào mặt Louis-Adolphe Bonard làm hắn trở nên điên cuồng hơn bao giờ hết. Tại Pháp quốc Louis-Adolphe Bonard đang làm mục tiêu đàm tiếu của dư luận và chính trường, gia tộc Bonard cũng chịu sức ém chưa từng có.
Đấy là mới chỉ nói về mặt trận hải chiến, còn về bộ chiến thì quân Pháp lại càng đau khổ, các bóng ma A nam thoắt ẩn thoắt hiện đã là nỗi kinh hoàng của quân Pháp và quân Tây Ban Nha lúc này. Không những chỉ là những trận du kích mà lúc này ám sát trong thành Gia Định cũng như cơm bữa, nay một vụ
ôm bom tự sát, mai một vụ đâm người, ngày mốt lại có kẻ bị bắn chết trên đường. Lúc này quân Pháp lại chui rúc trong đại đồn Chí Hòa. Đây là toàn “thành” quân sự hóa nên an toàn hơn nhiều.
Không phải Louis không muốn phản công mà thực sự là không tìm được chủ lực của quân Đại Nam mà đánh. Tổ chức cả một cuộc càn quét quy mô cùng lắm là bắt được năm ba người. Quân A nam thông thuộc địa hình nên chạy rất nhanh. Quan trọng là các cuộc ám sát khủng bố nhằm vào những người bản địa tư thông cùng quân Pháp đã làm Viện gian sợ hãi quá mức khiến cho Pháp quân không thể sử dụng họ.
Mà đổ bộ ồ ạt Bà Rịa hay Biên Hòa thì là phương án bị Louis gạt bỏ, một lần thất bại ở Biên Hòa đã cho hắn thấy được quân A nam không còn là đạo quân cầm đao, kiếm xông lên cho bọn họ tập bắn nữa rồi. Đấy là đạo quân có kỉ luật có sức chiến đấu, có vũ khí hiện đại. Lần trước Louis cho quân đổ bộ Biên Hòa khi quân A nam chưa có thuốc nổ, đánh bom liều chết, Nếu lần này lập lại chiến thuật kia với Bà Rịa hoặc Biên Hòa thì có lẽ quân thì đổ bộ được nhưng không có thuyền để quay về đó.
Rơi vào vũng lày của cuộc chiến du kích, phạm vi thu quản lý của Louis chẳng những không được mở rộng mà ngày càng thu hẹp lại. Louis chịu sức ép quá lớn mà làm ra một quyết định, hắn phải có một bước tiến quân mạo hiểm đột phá thế cục, và một cơ hội đột nhiên đến vơi Louis khi thông tin về một cuộc đảo chính quy mô ở Huế sẽ diễn ra. Tất nhiên nguồn tin này là tin được, và Louis sẽ có nội ứng. Nếu cuộc đảo chính này không sảy ra hoặc có sảy ra nhưng không ảnh hưởng nhiều đến sức chiến đấu của Huế thì quân Pháp sẽ không vào. Nhưng nếu cuộc đảo chính này là đảo chính quân sự và Huế đại loạn lại là cơ hội tốt. Chính vì vậy Louis liều lĩnh điên cuồng đánh cược một phen. Nếu thành công hắn có thể lấy lại danh dự, nếu thất bại thì cùng lắm là rút quân về, tiêu tốn tiền tài mà thôi. So sánh đi lại cùng sức ép dư luận, chính trường quá lớn mà Louis đã làm ra việc ngày hôm nay.
Tất nhiên các nguồn thông tin về Huế sẽ được Louis nghiên cứu kĩ, và hắn cùng bộ tham mưu quân sự tại Đại Nam thấy thông tin này không hề sai. giám mục Retord với mối “quan hệ” cực rộng tại Đại Nam cũng xác định chuyện này. Vậy là Louis dùng tiền thuế một năm của hai tỉnh Mỹ Tho, Sài gòn thuê một lượng lớn quân Tây Ban Nha ở Phillipine, hắn còn điên cuồng đến độ thuê cả quân Anh, một đối thủ thực dân của Pháp. Nhưng Louis thuê quân Anh với tư cách là bảo vệ Hạm đội liên quân Pháp, Tây Ban Nha mà thôi. Tuyệt đối Louis không đồng ý cho quân Anh tham chiến trực tiếp.
Nói đén việc thuê mướn quân Anh bảo vệ Hạm đội Pháp- Tây Ban nha vì lần này đánh chiếm kinh sư Huế là đánh theo lối tấn công đầu não, thọc sâu đánh thẳng chứ không phải tiến quân dần dần. Tức là Louis sẽ cho một hạm đội cực lớn số lượng các tiểu chiến hạm tiến vào kinh thành Huế theo đường sông Hương mà đánh thẳng Kinh sư người A nam khi họ đang nội loạn. Louis không tính bài đổ quân ở bãi biển Thuận An rồi theo đường bộ tiến vào Huế. Nếu làm như vậy thì lại biến đánh bất ngờ thành đánh dằng co, và Louis sợ nhất là cách đánh du kích dằng co như ở Nam Kỳ.
Từ Bãi Thuận An đi vào Kinh sư theo đường bộ toang là đường nhỏ cộng thêm ruộng đồng lày lội, các làng macjm bui tre, cây cối san sát. Tổng lộ trình vòng vo đến 20km. nhưng theo đường thủy từ Cảng Thuận An vào sông Hương, vượt qua cồn Phân tiến vào thành Đông của Huế Kinh thì chỉ có 13 km. Dù là chạy thật chậm thì cũng chỉ mất 1 tiếng đồng hồ mà thôi. Nhưng theo đường bộ thì không có một hai ngày là không thể đến được đấy.
Chính vì cần một lượng lớn tiểu hạm đổ bộ vào sông Hương nên quân Pháp cần một hạm đội có đủ thuyền nhỏ cơ động bảo vệ các Đại Hạm, Trung Hạm của Pháp- Tây Ban Nha. Louis bị lối đánh bom liều chết của người Đại Nam dọa hỏng, hắn không muốn trong lúc mình đang loay hoay đánh Huế thì khi trở ra các Đại Hạm chìm hết cả rồi.
Vậy thì nói cho cùng là quân Anh hoàn toàn không có nhiều ý nghĩa thực sự trong việc công chiếm Huế. Quân Anh thực tế là không có quyền đặt chân lên biển Thuận An. Và những gì mà James Bruce nó rằng quân Anh chỉ không đổ bộ khi Diêu thiếu kí hiệp ước là nói láo. Nhưng mà việc nói láo này lại dựa theo sự thật là Quân Anh có tham gia. Chính vì sự lắt léo thật giả khó phân của sự kiện lần này khiến Diêu thiếu đặt tay kí vào một hiệp ước bất bình đẳng mà thực chất chả giúp gì được cho chiến cuộc. Không biết rằng khi Diêu thiếu biết được sự thật này thì hắn có thể tức giận đến phun ba lít máu mà ngất đi không. Quả thật thì 3 lít máu hơi nhiều nhưng một lít thì có thể đấy, Diêu thiếu thật đáng thương.
Lúc này có đến hơn hai mươi tiểu hạm cùng ba mươi tàu đổ bộ của quân Pháp đang tiến vào, tổng số quân của họ là 6 ngàn tinh binh trong đó có 4 ngàn người đến từ Phillipine. Chiến hạm đã dăng dày đặc mặt sông Hương.