Xuyên Về Thời Nguyễn Hỗn Quân Phiệt

Điệu hổ lý sơn


trước sau

Những thanh súng thần công Đại nam tương đương với pháo thế kỷ 17 của Châu Âu khạc những đam lửa rồi bắt những viên bi sắt vù vù về phía các chiến hạm quân thù. Kết quả là phần lớn rơi xuống biển mà tung bọt trắng xóa sau đó là lặn không sủi tăm, nhưng cũng có một vài viên đạn có thể đánh trúng thuyền gỗ của quân hải tặc khiến chúng thủng những lỗ lớn trên sàng thuyền. Một số tên hải tặc xui xẻo còn bị đạn bi lăn trúng mà thiệt mạng hay gãy chân, nhưng con số này không nhiều.

Những viên bi sắt như tên hề nhảy nhot kia lại như đang cười nhạo Farid làm hắn càng thêm sôi máu, nhất là một viên đạn còn chói mắt đập vào lớp thiết giáp của chiến hạm Dévastation gây nên một tiếng “ coong” chói tai.

- Pháo thủ, đập tan lũ hề đó.. Merde

Farid tiến mà văng ra một câu chửi thề sau đó ra lệnh cho pháo thủ buông hết sức tấn công vào đỉnh núi.

Mười ba thanh đại bác Napoleon 12 pound thi nhau nhả đạn vùi dập công sự Vạn Ninh trên ngọn đồi nhỏ Giang Võng. Trong mười phút thì cả một vùng pháo trận địa của người Việt bị xóa sổ hoàn toàn. Có lẽ chẳng người nào toàn mạng cho được dưới sức hủy diệt ghê gớm kia. Tưng khẩu pháo đồng Đại Nam bị thổi tung lên trời rồi lăn lông lốc xuống dưới chân núi.

- Tiến lên đánh vào trong vịnh… thổi bay toàn bộ bờ phía đông cho tôi.

Farid vẫn chưa hả giận mà gào lên như dã thú, hắn đã bị triệt để động nộ rồi.

Cách đó rất xa tầm 4 km, trên một sườn vách núi.

- Thưa tướng quân, Cá lớn đã mắc câu rồi.

- Tốt lắm, đốt khói hiệu cho các đơn vị khác hành động đi.

Người ra lệnh là Diêu thiếu, hắn đang mỉm cười mà nhìn thành quả của mình. Nếu chỉ là hải tặc và một ngàn quân súng trường của Lê Duy Phụng thì Diêu thiếu cũng chẳng phải mất công mà bày ra một thế trận lớn, mệt mỏi đến vậy. Một ngàn tên súng trường binh từ Đông Triều thì với một trận phục kích trên con đường từ Đông Triều vào đến Vạn Ninh có thể tiên diệt toàn bộ. Nên nhớ quân La Duy Phụng cùng lắm la được cầm súng luyện tập một tháng là cùng. Không phải cứ cầm súng lên là thành chiến sĩ ưu tú cả. Cỡ như súng trường binh của Lê Duy Phụng chỉ có thể đem dọa mấy anh tay cầm vũ khí lạnh mà thôi. Còn quân Vạn Ninh chỉ cần ngụy trang và làm một trận phục kích là quá đủ. Còn sự đổ bộ của hải tặc ở Vạ Cháy thì càng buồn cười, chỉ cần bố trí 20 thanh đại bác Astrong ở cao điểm gần đó thì có thể nghiền nát lũ này khi chúng vừa đổ bộ.

Nhưng nếu đánh một trận chóng vánh như vậy thì quân Pháp có lẽ chạy mất luôn, lúc đó thì Diêu thiếu không thể thu được lợi lộc gì trong trận chiến này rồi. Chính vì lý do này mà Diêu thiếu đã mất công 9 trâu mười hổ để dụ Chiến thuyền của Pháp đi vào Vịnh Cửa Lục. Tai đây Diêu thiếu có món quà đặc biệt dùng để chờ đợi cái trung hạm Dévastation của Pháp quốc.

May mắn là Dévastation đã đi vào Vịnh Cửa Lục theo kế hoạch của Diêu thiếu, nếu không thì Diêu thiếu đành phải phát động tổng tấn công với quân hải tặc ở Tây Vạn Ninh rồi. Nêu Diêu thiếu phát động tổng tấn công thì quân hải tặc có lẽ chả chống được bao lâu mà chiến hạm của Pháp quốc sẽ chạy biến, đến lúc đó thì diêu thiếu đừng mong có thể đuổi được, đánh nhau trên biển thì một mình Dévastation chấp hết cả hạm đội Vạn Ninh.

Sau khi hạm đội lấy Dévastation làm trung tâm tiến vào Vịnh cửa lục thì chân đồi Giang võng bỗng nhiên lúc nhúc người chui ra từ hầm cá nhân của chiến hào.

- Nhanh trèo lên đào đất cứu người..

- Nhanh… nhanh…

- Lên cứu anh em.

Thì ra những người này đã được bố trí sẵn ở phía sau ngọn đồi nơi an toàn hơn, tất cả bọn họ đều có công cụ đào bới, nhiệm vụ của những tên này là trèo lên vị trí trận địa súng thần công của quân Vạn Ninh vừa bị pháo kích để cứu người. Thì ra các pháo binh Vạn Ninh sau một trận pháo khích súng thần công để chọc tức quân Pháp thì chui cả xuống hầm trú ẩn được đào rất sâu và gia cố cẩn thận chống sập. Nhưng đạn pháo không nói trước, đôi khi sẽ có cửa hầm bị sập cần phải được cứu hộ kịp thời.

Một mảng khói hiêu từ vị trí Diêu thiếu đang bí mật đóng quân được bốc lên, cả cỗ máy chiến tranh Vạn Ninh ầm ầm hoạt động. Chỉ thấy lúc này nơi eo hẹp cánh cửa vào Vịnh Cửa lục xuất hiện nhan nhản thuyền nhỏ, những chiến sĩ này như cua bò lổm ngổm trên bãi đá lẫn cát ven bờ biển mà kéo các thuyền nhỏ ngụy trang trong lùm cây, được phủ cành lá và cỏ ra bờ biển. Bên cạnh đó cũng có những chiến sĩ đang cẩn thận từng ly từng tí bê những vật dụng hình thù kì lạ chất lên các con thuyền nhỏ này rồi vội chèo ra eo biển chỉ rộng 500m này.

Số lượng thuyền nhỏ nhiều không kể hết, đây chỉ là những thuyền đánh cá nhỏ ven biển của ngư dân mà thôi. Binh sĩ hải tặc đang tập kết tại Bãi Vạ Cháy cũng lờ mờ nhìn thấy hành động kia, họ tưởng rằng quân Vạn Ninh dùng thuyền nhỏ để đổ bộ lính qua sông nhằm đánh chiếm lại trận địa, Chính vì lí do này một ngàn tau xạ thủ được trang bị Charleville Model 1766 cũng vội và nhận lện di chuyển đến bến Tây chuẩn bị đón đánh số binh sĩ chèo thuyền nhỏ kia.

Nhưng lạ lùng thay binh sĩ Vạn Ninh chỉ chèo thuyền đến gần bến rồi thả những quả cầu kim loại kì dị xuống vùng biển rộng 500m này sau đó là cẩn thận chèo thuyền lui về bờ bên kia của eo biển. Quân hải tặc có nhận ra tình thế bất thường nhưng mà họ không thể hiểu nổi quan Vạn Ninh đang làm cái gì.

Nói về Dévastation thì chiến hạm này hùng hổ vọt vào Vịnh Cửa Lục. Nước ở
Vịnh Cửa Lục quả thật là rất sâu, thich hợp làm cảng biển ( thực tế thời điện đại có cảng Cái Lân ở khu vực này, một trong những cảng nước sâu nổi tiếng Miền Bắc VN, có thể tiếp thuyền từ 1 vạn đến 5 vạn tấn). Chính vì nước ở Vịnh Cửa Lục sâu nên thuyền Dévastation dễ dàng di chuyển dọc bờ đông Vạn Ninh mà tiến hành pháo kích ầm ầm vào các mục tiêu mà chúng coi là “ trọng địa” quân sự của Vạn Ninh.

Thật ra tất cả những gì chúng pháo kích toàn là các mô hình gỗ được ngụy trang và sơn màu như súng thần công rồi giả vờ bố trí thành trọng địa pháo.

Còn viên chiến hạm Hy Vọng Hào và Ánh sáng hào thì chạy một mạch về phía khe biển tạo thành vánh đai phía bắc của Vạn Ninh Đông. Hai chiếc chiến hạm này sau khi chui vào cái lạch nhỏ này thì không ra ngoài nữa. Cái lạch này dài loằng ngoằng đến hơn chục km mà bao lấy phía bắc Vạn Ninh đông, lạch càng đi vào sâu càng hẹp. Nhưng bên ngoài của lạch cũng rộng đến 600m. Nhưng con lạc biển này khá là nông, cỡ thuyền trọng tải ăn nước như Dévastation là không thể vào được, vậy nên Diêu thiếu yên tâm cho Hy Vọng Hào và Ánh sáng hào trống nơi đây.

Cuối cùng thì Dévastation chậm rì rì cũng đuổi đến con lạch nơi Hy Vọng Hào và Ánh sáng hào trông tránh phía trong. Dévastation chiến hạm đã chạy chậm còn bận bựu “dọn dẹp” các trọng điểm pháo binh của Vạn Ninh nên đến nơi này quá chậm. Hai con mồi của chúng đã trốn vào trong mất rồi. Quân cảng của Diêu thiếu thiết kế nằm chính là phía ngoài của con lạch này ( Cảng Hòn Gai thời hiện đại). Quân cảng là nằm ở phía Vạn Ninh Đông bên ngoài, áng ngữ đường vào con lạch, nhưng lúc này quân cảng Vạn Ninh trống trơn không một bóng thuyền, mà có khi ngay cả đến con ruồi cũng chẳng có nữa.

Nhìn quân cản trống trơn chước mặt mà toàn bộ hạm đội lấy Dévastation hạm làm trung tâm ngơ ngác. Thủy quân Vạn Ninh đâu cả rồi? theo như thám báo thì mấy ngày hôm trước vẫn là đày dãy 40 chiến hạm đậu san sát sao?

Giờ đây Farid cũng cảm giác có điều gì đó không ổn, nhưng hắn không biết chuyện không ổn là gì, đó chỉ là linh cảm mà thôi. Có lẽ tất cả chiến hạm Đại Nam chui vào con lạch biển này để trốn chạy sao? Nhưng có thách kẹo thì Farid cũng không dám cho mười thuyền hộ tống đi vào săn lùng. Quân A nam chỉ cần bố trí pháo ở hai bên bờ thì kể cả mười tiểu hạm hiện đại của Pháp đi vào cũng ngậm đắng mà thôi.

Đổ bộ lên quân cảng? Đừng có đùa, cả thuyền Dévastation cũng chỉ có 300 lính đánh bộ, cộng thêm mười chiến hạm hộ tống hải tặc và Général tiểu hạm thì cũng chỉ có 1 ngàn quân mà thôi. Môt ngàn quân nay làm sao có thể sống nổi. Nhìn vũ khí đại bác cũng như cách chiến đấu của Hy Vọng hào và Ánh Sáng hào thì Firid đã biết đội quân A Nam này vốn dĩ không phải bình thường. Nghĩ đến đây Firid bỗng nhiên lo lắng một chút. Trong lúc vị Trung tá người Pháp đang lưỡng lự suy nghĩ thì dị biến sảy ra. Chỉ thấy lúc này một đoàn chiến thuyền kiểu dáng Á Đông lướt qua bên ngoài Cửa Lục tiến về phía Bãi Vạ Cháy nơi hải tặc vẫn đang lúi húi đỏ bộ. Số chiến hạm có mang theo hai lá cờ, một là cờ Đại Nam, hai là cờ có Thêu chữ Trần. Không nhiều không ít số lượng chiến thuyền là 40 chiếc, không ngờ đây là hạm đội chính của Vạn Ninh ẩn úp trong vịnh Bái Tử Long. Hai chiến hạm hơi nước chỉ làm mồi nhử mà thôi. Kế điệu hổ ly sơn, Diêu thiếu dùng thuần thục.

Bốn mươi chiến hạm Vạn Ninh trống rỗng xuất hiên dưới tình huống không có chiến hạm Pháp bảo hộ khiến hải tặc kinh hồn táng đảm. Đây chính là đội hải quân đã khiến họ ăn không ngon ngủ không yên, và đã gây cho họ nỗi sợ đi vào xương tủy. Cách 1 km tất cả các chiến hạm Vạn Ninh xắp xếp đôi hình dàng hàng ngang hết sức con mẹ nó bá mà bắt đầu khai hỏa.

Xếp đội hình dàn hàng ngang rất dễ bị đột phá, chia cắt cộng đánh cục bộ. Nhưng Vạn Ninh cứ bá kiến mà xếp hàng ngang đấy, để xem hải tặc dám làm gì.

Một loạt pháo Amstrong 9 pound toàn bộ là đạn lửa khai hỏa. Ba mươi thanh pháo Amstrong mua từ người Anh thì chỉ có 6 thanh là mang trang bị cho hai tiểu hạm nồi hơi. Còn tất cả hai mươi tư thanh pháo lắp hết lên các chiến hạm gỗ của Vạn ninh, mỗi chiến hạm một thanh pháo ở gần tâm thuyền, hơi lêch lên mũi mà thôi.

Cách 1 km, hai nươi ba khẩu pháo do 23 chiến hạm dàng hàng ngang bắt đầu khai hỏa tới tấp về phía quân địch. Vũ khí là vượt trội về mặt công nghệ, tinh thần thì hải tặc đã không còn nhiều. Trong chốc lát không biết có bao nhiêu hải tặc thuyền bốc cháy. Trong giây lát không biết bao nhiêu viên đại bác phô thiên cái địa được bắn thẳng qua. 17 chiếc tiểu hạm thì vờn xung quanh các pháo hạm khia canh chừng thuyền hải tặc có thể đột phá đến. Nhưng các chiến hạm Vạn Ninh lo bò trắng răng, đám thuyền của hải tặc đã loại đầu mà đâm vào nhau, lấy đâu ra cơ hội phản công.

trước sau
Bình luận văn minh lịch sự là động lực cho tác giả. Nếu gặp chương bị lỗi hãy "Báo lỗi chương" để BQT xử lý!
Sử dụng gói vip bạn sẽ được phép tắt hết quảng cáo khi đọc truyện