Tình thế ở Ấn Độ rất loằng ngoằng, tại Sao chính phủ Anh lại phải tiếp nhận quân đội công ty Đông Ấn tại đây. Chính phủ Anh đã có thực lực áp đặt cai trị lên Ấn Độ sau cuộc nổi dậy năm 1857 của dân bản xứ, tại sao họ không tiếp tục duy trì cho công ty Đông Ấn như trước đây mà thu lại binh quyên của họ.
Đây là một câu hỏi khá hóc búa, nhưng nếu theo thuyết âm mưu lại dễ nhìn ra. Đó là có sự rạn nứt giữa mẫu quốc và công ty Đông Ấn. Chỉ có giải thích như vậy mới có thể hình dung được tình hình trên. Tất nhiên có những luận điệu như chế độ tư bẩn lên ngôi thì Các ông ty quốc gia như Đông Ấn sẽ mất vị trí. Nhưng sự thật thì những con người trong công ty này nới là thế hệ tư bẩn dẫn đầu. Trong khi đó họ lại có một dàn quân đội lên đến 380.000 người vào những năm 185x, số lượng lớn hơn bất kì một quốc gia Châu Âu nào.
Nếu nói chính phủ Anh không lo ngại sự chia tách đòi tự chủ của các thuộc địa mà công ty đông ấn Anh đang nắm giữ là nói dối. Và có lẽ đây mới là nguyên nhân chính thức dẫn đến vấn đề tại Ấn Độ.
Nhưng vấn đề tại Ấn Độ lại dẫn đến hệ lụy rất lớn trong nội tại công ty Đông Ấn, họ muốn tái cơ cấu lại để vực dậy bản thân. Nhưng chính điều này lại khiên trong nội bộ của nó có các rạn nứt và sinh ra các nhóm lợi ích như nhóm của Michael Seymour. Các nhóm này bắt đầu kiếm các mối làm ăn lẻ và không đại diện cho Anh quốc hay công Ty Đông Ấn Anh. Chính vì thế họ cũng có thế bí của mình mà để Diêu thiếu lọt vào kiếm một số lợi ích nhất định.
Ví như việc mua nguyên liệu đầu vào là nha phiến để chế heroin thì giờ đây Vạn Ninh không cần mệt mỏi, sẽ có thằng đưa đến tận nơi. Số lượng nhiều, chất lượng tốt, giá cả phải chăng, nói cho cùng là Đông Ấn Anh quản lý nha phiến tại Ấn Độ. Tất nhiên nhóm Michael Seymour thừa sức có đường mua nha phiến với số lượng lớn, giá cả tốt. Tuy Vạn Ninh cũng có trồng anh túc, nhưng nếu so với Ấn Độ cả trăm năm phát triển trồng thứ chết người này thì đúng là trẻ sơ sinh đi so cùng người khổng lồ.
Điều lợi thứ hai đó là Vạn Ninh được đảm bảo sự bảo hộ của nhóm lợi ichs Michael Seymour trên tuyến đường từ Vạn Ninh đi Ấn Độ. Nói trắng ra thuyền buôn của Vạn Ninh có giấy thông hành công ty Đông Ấn Anh, treo cờ Đông Ấn. Khả năng bị làm phiền bởi các tổ chức khác là giảm thiểu nhiều.
Điều lợi thứ ba đó là có thể thông thương đến các cảng Đông Ấn tại khu vực bọn này quản với chính sách công bằng như người thuộc Đông Ấn Anh thật. Nhưng tất nhiên là cấm bán hero in. Cả Châu Á này là của bọn chúng cả đấy.
Nhưng hôm nay gặp nhau để không chỉ bàn các điều khoản mà còn một việc khác quan trọng hơn. Hai bên chào hỏi nhau một lượt thì Diêu thiếu đi thẳng vào vấn đề.
- Bên phía các ngài đã liên hệ chắc chắn chứ?
Diêu thiếu nghiêm túc hỏi tên thương nhân.
- Thưa tướng quân, chúng tôi đã liên hệ chắc chắn, chỉ chờ người của ngài có thể tới mà thôi.
Tên thương nhân công ty Đông Ấn Anh có tên John Moore cũng cẩn thận trả lời.
- Quân số của bọn họ tổng cộng là bao nhiêu, ý tôi nói là quân có thể chiến đấu mà không phải nông dân?
Diêu thiếu vẫn cẩn thận hỏi thật kĩ.
- Họ có tới 10 ngàn người có thể chiến đấu nhưng khá rải rác, nhóm lớn nhất là 4 ngàn người tại Cabra Island. Hiện tại chúng tôi cũng có sĩ quan huấn luyện cho bọn họ nhưng ngài biết đấy sự tiến bộ của bọn họ rất chậm.
- Tôi không quan tâm, bọn họ có thể nghe hiểu tiếng Anh?
- Khá tốt thưa tướng quân. Nhóm người này và chúng tôi đã có sự tiếp xúc khá dài.
- Tốt. Sĩ quan của chúng tôi sẽ tới đó thay cho sĩ quan của các vị. Tất nhiên lợi ích hai bên vẫn được đảm bảo như thường.
- Xin chúc cho chúng ta hợp tác tốt lành thưa tướng quân.
- Cám ơn
Diêu thiếu cười rạng rỡ, nhưng trong lòng là một mạng tức giận. Con mẹ lũ thương nhân hút máu, muốn có lợi ích, muốn người khác đánh trận cho mình mà đến súng cũng không cho người ta. Đúng thật là con mẹ nó bất nhân. Mà mấy khẩu súng ghẻ thì ở Anh đáng bao tiền cơ chứ, không thể tưởng tượng nổi bọn này keo kiệt đến nhường nào.
- Tướng quân, tôi có một đề nghị riêng cùng ngài, không biết có thể xem xét không?
Đến khi các mục chính đã đàm phán xong thì không ngờ tên thương nhân John Moore này lại đưa ra một đề nghị riêng. Diêu thiếu cũng hết sức tò mò.
- Mời ngài nói.
- Là thế này, tôi đại diện một nhóm nhỏ thương nhân muốn bàn với ngài chuyện chúng tôi có thể theo con đường khác mà chuyển một số lượng á phiện đến đây. Không biết ngài có thể gia công và bán lại cho chúng tôi heroin, tất nhiên giá cả sẽ cao hơn trong hiệp ước nửa phân.
Á cái đù, lại là ăn mảnh trong ăn mảnh, đúng là cái ngành ma túy này mà đã dính vô là không có anh em bằng hữu gì cả. Diêu thiếu chắc chắn một tổ chức nhóm lớn như Michael Seymour sẽ dẫn đến việc chia trác không đều, hay có chia thì cũng không làm người ta thấy đủ. Ai cũng muốn tự mình làm sẽ lợi hại hơn nhiều.
- Nhưng các ngài định tiêu thụ nơi nào, theo hợp đồng là trái luật, đến lúc đó chúng tôi cũng vạ lây.
Diêu thiếu cực cẩn thận, hắn không muốn va chạm cùng Michael Seymour lúc này.
- Ngài nói đùa, cả Châu Á lớn như vậy quản sao hết được, chẳng nhẽ ngài chưa nghe hai từ buôn lậu. Còn xuất xứ hàng hóa thì càng đơn giản, chúng tôi làm nghề này có cách xử lý của riêng mình, quyết không để ảnh hưởng đến ngài.
- Cái này cần tôi suy nghĩ lại, cả thế giới lúc này chỉ có chúng tôi cung cấp hàng, nói đùa chỉ cần tìm ra thì tội là ở chúng tôi rồi.
- Ha ha ha, ngài quá sức … thôi được rồi tôi nói đơn giải nhé. Ngài có quyền phân phối ở một số nước Châu Âu, Đông Á, Nam Mỹ, Úc. Vậy thì thành lập một công ty ở đó, nhưng mà chỉ tuyên bố là sản xuất tại đó thôi. Thực tế là ngài chuyển cho chúng tôi, chúng tôi khắc có con đường để biến số hàng hóa kia thành xuất xứ ở các khu vực trên.
Diêu thiếu giật mình.
- Ngài nói đùa, đấy là khu vực của tôi, các ngài không có quyền buôn bán nơi đó.
Đây
là vấn đề lợi ích cốt lõi. Diêu thiếu đã bị cắt đến phân nửa thị phần rồi giờ cọn bị bọn này nhảy vào nữa thì hắn cắn lưỡi tự tử cho xong. Vấn đề này quyết không thể thỏa hiệp được.
- Là tướng quân hiểu lầm, chúng tôi không điên đến mức độ vận một ít heroin từ đây đi các khu vực quá xa đó mà buôn bán. Ý tôi nói là xuất xứ tại Châu Âu, Đông Á, Nam Mỹ, Úc, sau đó “ hải tặc” “trộm cướp” vận chuyển buôn lậu về Châu Á. Ha ha ha… nhưng thực chất là chúng tôi nhận hàng từ chỗ này bán qua Đại Thanh, Phillippine, Nhật Bản, Triều Tiên. Tẩ nhiên chúng ta sẽ làm rất kín đáo, ngài xin tin tưởng sự chuyên nghiệp của chúng tôi.
Vòng vo nửa ngày hóa ra là treo đầu dê bán thịt chó. Hàng thì vẫn lấy từ Vạn Ninh sau đó bán ở Châu Á nhưng có thể hợp thức hóa là hàng từ Trung Đông chẳng hạn. Như vậy thì biến thành buôn lậu rồi. Lúc đó thì Michael Seymour tha hồ mà chống buôn lậu. Ý tưởng này rất được, nhưng Diêu thiếu lại có ý tưởng hay hơn.
Người Anh có thể thành lập công ty Đông Ấn Anh quốc đi khắp thế giới vừa cướp vừa phá, vừa thực dân, tại sao Đại nam không thể làm như vậy. Vẫn biết rằng nếu lúc này mới thành lập thì quá là muộn, và mô hình này đã lỗi thời vì các công ty kiểu này đều phá sản ở cuối 19, đầu 20. Nhưng vấn đề đó là do các nước sở tại có sự mâu thuẫn của tự do thương mại của các nhà tư bản mới mọc lên mà công ty quốc doanh. Nhưng ở Đại Nam thì đợi tần lớp tư sản phát triển đến mức độ đó thì còn dài hơi. Quan trọng là Diêu thiếu cần một tổ chức để thực sự thúc đẩy và thu hút được vốn đầu tư trong dân, nên nhớ nguồng vàng bạc, tồn dư trong dân là không ít đó.
- Khụ khụ… vậy thì thế này. Tôi muốn thành lập nhà xưởng của công Ty Tây Á Đại Nam tại một vùng đất tại vịnh Ba Tư. Không biết các ông có thể giúp đỡ. Vùng này thuộc Tây Á tức là thị phần của tôi. Đến lúc đó các ông có thể hợp thức hóa nguồng hàng rồi.
- Biển Ba Tư, ngài chỉ tính xây xựng một nhà xưởng ma ở đó hay là thực sự sẽ kinh doanh nơi đó.?
Tất nhiên hai mục đích sẽ dẫn đến kết quả cực kì khác nhau dẫn đến.
- À tôi nghe nói ngọc trai nơi đó cũng có thể kiếm được chút ít nên tính đầu tư một vào cơ sở khai thác.
-
Nói dối trắng trợn. Ý đồ của Diêu thiếu rõ ràng là dầu mỏ. Dầu mỏ ở Đại Nam là khơi xa khai thác không được. Nhưng dầu mỏ ở các tiểu vương quốc Ả Rập quanh bán đảo Ba Tư là con mẹ nó mỏ nông. Tuy rằng khong biết chính xác ở đâu nhưng xem ra là không ít. Chỉ cần che chân vào đây là ngon rồi, cứ chiếm đã từ từ tính. Dầu mỏ mới là thứ chính yếu cần phải chiếm đóng lúc này. Tất nhiên Phổ lúc này cũng khoan một hai mỏ phục vụ đèn đốt nhưng muốn vận chuyển từ Châu Âu về sao có thể gần như từ Vịnh Ba Tư về được. Thành lập một công ty Tây Á Đại Nam qua đây hốt cũng được ít bạc đó. Quan trọng mà mang tầm chiến lược lâu dài.
- Ồ ngọc trai ư. Nói thật với tướng quân, chúng tôi cũng có khai thác ngọc trai ở đây nhưng quả thật là lãi lời không có là bao. Các tiểu Vương nơi này rất khó thuần, chiến tranh liên miên, tiền khai thác ngọc trai đổ vào chiến tranh còn thêm chưa đủ. Nhưng nếu thành lập một nhà xưởng ma thì lại dễ dàng đàm phán với các tiểu Vương nơi này.
- Không, chúng tôi cũng muốn thử một chút mùi vị… e hèm… thực dân như các vị. Vậy nên nếu có địa bàn nào các ngài có thể nhượng lại thì chúng tôi sẽ mua.
John Moore nhìn không ra Diêu thiếu nói đùa, ông ta không hiểu nổi người này ở nhà chế heroin kiếm tiền à được, không có việc gì chạy qua Vịnh Ba Tư. Nơi này quả thật không yên bình chút nào, công ty Đông Ấn Anh đã trút không biết bao nhiêu tiền vào mà cũng chẳng ăn thua. Đất đai cằn cỗi, chỉ có mỗi một việc kiếm ra tiền là mò ngọc trai. Nhưng cái này rất là khó khai thác. Vùng vịnh Ba Tư quả thật đúng là gân gà lúc này đối với thực dan các đế quốc. Nhưng John Moore quan tâm khỉ gì, bán được có lãi là tốt rồi. Nhóm thương nhân của ông ta chỉ huy cũng có mấy mảnh đất nơi này. Bô đi kéo quân về Châu Á bán heroin cho lành. Mà bỏ đi lại còn có tiền bán lại cho Diêu thiếu vậy nên cũng không quá khó khăn khi có một bản hợp đồng ma quỷ.
John Moore bán cho Diêu thiếu một hệ thống “cảng biển” cộng các công ty khai thác ngọc trai tại vùng đất Kuwait với giá 2 triệu £. Đây là một vụ mua bán mà cả hau bên cùng cảm thấy có lời. Tất nhiên về phía Diêu thiếu thì hắn đã thò được một chân vào kế hoạch thực dân chiếm tài nguyên. Còn John Moore thì vứt được cái của nợ Kuwait ra khỏi tay.
Duyên hải phía nam vịnh Ba Tư được người Anh gọi là "Duyên hải Hải tặc", do thuyền của liên bang Al Qawasim (Al Qasimi) có căn cứ tại khu vực này tiến hành quấy nhiễu tàu treo cờ Anh từ thế kỷ 17cho đến thế kỷ 19. Các đội viễn chinh Anh bảo vệ tuyến đường đến Ấn Độ trước những kẻ cướp tại Ras al-Khaimah dẫn đến các chiến dịch nhằm vào các trụ sở và bến cảng khác dọc duyên hải vào năm 1809 và sau đó là vào năm 1819. Đến năm sau, Anh Quốc và một số người cai trị địa phương ký một hiệp ước chiến đấu với nạn hải tặc dọc duyên hải vịnh Ba Tư, khiến xuất hiện thuật ngữ "Các Nhà nước đình chiến", xác định tình trạng của các tiểu vương quốc duyên hải. Các hiệp ước tiếp theo được ký kết vào năm 1843 và 1853. "Các Nhà nước đình chiến" lại chịu sự xâm lấn nặng nề của các nước Châu Âu, đặc biệt là Công Ty Đông Ấn Anh.
Tất nhiên các "Các Nhà nước đình chiến" có tiềm lực quân sự nhất định và họ quấy nhiễu những kẻ ngoại xâm liên tục khiến cho việc phát triển của các công ty Đông Ấn nơi này không có bao nhiêu hiệu quả.