Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Có công nghệ , có lợi thế


trước sau

Đại bản doanh của Quân Vạn Ninh tại Thái Bình tỉnh. Một tên lính thám báo đang quỳ sụp ở đó mà khóc dòng. Quy định của Vạn Ninh đó là quân lễ không có quỳ mà chỉ đưa tay ngang qua trán mà chào như thời hiện đại, tên thám báo này quỳ khóc đó là do xúc động của bản thân mà thôi. Tên này chính là em trai của Trần Văn Võ tên Trần Văn Cải. Anh trai của hắn quyết tâm chết cùng địch nhân mà tạo cơ hội cho Diêu thiếu rút về nên tên này mới bi thương như vậy. Hắn biết anh trai hắn làm vậy để giữ lại hương khói cho nhà họ Trần của họ mà thôi. 

- Ngươi tên Văn Cải, em trái của tên đầu đất Văn Võ kia? Yên tâm mà đứng lên, anh trai của ngươi chết không được. 

Diêu thiếu nói một câu chắc đe mà bình thản nhìn về hướng sông Hồng. Mấy ngày ngày này quân sĩ hai bên giao chiến quá mức khốc liệt, cả Pháp lẫn Vạn Ninh cũng đều thương vong nặng nề, tính đến nay đã có 213 binh sĩ Vạn ninh thiệt mạng, số người bị thương lên đến hơn 300, may mắn là đội ngũ quân y người Đại Nam đã trưởng thành rất nhanh, cộng cả kháng sinh lẫn thuốc tím đầy đủ thì tính mạng của những binh sĩ bị thương không mấy lo ngại. Trình độ phẫu thuật của các quân y này cũng ngày càng hoàn thiện thêm, nhất là khâu vệ sinh kháng khuẩn thì họ lại càng cẩn thận. Tất nhiên bên phe Pháp tổn thương nặng nề hơn nhiều vì Vạn Ninh có những vũ khí khó chịu vô cùng như Pháo cối, mìn địa lôi v.v… Số thương vong của người Pháp không ít hơn 1500 người điều đó là chắc chắn. Chính vì thương vong này mà một ngày qua quân Pháp đã phải chững lại hoàn toàn bước chân tiến công của họ.

Mìn là một thứ hại người, hại cả mình, đến nay quân Vạn Ninh đã cài quá nhiều mìn trên các khu vực mà quân Pháp có thể đi qua, cài nhiều đến độ chính họ cũng không dám đi qua, chỉ biết đánh dấu chúng trên các khu vực bản đồ để sau này các đội gỡ mìn sẽ tiến hành dò tìm và tháo gỡ. 

Nói cho đến cùng thì quân Pháp gần như khống chế được khu vực Kiến Xương nhưng họ không thể nào tiến qua Phủ Thái Bình được, những đợt tiến công của họ phải đối bằng sinh mệnh để mở từng mét đường, đây không phải là điều mà quân pháp với số lượng chỉ có 17 ngàn người có thể chịu được. À không chỉ trong 4 ngày số lượng này chỉ còn 15 ngàn 500 thôi. Những người thương binh bên Pháp coi như đã bị loại khỏi vòng chiến đấu trong khoảng thời gian dài. 

Nhưng Diêu thiếu biết rõ một chuyện, mìn công nghệ tất nhiên là không khó bắt trước, rồi đây sau vài tháng khi quân Pháp ăn đủ với mìn Đại Nam thì họ sẽ tự nghiên cứu mìn của bản thân. Đến lúc đó khi mìn từ Pháp quốc chuyển qua thì việc chiếm lại Hà Nội, Nam Định là một chuyện gian nan vô cùng. 

Nhưng tại sao khi nghe tin Trần Văn Võ cố thủ ngoại ô Hải Dương thì Diêu thiếu lại không lo lắng an nguy của họ, và cũng không bỏ chạy khỏi Thái Bình. Liệu Diêu thiếu còn chứa con bài nào chưa có lật. 

Rạng sáng ngày 6 tháng 9, địa điểm cố thủ của nhánh trung đoàn bộ binh Vạn Ninh số hiệu 243 ( ngày thành lập 24/3) đã chuẩn bị tinh thần cho một cuộc chiến không lối về. Nhưng bất ngờ họ có được một nhánh viện quân… 50 người. 50 người thì có thể mang đến bao nhiêu viện trợ, đừng có đùa, 50 người này tấn nhiên không thể mang đến bao nhiêu ý nghĩa trong trận đấu súng cả ngàn người cả, nhưng cái họ mang đến là 200 con ngựa thồ với vật tư chiến lược cho trận chiến. Đây là những sản phẩm mới nhất của bộ máy chiến tranh Vạn Ninh được sản suất và đưa đến chiến trường. Trước khi Diêu thiếu xuất quân thì nhóm sản phẩm này đang ở giai đoạn cuối cùng để lắp ráp nên không thể đưa ra chiến trường. Nhưng sau bốn ngày thì một số lượng kha khá các sản phẩm tân tiến đốt tiền này đã được đưa ra chiến trường. 

3 giờ chiều ngày 6 tháng 9 thì quân Pháp bắt đầu tấn thử tấn công lên điểm cao là ngọn đồi nhỏ trên tuyến đường dẫn đến Hải Dương thành. Đừng nhìn Hưng Yên, Thái Bình ngày này chẳng có lấy một cánh rừng, không có mấy ngọn đồi. Nhưng lúc này không phải như vậy, rừng thưa có nhiều. Giao thông rất không thuận tiện. Thời này muốn đi lại giữa các tỉnh chỉ có cái quan lộ mà triều Nguyễn mất cả trăm năm xây dựng mới là thuận tiện mà thôi. Nếu không thì chỉ có thể len lỏi qua các con đường làng nhỏ hẹp, luồn lách các bui tre, chuối mà đi thôi. Nói đến Quan Lộ Cái thông bắc Nam thì đó quả là một thành tựu đáng ghi nhận của nhà Nguyễn. Ngươi Pháp trong lịch sử sau khi xâm chiếm Đại Nam có lập bản đồ và con đường cái này được vẽ kĩ càng xuyên từ Bắc chí Nam. Chính vì lý do này đánh trận kiểu gì thì kiểu cuối cùng vẫn là hành quân trên cái lộ mới là chuẩn xác. Vì hành quân chia cắt các nhóm nhỏ rất dễ bị mất liên lạc mà thực sự lạc nhau. Đừng nói là quân Pháp không thông thuộc địa hình, đến cả quân Vạn Ninh đến nơi này cũng thành “khách quân cả”. Cũng may mà quân Vạn Ninh được người dân bản địa nhiệt tình giúp đỡ nếu không thì cũng mù dở như người Pháp mà thôi. 

Nói như vậy để có thế hiểu Quân Pháp mà muốn đánh Hải Dương thì họ phải vượt quan cứ điểm phòng ngự của quân Vạn Ninh trên quan lộ. Trận chiến là không thể nào tránh khỏi quân Pháp đã dàn pháo trận. Hơn 20 thanh pháo được dàn hàng cách quả đồi mà quân Vạn Ninh đang chiếm giữ tầm hơn 1000 m. Đây là khoảng cách mà súng cối của Đại Nam không với tới được và cũng là vị trí mà pháo Napoleon III phát huy hiệu quả tốt nhất. 

Lúc này trong chiến hào của quân Vạn Ninh thì có một số cụm chiến đấu được xây hơi lộ lên trên mặt đất giống như một lô cốt nhỏ, có mái che và được xếp kên phía trên những bao cát để chống đạn. Đây chính là những lô cốt bé chính xác là vậy. Chúng vừa có các lỗ châu mai cho binh sĩ Vạn Ninh xạ kích lại vừa là chỗ để các
sĩ quan quan sát quân địch cũng như điều chỉnh cho pháo cối đang lom khom khía dưới. 

15 giời 30 pháo kích quân Phá đã ầm ầm khai hỏa, lần này họ lấy cách bắn các đầu đạn cháy cùng đầu đạn khói là chính. Nói là cháy nhưng tác dụng không có lớn là bao vì lúc này Napalm còn chưa có ra đời, nhưng đạn khói sunfua là thứ mà quả thật rất khó chịu. Nếu phòng thủ trong phạm vi bé mà gặp thứ này tấn công thì quân sĩ rất khó có thể trụ vững cho được. Chính vì muốn “đuổi” quân Vạn Ninh khỏi các đường hào kể trên mà quân Pháp dùng đại khói là chính. 

Phải nói quân Pháp đã biết được cách đào chiến hào với hầm cá nhân của quân Đại Nam, do đó họ không có bắn đạn bi sát thương bộ binh vì thứ đó có tầm ảnh hưởng không cao đối với hầm cá nhân. Còn đạn nổ công phá quân sự thì càng là không mấy hiệu quả với chiến hào đào dưới đất. 

- Quân Pháp pháo khích… đeo mặt nạ vào..

- Đeo mặt nạ…

- Đeo mặt nạ..

Mệnh lệnh của sĩ quan được ban bố, sau đó là các chuỗi dài các thông tin được nối đuôi nhau truyền khắp quân đoanh chiến địa. Mặt nạ nào, mặt nạ là cái gì? Đây là sản phẩm mới nhất của Vạn Ninh, Những nhà máy dệt vải mua từ Pháp với phương pháp dệt Serge de Nîmes đã tạo ra những tấm vải Jean đầu tiên trên thế giới. Tất nhiên Levi Strauss có lẽ sẽ phải lấy nước mắt lau mặt vì ông sẽ mãi là một người thợ mỏ mà thôi, không thể nào trở thành triệu phú với hãng quần Jean Levis nữa rồi. Những tấm vải jaen được may thành mặt nạ chùm đầu và phết lên một lớp cáo su nhập khẩu mà Robert mang về, chi phí thật không có rẻ chút nào. Tất nhiên mặt nạ có kính, có lọc khí với than họa tính qua ống thở ngậm trong miệng. Nói chung là binh sĩ Vạn Ninh lúc này sẽ miễn nhiễm với khói Sunfua cháy rồi. Lúc này họ sợ đạn nổ hơn đạn khói đấy. 

Quân Pháp nào biết điều này, họ say mê mà nã pháo ầm ầm, tất nhiên nói cho vui, Pháo Napoleon III cứ bắn 3-4 phát là phải dừng lại làm mát, độ chịu đựng của Amstrong và Krupp tốt hơn đó là 7-8 phát phải làm mát vì nòng pháo được làm bằng thép. Nói vậy thôi chứ nửa tiếng đồng hồ thì lượng đạn của 20 thanh pháp nã xuống trận địa đại nam không ít. Tính ra phải có gần 200 quả pháo khói, mấy chục quả đạn lửa lao xuống doanh địa Vạn Ninh. Tất nhiên không phải quả đạn nào cũng có thể rơi xuống chiến hào nhưng nói chung là quân Vạn Ninh chắc chắn đứng không nổi. Nhìn đám khói mù mịt với mùi hôi thối đến kinh người kia mà đến quân Pháp cũng muốn nôn mửa. 

Nếu quân Đại Nam không trụ được nữa thì tổng tiến công thôi. 500 quân Pháp được cử đi tiên phong, tất nhiên đây là năm trăm người gốc phi chứ không phải người Pháp. Nhiệm vụ mang tính chất lấy mạng lấp khoảng trống này thì cho người Phi đi là tốt nhất rồi. Các sĩ quan Pháp nghĩ như vậy, và Hautefeuille chỉ huy cánh quân này của Pháp cũng nghĩ như vậy. 

- Đại tá quân Pháp xung phong số lượng tầm 5-6 trăm người. 

- Truyền lệnh đại đội 3, 17 bắn trả, các đại đội khác bất động, dụ quân địch xông lên nhiều hơn. 

Trần Văn Võ không mấy tỏ thái độ mà lúng búng qua một lớn mặt nạ hét lớn ra lệnh. Cái khói sunfua này rất nhanh sẽ tan đi, chỉ sợ nhất đó là lúc bị công khíc bằng pháo liên hồi nếu không có mặt nạ thì có lẽ toàn quân lúc này nước mắt dòng dòng, miện khô lưỡi đắng mà nằm lăn ra đất như cá chết rồi. Nhưng đã có mặt nạ thì đừng nói 3000 quân Pháp, có đến 5 ngàn quân cũng không thể vượt qua nổi 1 ngàn tay súng Dreyse M1841. Nên nhớ súng Dreyse tầm xa hơn hẳn súng Minire, tốc độ bắn thì không cần phải so sánh. Đội 1 ngàn người Vạn Ninh nếu thư thái lên đạn bóp cò thì phỉa bằng 5000 người Pháp dùng súng Minire tốc độ. 

Nhưng lúc này Trần Văn Võ lại muốn làm sao để tiêu diệt nhiều nhất quân Pháp mà không phải là làm cách nào để thủ vững chiến trường. Hắn vẫn còn quân bài chưa có lật trong tay. 

Chính vì cái dự định này của Trần Văn Võ mà hắn chỉ cho quân số hai đại đội bắn trả mà thôi. 

Năm trăm lính Pháp gốc Phi ôm súng lao lên chiến trường lưỡi lê sáng loáng, theo họ nghĩ thì quân Đại Nam cũng không có bao nhiêu người còn được sức lực để đánh trận. Nhưng lúc này đây khi đến khoản cách 500m thì tiếng súng bên quân Đại Nam nổ vang, một loạt người Phi ngã xuống ngay lập tức. Nhanh, chuẩn, với 4 mức thước ngắm khác nhau Dreyse mặc dù được phát minh từ năm 1841 nhưng lại là bá đạo nhất lúc này nếu chỉ so sánh về súng trường, tất nhiên là không thể đem so sánh với những thanh Dreyse 1857 mới nhất lúc này. 

Lính Pháp Gốc Phi thoáng chốc thiếu đi mấy chục người hàng đầu, họ đã ngã xuống trong vũng máu. Những binh sĩ Algieri cũng không phải là gà con lon ton, nguy hiểm cận kề thì họ vộ lăn qua hai bên né chánh và bò xuống hạ thấp trọng tâm băn trả. Đấu súng hai bên nổ ra quyết liệt, nhưng các binh sĩ Vạn Ninh đã nhận lệnh là bắn từ từ, bắn cầm chân quân địch mà không phải là tiêu diệt chúng. 

- Đại tá, quân Đại Nam hình như chỉ còn lại tầm một hai đại đội có thể chiến đấu, cánh bên phải và cánh giữa của họ đã không hề có các tay súng hoạt động. 

Mộ tên sĩ quan Pháp thông báo cho Hautefeuille, tên đại tá này cũng buông ống nhòm ra mà đồng ý với cách nhìn kia. Nhưng tên này vẫn khá cẩn thận:

- Tung thêm 1 ngàn lính Phi vào mặt trận.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện