Có chút thất thố vì mối liên hệ rắc rối lằng nhằng bên trong âm mưu nhưng ngay lập tức Diêu thiếu đã bình tĩnh lại. Hăn nhìn chằm chằm như có như không mỉm cười với Lý Thị.
- Thanh di, ngài cũng không quá phúc hậu đi, chúng ta giờ là người một nhà nên cứ nói thẳng cùng nhau mà bàn bạc. Thanh di đã dám hạ thủ một tên liên lạc thì chắc chắn đã có phương pháp hóa giải tình hình. Nhìn chung không phải cách dụ từng người liên hệ chúng ta rồi hạ thủ, những người đến liên lạc chỉ là tiểu lâu la. Mà tự Trần gia động thủ thì cũng không phải là cách vì chắc chắn sẽ dẫn đến thù hằn rất sâu và trả thù liên miên. Tựu chung lại chỉ có thể thuê mướn một thế lực thứ ba… Theo Thanh di thì nên liên hệ tổ chức nào, quan quân hay giang hồ?
Đúng thật phải nói rằng Lý Ái Thanh có thông minh bằng trời cũng không thể ngờ đến người thiếu niên trước mắt lại khủng bố như vậy, chỉ qua vài câu nói bâng quơ mà có thể như đọc hết được tâm can của ả.
- Bẩm lão gia, thiếu gia. Lưu Vĩnh Phúc thấy hoạt động tại Vân Nam quá khó khăn vì quan quân nhà Thanh đánh rát. Hắn bèn chuyển hướng chú ý Nam hạ, nhưng thứ nhất là hắn không có thông tin về nhà Nguyễn, tiếp đó không hề có đủ tài lực để trang bị vũ khí vậy nên Lưu Vĩnh Phúc mới cử một nhóm người thâm nhập trước xuống phía Nam….
Theo lời Lý Ái Thanh tường thuật một cách chi tiết thì mọi chuyện hóa ra không quá phức tạp như Diêu thiếu lo ngại. Thì ra năm 21 tuổi, Lưu Vĩnh Phúc xin làm thuộc hạ của Ngô Lăng Vân, người tự xưng là Ngô Vương, là dư đảng Thái Bình Thiên quốc, bản doanh đóng gần Nam Ninh, để nhận được khẩu phần trợ cấp và cuối cùng trở thành một người có ảnh hưởng dưới trướng Ngô Vương. Mặc dù Lưu Vĩnh Phúc không biết chữ nhưng cực kì thông minh. Không bao lâu thời gian phấn đấu thì hắn cũng tụ tập được bộ chúng gần 3 ngàn người. Thành phần quân Lưu Vĩnh Phúc rất phức tạp, có Thái Bình thiên quốc dư nghiệt, có Thiên Địa Hội dư đảng, có tặc khấu mà hắn đánh bại và thu thập. Tự nhận thấy tình hình khó sống tại Vân Nam nên hắn quyết định thăm dò phương Nam tìm cách xâm nhập.
Lý Ái Thanh cùng một nhóm người Thiên địa hội trong quân của Lưu Vĩnh Phúc xuôi Nam và tìm cách thám thính tình hình Đại Nam. Chuyện tiếp theo lại rất dễ dàng, không ngờ Triều đình Huế rất quan tâm Nam Kỳ là vựa lúa của quốc gia, Trung kỳ là trung ương hành chính. Vậy nhưng thái độ đối với Bắc kỳ của triều đình Huế lại không quá coi trọng rẫn đến quản lý lỏng lẻo và có nhiều khe hở.
Phải nói Tự Đức hoàng đế là một người chăm chỉ việc dân, ngay từ năm Canh Tuất (1850) vua sai Nguyễn Tri Phương làm Kinh lược đại sứ 6 tỉnh Nam kỳ, Phan Thanh Giản làm Kinh lược đại sứ Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Bình Thuận, Nguyễn Đăng Giai làm Kinh lược đại sứ Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa. Các đại thần này đi khám xét công việc các quan lại và sự làm ăn trong dân gian, có điều gì hay dở phải dâng sớ tâu về kinh đô cho vua biết.
Nhưng trên có chính sách thì dưới có đối sách, bộ máy hành chính và quân bị đến thời Tự Đức dã dệu rã không hoạt động tốt, cộng thêm vấn nạn tham nhũng khiến cho những cố gắng của Tự Đức không có nhiều kết quả. Tất nhiên việc chú trọng vào Trung Kỳ và Nam Kỳ cũng làm cho Bắc Kỳ không thu được kết quả. Phải nói phần lớn các cuộc nổi dậy của dân chúng trong thời Tự Đức là thuộc địa phận Bắc Kỳ với hơn bốn mươi cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ.
Nói thì cũng nói lỗi triều đình nhưng cũng có những nguyên nhân khách quan, ví như Bắc kỳ là đất của tiền triều Hậu Lê, nhiều người tưởng nhớ đến tiền triều, nên chỉ những người muốn làm loạn, hoặc tự nhận là hậu duệ triều Hậu Lê, hoặc tìm một người giả nhận dòng dõi nhà Hậu Lê, rồi tôn lên làm minh chủ để lấy cớ mà khởi sự.
Thứ đến Thái Bình Thiên quốc thua trận mà ào ạt tràn qua Đại Nam cướp phá, lại thêm thiên tai lũ lụt liên miên nhưng triều đình ít hoặc hỗ trợ không hiệu quả khiến dân đói lầm than mà sinh ra phản loạn.
Các cuộc khởi nghĩa điển hình là của Lê Duy Cự, Cao Bá Quát, Lê Duy Phụng.
Phải nói tiếc nuối nhất là Cao Bá Quát, ông là người làng Phú Thụy, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh thi đỗ cử nhân, ra làm quan, được bổ chức giáo thụ phủ Quốc Oai (Sơn Tây). Cao Bá Quát là một nhà văn, nhà thơ lỗi lạc ở Bắc kỳ, mà cứ bị quan trên đè nén, cho nên bức chí, từ quan lui về dạy học, rồi theo nhóm người ấy xưng làm Quốc sư để dấy loạn ở vùng Sơn Tây và Hà Nội.
Đây chính là thói đời nhũng nhiễu quan trường thối nát thời này, người tài ngay thẳng không chịu luồn cúi đút lót quan trên thì bị trù dập như vậy đó.
Lý Ái Thanh cùng một số tỉ muội được đưa đến Bắc Kỳ để làm kỹ nữ, sau khi được các đại gia mua về thì sẽ sử dụng các chiêu thức tương tự như ứng dụng trên người Trần Quang Cán mà tiến hành chiếm đoạt tài sản phú hộ cung cấp tiền tài mua vũ khí cho quân Lưu Vĩnh Phúc. Nhưng hiệu quả công tác này cũng không quá cao vì các phú hộ Bắc Kỳ cũng không quá hùng mạnh tài chính.
Nhưng đúng lúc này Trần Quang Cán kinh thương đến Đông Đô Hà Nội mà gặp được Lý Ái Thanh rồi chuộc thân cho thị mang về Hà Tĩnh. Đến đây thì nhóm người Lưu Vĩnh Phúc mừng như điên vì Trần Quang Cán là một con cá bự nhất trong tất cả các con cá mà chúng đã tìm thấy. Gia sản bạc triệu, lại đam mê giàn hồ cố sự, suy tư rất hoang đường dễ
lừa gạt.
Những tay giang hồ tàn dư Thiên địa hội này lập tức liên hệ các phân đà thiên địa hội tại Đại Nam. Các phân đà này vốn dĩ đã bị Việt hóa hoàn toàn nhưng các cao thủ thực sự như nhóm người tay chân Lưu Vĩnh Phúc không quá khó để khống chế. Sau đó là màn hài kịch tôn võ lâm minh chủ được ban ra. Phải nói hiệu suất của Thiên địa hội rất là nhanh, chỉ trong một năm thôi mà kế hoạch của họ đã gần như hoàn toàn thành công, trong đó Lý Ái Thanh là một mắc xích quan trọng.
Nhưng chuyện đâu nào ngờ, chỉ trong mấy tuần ngắn ngủi từ khi Quang Diêu xuyên đến nơi đây thì mọi chuyện đã biến đổi hoàn toàn. Với tư tưởng hiện đại nam nữ bính đẳng đã làm cho Lý Ái Thanh thực sự muốn sống trong ngôi nhà này, thêm vào đó nàng lại mang châu thai của Quang Cán nên sau một hồi lưỡng lự cũng quyết tâm mạo hiểm phản lại Lưu Vĩnh Phúc.
Đừng thấy người đàn bà cần lụa là gấm vóc hay mĩ kim trang sức mà nhầm, cái họ cần nhất lại là sự quan tâm thật lòng. Những ngày qua vì ảnh hưởng của Diêu thiếu khiến cho cả nhà họ Trần này biến thiên nghiêng trời lệch đất, trong nhà này cái gì cũng thiếu nhưng giờ đây không thiếu nhất là sự quan tâm lẫn nhau, không phân biệt nam hay nữ. Mỗi lần thấy Diêu Thiếu cưng chiều Gia Hân thì Lý Ái thanh cũng tưởng tượng ra cảnh người thiếu niên quyền lực này cưng chiều hài tử của mình. Không cần bằng với Gia Hân chỉ cần phân nửa như vậy cũng quá đủ rồi.
Cuộc sống vạn người cưỡi trong thanh lâu, cuộc sống như món hàng truyền nhau dưới háng ở doanh trại Lưu Vĩnh Phúc khiến cho Lý Ái Thanh muốn triệt để quên đi, có cơ hội này nàng quyết định đánh cược, cho cả bản thân và cho cả tương lai của hài tử nhà mình.
- Thiên Hương Lâu…
Đây là câu trả lời của Lý Ái Thanh cho việc tìm một phe thứ ba giải quyết tình hình Trần gia hiện tại.
- Thiên Hương Lâu?
Diêu thiếu ngạc nhiên mà hỏi lại.
- Thưa thiếu gia, chính phải… Thiên Hương Lâu là trá hình mà thôi, bọn chúng là hải tặc đông nam Hải, cái lâu này chuyên liên hệ sát thủ tổ chức, chỉ cần đủ tiền hạ sát ai cũng không thành vấn đề. Mười sáu tên kia chỉ cần ám sát hết thì Tứ môn tam cục không có ai đứng ra tiếp tục bàn chuyện minh chủ lục lâm sau tỉnh. Đơn giản những kẻ thâm nhập chỉ dựa danh các bang chúng này mà hành động thời gian chưa dài tầm ảnh hưởng của những cao thủ thiên địa hội này chưa sâu sắc. Những phân đà này mang tiếng là của Thiên địa Hội nhưng đã Việt hóa hoàn toàn, bản thân họ cũng bài xíc rất lớn người tổng Đà từ phương Bắc phái đến… chuyện này không đán lo.. chỉ cần có tiền là đủ.
Nghe đến đây hai mắt Cán viên ngoại sáng bừng.
- Ha Ha… cái gì nhà ta thiếu riêng tiền không thiếu… chuyện này coi như xong.
Diêu thiếu đánh mắt ra hiệu cho Cán viên ngoại một cái, gã hồ đồ này vội ho khụ khụ hai tiếng mà đứng lên dìu Lý Thị.
- Muộn rồi ta dìu nàng đi nghỉ… chuyện trước kia quên hết. Nàng ở nhà chăm sóc bản thân chăm sóc giọt máu Trần gia ta… Chuyện chém giết xa trường để đàn ông lo là được. Nữ nhân thì chỉ nên làm chuyện nữ nhân mà thôi…
Diêu thiếu đầu đầy hắc tuyến, cmn chứ, với võ công mèo ba chân của vị lão tía tiện nghi này thì Lý thi muốn giết lão chỉ trong một nốt nhạc. Cái gì mà chém giết xa trường để đàn ông lo. Phi.. không biết xấu hổ. Diêu thiếu chiếu hậu mà cười kinh bỉ.
Thế nhưng phản ứng của Lý thị lại làm cho Diêu thiếu triệt để trợn mắt. Nàng vậy mà khóc thút thít luôn mồm: “ Tiện thiếp biết lỗi… tiện thiếp nghe lời”. Con mẹ nó xã hội đảo điên Diêu thiếu cười khổ mà lắc đầu đi về phòng ngủ của mình.
Thật ra Diêu thiếu không hiểu nữ nhân, ít nhất là nữ nhân thời này. Ở thời hiện đại nữ quyền lên ngôi, đôi khi lấn lướt đàn ông. Cái gì mà đàn ông làm được thì nữ giới cũng quết làm và làm cho tốt hơn. Nếu ở thời hiện đại mà buông câu nói: “ Cô ở nhà nấu cơm chăm con, cấm ra ngoài làm chuyện linh tinh” câu trả lời là “ Anh kí luôn cái đơn này giúp tôi”.
Còn câu nói “ Chuyện chém giết xa trường để đàn ông lo là được. Nữ nhân thì chỉ nên làm chuyện nữ nhân mà thôi” của lão huynh thì thời này nữ nhân nghe thấy lại hiểu là một sự quan tâm chăm sóc bảo vệ đến tận cùng. Vậy ra Lý Thị thút thít khóc là thật mà không phải diễn tuồng hay làm nũng. Một giọt nước mắt trân tình của sát thủ máu lạnh là thành công vang dội không gì có thể phủ nhận.
Lý Ái Thanh thút thít xúc động mà lẩm bẩm thành lời “ Đúng chỉ có nơi này mới coi ta là con người mà đối đãi”.
Lão huynh Quang Càn đang thư thái bay bổng nghĩ về hoạch định tương lai nên nghe không rõ nên hỏi lại: “ Nàng nói gì”
“ À không, thiếp nói hơi đói”
“ Đã qua giờ hợi rồi”
“ Bảo hạ nhân làm”
“ Ăn khuya thành mập mạp xấu xí”
“ Không phải ăn cho mình nàng… còn có” Cán lão xấu xa nhìn bụng nhỏ của ái thiếp.
“…..”